ALM và ALCO

Một phần của tài liệu Tổng quát về quản lý rủi ro (Trang 82 - 84)

Quản lý tài sản nợ và tài sản có là quá trình ngân hàng thực hiện quản lý tài sản có và tài sản nợ của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu về cho cổ đông. Việc quản lý tài sản có và tài sản nợ bao gồm một quá trình được lập kế hoạch và thiết kế để:

 Đáp ứng nhu cầu của ngân hàng về thanh khoản;

 Tránh rủi ro vỡ nợ/thanh toán;

 Xây dựng lịch trình các kỳ hạn khác nhau của tài sản có và tài sản nợ nhằm hạn chế rủi ro lãi suất; và

 Kiểm soát mức lãi suất được nhận và lãi suất thanh toán để đảm bảo duy trì mức chênh lệch đủ giữa chi phí và thu nhập của nguồn vốn.

Tối thiểu, hiệu quả quản lý của tài sản và các khoản nợ nên kết hợp các hoạt động sau:

 Đánh giá trạng thái bảng cân đối kế toán hiện tại;

 Đánh giá các yếu tố bên ngoài như vĩ mô, đối tác, cạnh tranh....

 Chiến lược phát triển tài sản nợ - tài sản có;

 Các mô hình chiến lược;

83  Thiết lập mục tiêu;

 Truyền đạt các mục tiêu đến quản lý và nhân viên;

 Giám sát và đánh giá hiệu quả.

Chức năng nhiệm vụ của ALCO:

 Đưa ra các quyết định đối với công tác quản lý tài sản nợ - tài sản có trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở các mục tiêu, cơ cấu lớn trong kế hoạch dài hạn và hàng năm của ngân hàng;

 Chỉ đạo các bộ phận có liên quan để thực hiện các quyết định về quy mô, cơ cấu, danh mục, rủi ro tiền tệ và ngoại hối đối với tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng;

 Xây dựng, thực thi chính sách quản lý tập trung toàn bộ mọi nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng;

 Xây dựng hệ thống các giới hạn quản lý tài sản nợ - tài sản có tại ngân hàng;

 Xây dựng, thực thi chính sách quản lý rủi ro tài sản nợ - tài sản có: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro chính sách...

 Phân tích và xác định cơ cấu tài sản nợ - tài sản có tối ưu đồng thời đảm bảo thực thi cơ cấu này;

 Kiểm soát việc chấp hành các giới hạn và các chính sách quản lý tài sản nợ - tài sản có của toàn hệ thống;

 Thực thi và giám sát thực hiện kế hoạch tài chính và chỉ tiêu lợi nhuận đối với toàn hệ thống;

E. TỔNG KẾT

Cơ cấu tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng có thể nói lên rủi ro của ngân hàng. Việc xây dựng cơ cấu tài sản có và tài sản nợ đóng vai trò quan trọng cùng với việc đưa ra chiến lược về quản lý rủi ro. Rủi ro luôn gắn liền với hoạt động của ngân hàng. Mỗi quyết định đều liên quan đến rủi ro. Mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng khác nhau và do Hội đồng quản trị của Ngân hàng quyết định dựa trên chiến lược phát triển của Ngân hàng. Chúng tôi lưu ý rằng việc quản lý rủi ro là trách nhiệm của toàn bộ cán bộ nhân viên trong ngân hàng, từ các giao dịch viên ra quyết định hàng ngày cho tới đến bộ phận back office. Hoạt động quản lý rủi ro thực hiện ở tất cả các cấp (từ các nhân viên thực hiện giao dịch, các lãnh đạo phòng ban/chi nhánh, Khối quản trị rủi ro, Ban điều hành và Hội đồng quản trị) và có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể.

Chúng tôi xem xét các rủi ro một cách riêng biệt, tuy nhiên, khi quản lý rủi ro cần nhìn một cách tổng thể các rủi ro đó vì các rủi ro này liên quan với nhau. Bên cạnh đó, nếu xét về mặt tài sản, một tài sản có thể có nhiều rủi ro. Ở giao dịch viên thực hiện quản lý rủi ro ở mức vi mô, khối quản lý rủi ro ở tầm vĩ mô (xét trên tổng thể ngân hàng và tất cả các tài sản, tất cả các rủi ro), Hội đồng quản trị ở tầm chiến lược.

Việc tiếp cận rủi ro sẽ theo cả phương pháp truyền thống và hiện đại. Ở đây trước khi chúng ta ra quyết định, thì đó là lúc chúng ta lựa chọn rủi ro và mức độ chấp nhận của chúng ta với rủi

84

ro. Khi các quyết định được đưa ra, chúng ta tiến hành kiểm soát sau và đưa ra các tình huống để xử lý, phòng chống rủi ro hoặc sử dụng các công cụ phái sinh.

Quản lý rủi ro phải đi liền với các hoạt động, và cần hình thành văn hóa kiểm soát rủi ro cho Ngân hàng, hướng theo tuân chuẩn của Basel. Phòng quản lý rủi ro sẽ tiến hành thực hiện quản ly rủi ro với các rủi ro chính và cần ban hành các chính sách và quy trình quản trị rủi ro. Chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các phòng ban nghiệp vụ và tất cả các anh/chị trong hệ thống để hoạt động quản trị rủi ro ngày càng hòan thiện hơn và tất nhiên quản trị rủi ro xét trên mặt lợi ích nhiều hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định kinh doanh và lợi ích của các giao dịch cụ thể cũng như toàn hệ thống để đảm bảo AN TOÀN và SINH LỜI.

G. Danh mục tài liệu tham khảo.

Các trang web: sbv, vnexpress, cafef, các bài báo trên mạng, basel 2, các quy định của tài liệu, bài báo, SBV và các bài viết và tài liệu khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổng quát về quản lý rủi ro (Trang 82 - 84)