Quản lý rủi ro giá

Một phần của tài liệu Tổng quát về quản lý rủi ro (Trang 63 - 66)

5.1 Giới thiệu

Rủi ro giá là rủi ro ngân hàng có thể gặp tổn thất do sự chuyển động bất lợi trong giá cả thị trường. Nó phát sinh từ sự biến động của một trong bốn yếu tố thị trường cơ bản như nhạy cảm lãi suất của chứng khoán nợ, cổ phần, tiền tệ và hàng hóa.

64

Sự biến động của các yếu tố thị trường này làm cho giá trị thị trường của các công cụ tài chính mà ngân hàng nắm giữ bị ảnh hưởng, bao gồm cả các công cụ tài chính nội bảng và ngoại bảng. Sự thay đổi giá cổ phiếu, hàng hóa và các công cụ tài chính khác tạo ra rủi ro giá và gây ra các khoản thiệt hại tiềm năng cho ngân hàng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro giá như tính thanh khoản của thị trường, rủi ro hối đoái đối với các tài sản ngoại tệ, rủi ro quốc gia…

Trong phạm vi của rủi ro giá được nghiên cứu ở đây chúng ta xét đối với chứng khoán, hàng hóa và các công cụ phái sinh.

5.2 Giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành

Hội đồng quản trị và Ban điều hành chịu trách nhiệm cuối cung về các rủi ro giá và mức độ chấp nhận rủi ro giá của ngân hàng.

 Đưa ra chiến lược quản lý rủi ro giá;

 Xem xét và đưa ra chính sách và thủ tục quản lý rủi ro giá dựa trên kiến nghị của lãnh đạo bộ phận quản lý rủi ro;

 Xem xét và phê duyệt các thủ tục để đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro giá;

 Định kỳ xem xét và phê duyệt hạn mức rủi ro giá phù hợp với sự thay đổi trong chiến lược của ngân hàng, các sản phẩm mới và những thay đổi trong điều kiện thị trường;

 Đảm bảo rằng lãnh đạo bộ phận quản lý rủi ro có đủ thẩm quyền và có khả năng quản lý các rủi ro giá có thể phát sinh từ những thay đổi trong môi trường cạnh tranh hoặc từ các hoạt động thị trường.

5.3 Chiến lược quản lý rủi ro giá 5.4 Chính sách, thủ tục và hạn mức 5.4 Chính sách, thủ tục và hạn mức 5.4.1 Chính sách và thủ tục

5.4.2 Hạn mức

5.5 Đo lường và giám sát

5.5.1 Kiểm tra tính hợp lý của giá và đánh giá theo giá trị thị trường 5.5.2 Giá trị rủi ro - VaR 5.5.2 Giá trị rủi ro - VaR

VaR – Value at Risk, giá trị rủi ro thể hiện giá trị tổn thất tối đa đối với một xác suất cho trước (gọi là độ tin cậy) trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là công cụ dùng để định lượng rủi ro song nó không cung cấp bất cứ thông tin gì về mức độ nghiêm trọng trong trường hợp tổn thất thực tế lớn hơn Var.

VaR có 3 tham số: Khung thời gian (thời kỳ) – liên quan đến khoảng thời gian mà tổ chức tài chính cam kết sẽ duy trì danh mục của mình, hoặc liên quan đến khoảng thời gian cần thiết để thanh lý tài sản. Khung thời gian điển hình thường là 1 ngày, 10 ngày hay 1 năm. Khung

65

thời gian 10 ngày được sử dụng để tính toán vốn theo Chỉ thị về mức an toàn vốn của Ủy ban Châu Âu (CAD) và thỏa ước vốn Basel 2 đối với rủi ro thị trường, còn khung thời gian 1 năm thì sử dụng cho rủi ro tín dụng. Độ tin cậylà giá trị ước tính các khoảng thời gian, trong đó VaR được kỳ vọng sẽ không vượt quá mức tổn thất tối đa. Các độ tin cậy thường được sử dụng là 99% và 95%. Độ tin cậy không phải là các chỉ số thể hiện xác suất. Giá trị rủi ro được xác định bằng đơn vị tiền tệ.

Để tính giá trị rủi ro cần tính độ lệch chuẩn σ, đây cũng là một công cụ để đo lường rủi ro về giá.

5.5.3 Hệ số beta

Đây là chỉ số quan trọng để đo lường rủi ro của một tài sản so với thị trường. Beta được tính và sử dụng rộng rãi, mô hình CAPM trong đó Beta là hệ số cho biết mức độ rủi ro của tài sản.

Ngoài ra có thể sử dụng beta của cả danh mục và yếu tố tương quan của danh mục đầu tư. Những dữ liệu này được tính toán theo quản lý danh mục đầu tư.

5.5.4 Mức cảnh báo MAT (Management Action Trigger)

Ngoài các công cụ trên có thể sử dụng thêm các công cụ về kiểm tra khủng hoảng để đo lường rủi ro giá. Để giảm thiểu rủi ro có thể sử dụng kết hợp các công cụ tài chính phái sinh khác như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn…

5.6 Hệ thống thông tin quản lý 5.7 Kiểm soát và kiểm toán nội bộ 5.7 Kiểm soát và kiểm toán nội bộ

Kiểm soát và kiểm toán nội bộ nên định kỳ xem xét đánh giá lại quy trình quản lý rủi ro giá. Nó đảm bảo nhà quản lý quan sát được chính sách, thủ tục quản lý rủi ro giá và các thủ tục kế toán cần thiết chính xác và đầy đủ.

5.8 Các báo cáo

 Báo cáo phân tích đánh giá đầu tư;

 Báo cáo cơ cấu danh mục đầu tư; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Báo cáo tuân thủ hạn mức;

 Báo cáo kiểm tra tính hợp lý của giá và đánh giá theo giá trị thị trường;

 Báo cáo giá trị các công cụ phái sinh (nếu cần);

 Báo cáo Var danh mục đầu tư;

 Báo cáo cảnh bảo MAT;

66

Một phần của tài liệu Tổng quát về quản lý rủi ro (Trang 63 - 66)