Đo lường, giám sát rủi ro và kiểm tra khủng hoảng

Một phần của tài liệu Tổng quát về quản lý rủi ro (Trang 47 - 48)

1. Quản lý rủi ro tín dụng

3.5Đo lường, giám sát rủi ro và kiểm tra khủng hoảng

Thay đổi lãi suất có thể ảnh hưởng tới cả thu nhập và giá trị kinh tế của ngân hàng. Chúng ta xem xét hai quan điểm khác nhau nhưng bổ sung cho nhau để đánh giá rủi ro lãi suất:

Quan điểm thu nhập: Trong quan điểm thu nhập, phân tích tập trung vào tác động của sự thay đổi lãi suất lên thu nhập của ngân hàng. Đây là cách tiếp cận truyền thống để đánh giá rủi ro lãi suất và được nhiều ngân hàng sử dụng. Biến động của các khoản thu nhập là một điểm quan trọng để phân tích rủi ro lãi suất vì thu nhập bị giảm hoặc bị mất mát có thể đe dọa sự ổn định tài chính của ngân hàng bằng cách giảm sự an vốn và sự tin tưởng của thị trường.

Về vấn đề này, theo truyền thống, khoản thu nhập mà ảnh hưởng trực tiếp tới là thu nhập lãi ròng (tức là hiệu số giữa tổng thu nhập lãi và tổng chi phí lãi). Trên quan điểm này chúng ta xem xét ảnh hưởng của lãi suất lên thu nhập lãi ròng (NII – Net Interest Income).

Quan điểm giá trị kinh tế/giá trị thị trường: Sự biến động của lãi suất thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của tài sản nợ, tài sản có và các công cụ ngoại bảng/ vị thế của các khoản mục ngoại bảng. Vì thế, sự nhạy cảm giá trị kinh tế của ngân hàng do biến động của lãi suất nên được xem xét bởi Hội đồng Quản trị và Ban điều hành. Giá trị kinh tế của một công cụ được đánh giá theo giá trị hiện tại của dòng tiền mặt dự kiến trong tương lai (tức chiết khấu dòng tiền tương lai) để phản ánh giá trị thị trường của công cụ đó. Vì vậy, giá trị kinh tế của ngân hàng có thể được xem xét như là giá trị hiện tại của các dòng tiền ròng kỳ vọng, nghĩa là dòng tiền mặt dự kiến về tài sản trừ đi các dòng tiền mặt kỳ vọng về các khoản nợ cộng với dòng tiền mặt ròng dự kiến từ vị thế các khoản mục ngoại bảng/hay dòng tiền mặt ròng dự kiến của các khoản mục ngoại bảng. Trong ý nghĩa này, quan điểm giá trị kinh tế phản ánh một cách nhìn về sự nhạy cảm giá trị của ngân hàng do sự biến động lãi suất. Đối với cổ đông của ngân hàng, chúng ta xem xét giá trị kinh tế của vốn cổ phần (EVPE – Economic Value of Portfolio Equity).

Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất gồm cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là kiểm soát sự biến động của thu nhập ròng và mục tiêu dài hạn là kiểm soát sự biến động của giá trị kinh tế của vốn cổ phần qua kiểm soát giá trị kinh tế của tài sản nợ, tài sản có và các công cụ/khoản mục ngoại bảng. Mỗi mục tiêu đều có mức độ quan trọng khác nhau và ảnh hưởng tới nhau. Chỉ quản lý dài hạn thì không phù hợp bởi trừ khi mục tiêu ngắn hạn được quản lý tốt thì mục tiêu dài hạn mới khả thi. Mục tiêu dài hạn không thể đạt được trừ khi ngân hàng có thể sống sót trong ngắn hạn. Ngược lại, một ngân hàng có thể mù quáng nếu trọng tâm của nó

48

chỉ hướng vào ngắn hạn. Mỗi ngân hàng đều cần phải kiểm soát sự biến động của cả NII và EVPE.

Sau đây là so sánh giữa NII và và EVPE

Chỉ tiêu NII EVPE

Mục tiêu Kiểm soát biến động thu nhập lãi ròng – kế toán

Kiểm soát biến động giá trị kinh tế - kinh tế

Thời gian Ngắn hạn Dài hạn

Loại hình quản trị ALM Đối phó Chiến lược

Tập trung Báo cáo thu nhập Bảng cân đối kế toán

Phương pháp và công cụ

o GAP

o Phân tích giả định thu nhập lãi ròng

o EAR

o Kỳ hạn (Duration)

o Phân tích giả định giá trị kinh tế của vốn cổ phần

o VaR

Một phần của tài liệu Tổng quát về quản lý rủi ro (Trang 47 - 48)