BỆNH THÁN THƯ HẠI XOÀI

Một phần của tài liệu QUẢN lý DỊCH hại TỔNG hợp (IPM) lúa, NGÔ và một số sâu BỆNH hại cây ăn QUẢ (Trang 80 - 81)

(do nấm Colletotrichum gloeosporioides)

12.6.1. TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh xuất hiện và gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây, nhưng xâm nhập và gây hại phổ biến ở trên lá, hoa, quả, làm ảnh hưởng lớn tới năng suất, phẩm chất quả.

- Trên lá : vết bệnh lúc đầu xuất hiện là những đốm chết hoại nhỏ trên bề mặt, về sau các đốm loang rộng thành vết riêng biệt có dạng h́nh tṛn hoặc có góc cạnh. Khi gặp điều kiện ẩm ướt, chúng liên kết lại tạo thành các vết bệnh lớn, h́nh

quanh có viền màu đen hay nâu sẫm, xung quanh vết bệnh có màu xanh sáng đến xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ thích hợp th́ trên vết bệnh h́nh thành các đĩa cành xếp theo h́nh vng nḥ ẫn đồng tâm, c̣n nếu trong điều kiện khô th́ vết bệnh có thể bị khô và để lại những vết rạn, rách và thủng lá.

- Triệu chứng bệnh trên hoa là những đốm nhỏ, h́nh góc cạnh, màu đen. Các vết bệnh mở rộng, liên kết lại với nhau gây hiện tượng rụng và chết khô hoa, bệnh gây hại trên hoa, cuống và nhánh hoa.

- Vết bệnh trên quả lúc đầu là những chấm nhỏ, màu đen sau lan rộng thành vết bệnh có màu đen nâu, h́nh góc cạnh hơi lơm xuống có màu nâu tới màu đen. Giai đoạn quả non th́ triệu chứng thường ở cuống quả, c̣n ở quả sau thu hoạch thường vết bệnh lớn, bệnh xuất hiện nhiều ở má quả và đáy của quả.

12.6.2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Nấm gây bệnh thán thư xoài phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện độẩm cao, nhiệt độ từ 22 - 25oC, nhiệt độ tối thiểu là 10 oC, và tối đa là 32 -34 oC.

Sự lan truyền của bệnh theo nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu là nhờ gió, mưa, nước tưới. Nguồn bệnh bảo tồn ở trong hạt, tàn dư cây bệnh và các cây kư chủ phụ.

12.6.3. ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH

+ Bệnh thán thư xoài phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, độ ẩm cao, bệnh thường phát triển và gây hại nhiều trong khoảng tháng 3 - 4 (vùng đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc), tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện gây hại rải rác tuỳ từng vùng sinh thái địa lư.

+ Hầu hết các giống xoài đang trồng ngoài sản xuất đều có thể nhiễm bệnh, bệnh có thể phát sinh gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây giống và ngoài sản xuất. Sự phát sinh phát triển của bệnh cn pḥ ụ thuộc nhiều vào chế độ chăm bón, tuổi của cây xoài, địa thếđất đai,...

12.6.4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

* Chọn loc, sử dụng những giống xoài khoẻ, không nhiễm bệnh, có khả năng chống chịu với bệnh thán thư để trồng phù hợp với điều kiện sinh thái kỹ thuật ở mỗi vùng.

* Cần thiết phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật trồng trọt như cắt tỉa cành bệnh, tạo khoảng trống thông thoáng, thu dọn sạch tàn dư và bộ phận bị bệnh.

* Tiến hành pḥng trừ bệnh ở cả giai đoạn vườn ươm và ngoài sản xuất, có thể sử dụng một số thuốc hoá học ( Score, VibenC, Bavistin, Anvil,...) để phun pḥng trừ bệnh vào những thời kỳ bệnh thán thư bắt đầu xuất hiện và gây hại nặng ởđầu vụ xuân .

Một phần của tài liệu QUẢN lý DỊCH hại TỔNG hợp (IPM) lúa, NGÔ và một số sâu BỆNH hại cây ăn QUẢ (Trang 80 - 81)