Sâu năn phá hại nghiêm trọng cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh.
Ở thời kỳ mạ, cây mạ bị hại thường có biểu hiện triệu chứng là: lá bé, gân mạ hơi cứng, chiều ngang gồ lên, cổ áo và lá đọt không vươn dài, hơi cứng, màu sắc lá bình thường. Chẻ đôi thân mạ, điểm sinh trưởng bị thâm đen. Khi sâu lớn, thân cây cứng, chiều ngang phình ra, sắc lá đậm lá đọt cứng dựng đứng và ngắn. Khi sâu non đẫy sức, cây mạ tròn mình có màu xanh thẫm. Từ lúc này cho đến khi sâu vào nhộng “ống hành” bắt đầu lấp ló hay đã vươn dài, có màu trắng ngà và phía ngọn có màu xanh. Sau khi nhộng vũ hoá “ống hành” vàng héo dần ngọn thâm khô và cụt đi.
Cây lúa bị hại có màu xanh thẫm, cổ áo sít lại, cứng, lá ngắn và dựng đứng. Lá đọt tuy bịống hành song cây lúa vẫn có thể tiếp tục đẻ nhánh.
4.6.1.6.2. Đặc điểm sinh vật học
- Ban ngày thường đậu trong khóm lúa gần mặt nước hoặc cây cỏ bụi bờ ruộng.
- Sâu non nở ra đòi hỏi phải có nước sương hoặc nước mưa đọng trên lá, bẹ, mới di chuyển đục vào cây. Sâu non có thể sống trên mặt nước bùn 4 - 6 ngày.
- Sâu đục ăn điểm sinh trưởng và lớn dần lên, điểm sinh trưởng biến dị hình thành ống hành. Thời kỳ lúa đẻ nhánh, cây lúa bị hại thường kéo dài sự đẻ nhánh, nhánh bị phá không làm đòng.
- Khi ống hành đã vươn ra ngoài cũng là lúc sâu non đã hoá nhộng.
- Sâu năn có 4 phá phát triển: Trứng (3 - 5 ngày); Sâu non (9-15 ngày); Nhộng 3 - 5 ngày; Vòng đời 18-25 ngày, trung bình 22,4 ngày
- Quy luật phát sinh gây hại của sâu năn trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh. Sâu phát sinh gây hại mạnh ở nhưng nơi có số ngày nắng ít, sương mù nhiều, và nhiệt độ cao vừa phải.
- Những ruộng mạ trũng gần các bờ ao, mương, máng, cũng bị hại nặng. Ruộng mạ nước bị hại nặng hơn ruộng mạ khô.
- Có 9 loài thiên địch, nhóm ong kí sinh là rất quan trọng (đạt 90%).