Bệnh bạc lá lúa

Một phần của tài liệu QUẢN lý DỊCH hại TỔNG hợp (IPM) lúa, NGÔ và một số sâu BỆNH hại cây ăn QUẢ (Trang 35 - 36)

Bệnh bạc lá lúa là một trong những nhóm bệnh phổ biến, phát sinh gây hại thường xuyên trên đồng ruộng, trên hầu hết các giống lúa ở các thời vụ trồng và ở tất cả các vùng sinh thái khác nhau như đồng bằng, trung du, miền núi, miền duyên hải,...Ở nhiều vùng bệnh đã phát sinh gây hại nặng, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.

4.6.2.4.1. Triệu chứng bệnh

Bệnh phát sinh phá hại từ thời kỳ mạđến khi trỗ - chín sữa, phá hại chủ yếu trên lá và hạt.

- Trên mạ : vết bệnh ở mép lá, mút lá với những vệt dài ngắn khác nhau, vết bệnh có màu xanh vàng, nâu bạc khô xác; thường dễ nhầm lẫn với hiện tượng khô đầu lá do sinh lý.

- Trên lá lúa : Vết bệnh từ mép lá, mút lá lan dần vào phiến hoặc kéo dài dọc theo gân chính, nhưng cũng có khi vết bệnh từ giữa phiến lá lan rộng ra. Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh trở lên xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác. Khi gặp điều kiện ẩm độ cao,nhiệt độ thích hợp thì trên bề mặt vết bệnh có thể thấy xuất hiện những giọt dịch (viên keo) vi khuẩn hình tròn nhỏ màu nâu vàng.

4.6.2.4.2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn gây bệnh là loài bán ký sinh,sinh trưởng phát triển thích hợp ở nhiệt độ từ 26 - 30oC, nhiệt độ tối thiểu là 0-5 oC, tối đa là 40 oC và nhiệt độ làm vi khuẩn chết là 53 oC.

Vi khuẩn xâm nhiễm qua thuỷ khổng, lỗ khí ở trên mép lá, mút lá, đặc biệt xâm nhiễm thuận lợi qua vết thương sây sát trên lá, vi khuẩn đễ dàng di động vào bên trong mà sinh sản nhân lên về số lượng, theo bó mạch lan rộng đi. Bệnh lan truyền chủ yếu nhờ nước, nước mưa, nhờ gió, không khí mà nhờđó bệnh có thể phát sinh phát triển nhanh chóng thông qua sự va chạm giữa các lá lúa để xâm nhiễm lắp lại nhiều lần trong thời ký sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Nguồn bệnh tồn tại ở hạt giống và tàn dư cây bệnh là chủ yếu, đồng thời nó còn tồn tại ở dạng viên keo vi khuẩn và một số cây cỏ dại thuộc họ hoà thảo.

4.6.2.4.3. Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh

+ Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các thời vụ gieo trồng, nhưng mức độ nhiễm bệnh có khác nhau; ở miền Bắc: bệnh bắt đầu phát sinh vào tháng 3 - 4 trong vụ lúa xuân, cao điểm của bệnh vào tháng 5 - 6; vụ mùa bệnh phát sinh sớm từ tháng 8 kéo dài đến khi trỗ - chín sữa. Nhìn chung vụ mùa bệnh bạc lá phát sinh và gây hại nặng hơn ở vụ xuân.

+ Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng vào giai đoạn cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh nhất là thời kỳ cây lúa làm đòng đến trỗ - chín sữa. Còn từ thời kỳ mạđến lúa đẻ nhánh thì cây lúa ít mẫn cảm với bệnh hơn so với giai đoạn cuối đẻ nhánh.

+ Trong điều kiện nhiệt độ cao 26 - 30oC, ẩm độ cao, mưa gió bão nhiều thì bệnh thường phát sinh phát triển và truyền lan nhanh chóng.

+ Phân bón, đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bệnh bạc lá, nó phụ thuộc vào số lượng đạm và thời kỳ bón. Nếu bón quá nhiều đạm, bón không cân đối với lân, kali, bón dồn dập vào lúc thúc đón đòng thì bệnh thường phát sinh gây hại nặng. Ở những nơi đất chua, úng ngập nước, những vùng đất hẩu nhiều mùn, trũng,... bệnh thường phát triển sớm và nặng hơn.

+ Các giống lúa có mức độ nhiễm bệnh khác nhau : các giống lúa cũ, giống địa phương như Di hương, Tám thơm,...bị nhiễm bệnh rất nhẹ; các giống lúa mới nhập nội và lai tạo đều có thể nhiễm bệnh bạc lá tương đối nặng, ví dụ như giống : NN8, IR1561-12, CR203,...

4.6.2.4.4. Biện pháp phòng trừ

* Sử dụng các giống lúa có khả năng chống chịu với bệnh để gieo cấy phù hợp với mỗi vùng sinh thái.

* Vệ sinh đồng ruộng : thu dọn sạch tàn dư lá bệnh, dọn sạch cỏ dại. Xử lý hạt giống trước khi gieo cấy nếu lô hạt giống nhiễm bệnh bằng các loại thuốc hoá học thường dùng để phun phòng trừ bệnh bạc lá.

* Điều khiển sự sinh trưởng của cây, bón phân cân đối, đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều chỉnh mức nước thích hợp trong ruộng.

* Trong điều kiện cần thiết khi bệnh có xu hướng phát sinh phát triển nặng thì cần dùng thuốc để phun phòng trừ bệnh : Kasuran, Kasai, Sasa 20WP, Starner 20WP,...

Một phần của tài liệu QUẢN lý DỊCH hại TỔNG hợp (IPM) lúa, NGÔ và một số sâu BỆNH hại cây ăn QUẢ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)