NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT SINH PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH

Một phần của tài liệu QUẢN lý DỊCH hại TỔNG hợp (IPM) lúa, NGÔ và một số sâu BỆNH hại cây ăn QUẢ (Trang 79)

+ Do triệu chứng bệnh biến đổi phức tạp, nhưng đến nay người ta đă xác định rơ vị trí của tác nhân gây bệnh và chẩn đoán bệnh vàng lá Greening hại cam chanh là do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gõy ra.

+ Bệnh truyền lan qua ghép vô tính, gốc ghép, mắt ghép và đặc biệt truyền qua côn trùng môi giới là rầy chổng cánh (Diaphoerina citri ). Tất cả các cây có múi đều bị nhiễm bệnh ở các vùng khác nhau. Các giống cam ngọt và quít bị nhiễm bệnh nặng nhất so với cam chua, quất.

+ Khả năng lây lan và mức độ nhiễm bệnh phụ thuộc vào mật độ rầy chổng cánh nhiều hay ít phân bố trong năm và trong các vùng địa lư khác nhau.

+ Các yếu tố trồng trọt chăm sóc kém, đất trũng, dễ úng ngập, mạch nước ngầm cao, cây sinh trưởng kém, đó là những yếu tố thuân lợi thúc đẩy bệnh phát triển mạnh, cây chóng tàn.

12.4.3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

* Sản xuất giống sạch bệnh ở vườn ươm, loại bỏ triệt để cây giống có triệu chứng bệnh. Nghiêm ngặt kiểm tra cây giống, cấm vận chuyển, buôn bán trồng cây giống nhiễm bệnh vào vườn quả. Cách ly vườn ươm, chống gió mạnh.

* Bón phân hữu cơ đầy đủ, cân đối, bón đón lộc xuân, lộc thu, đây là biện pháp quan trọng giúp cây có sức chống chịu, phục hồi nhanh, kéo dài tuổi khai thác quả, nhất là đối với những cây chớm nhiễm bệnh.

* Tiến hành phun thuốc và áp dụng các biện pháp khác để diệt trừ rầy chổng cánh, ngăn chặn sự lây lan trong vườn ươm cây giống và vườn quả. Làm sạch cỏ dại, đào rănh thoát nước, bón bổ sung vôi bột với phân chuồng hoai mục vào quanh gốc cây, vun gốc cao. Những cây già bị bệnh nặng khô chết cần huỷ bỏ, đào gốc.

* Sản xuất cây giống khỏe, sạch bệnh bằng cách kiểm tra lấy mắt ghép từ cây không nhiễm bệnh. Các chồi mắt ghép cần xử lư bằng Tetracycline ở nồng độ 1000 ppm trong 30 phút trước khi ghép.

Một phần của tài liệu QUẢN lý DỊCH hại TỔNG hợp (IPM) lúa, NGÔ và một số sâu BỆNH hại cây ăn QUẢ (Trang 79)