Nguyên nhân gây bệnh

Một phần của tài liệu QUẢN lý DỊCH hại TỔNG hợp (IPM) lúa, NGÔ và một số sâu BỆNH hại cây ăn QUẢ (Trang 32 - 33)

Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra, nấm sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 28 - 32oC, còn ở nhiệt độ < 10oC hoặc cao hơn 38oC thì sợi nấm ngừng sinh trưởng. Hạch nấm được hình thành nhiều ở nhiệt độ 30 - 32 oC, nếu nhiệt độ quá thấp 12 oC hoặc quá cao 40 oC thì hạch nấm không hình thành. Nám gây

bệnh là loại bán ký sinh có tính chuyên hoá rộng, phạm vi ký chủ trên 180 loài cây trồng khác nhau như : ngô, mía, đậu tương, đậu đỗ, bèo tây, rau lấp,...Nguồn bệnh còn tồn tại dưới dạng sợi nấm, hạch nấm trong tàn dư, trong đất một thời gian khá dài.

4.6.2.2.3. Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh

+ Bệnh khô vằn phát sinh phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao : 24 -32 oC, ẩm độ bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh. Nó phụ thuộc vào mức nước trên ruộng quá sâu, cấy mật độ dày,...

+ Giai đoạn sinh trưởng làm đòng - trỗ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng nhất. Trong 2 vụ lúa cấy ở miền Bắc thì vụ mùa bệnh gây hại nặng hơn vụ xuân.

+ Chế độ nước trên ruộng, chế độ phân bón có ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh : bón đạm nhiều, bón tập trung vào lúc thúc đòng, hoặc bón nhiều lân thì bệnh thường phát sinh phát triển nặng. Bón kali có tác dụng làm giảm mức độ nhiễm bệnh,...

+ Các giống lúa địa phương và giống nhập nội đều có mức độ nhiễm bệnh khô vằn từ trung bình đến nhiễm nặng, một số ít giống như KV10, IR9965, OM80, IR17494 có mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn các giống lúa khác.

4.6.2.2.4. Biện pháp phòng trừ

* Tiêu diệt nguồn bệnh trong đất, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh thích hợp

* Gieo cấy đúng thời vụ, mật độ hợp lý, bón phân NPK đúng liều lượng, tỷ lệ cân đối theo giai đoạn sinh trưởng của cây, giữ chế độ nước trong ruộng cho phù hợp.

* Có thể dùng thuốc hoá học để phun phòng trừ bệnh như thuốc Validacin, Rovral, Monceren, Moncut,...phối hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác để phòng trừ bệnh. Ngoài ra có thể sử dụng nấm đối kháng Trichoderma viride để phòng trừ bệnh.

Một phần của tài liệu QUẢN lý DỊCH hại TỔNG hợp (IPM) lúa, NGÔ và một số sâu BỆNH hại cây ăn QUẢ (Trang 32 - 33)