CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ÐẠ

Một phần của tài liệu TÓM LƯỢC CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC CHÍNH TỪ ÐẦU THẾ KỶ 20 ÐẾN NAY pptx (Trang 51 - 60)

Với tư cách là một thuật ngữ, chủ nghĩa hậu hiện đại đã xuất hiện

cách đây cả hơn một thế kỷ, với tư cách là một khuynh hướng nghệ

thuật, nó đã xuất hiện, trong kiến trúc, cách đây nửa thế kỷ, trong vũ đạo, hội hoạ và văn học, cách đây hơn bốn chục năm; với tư cách là

một lý thuyết, nó đã xuất hiện cách đây hơn ba chục năm; và với tư

cách một ngành học thuật trong đại học, nó cũng đã có một quá khứ

Thoạt đầu, chủ nghĩa hậu hiện đại manh nha vừa như một hiện tượng

văn học nghệ thuật vừa như một ý thức văn hoá thời đại hậu kỹ nghệ

tại Hoa Kỳ, sau đó, được nâng lên thành lý thuyết chủ yếu tại Pháp,

và những lý thuyết ấy quay ngược về lại Hoa Kỳ để từ Hoa Kỳ, phát

triển thành xu hướng, một mặt, gợi hứng cho giới sáng tác và xâm nhập vào sinh hoạt học thuật của giới hàn lâm, kết hợp một cách khá

hài hoà với một số trào lưu khác như hậu cấu trúc luận, nữ quyền

luận và đặc biệt, hậu thực dân luận; mặt khác, lan rộng đến các quốc

gia châu Âu, châu Úc, châu Mỹ Latin và một số quốc gia Á châu,

trong đó đáng kể nhất là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa lục địa và Nam Hàn.

Ðóng góp nổi bật nhất của chủ nghĩa hậu hiện đại là, một mặt, giúp người ta đoạn tuyệt những giấc mơ đại tự sự (grand narratives) của

chủ nghĩa hiện đại, mặt khác, nó cũng giúp người ta hiểu sâu sắc hơn

về chính thời đại mình đang sống, cái thời đại trong đó, với sự phát

triển vượt bậc của các kỹ thuật truyền thông điện tử, từ truyền hình

đến computer, các ký hiệu không còn nối liền với thực tại mà tự

chúng trở thành một virtual reality, những bản thế vì của hiện thực, nơi ranh giới giữa cái thực và cái ảo, giữa cái bề mặt và cái bề sâu,

Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn đặt trên nền tảng chủ nghĩa duy lý

của Descartes và gắn liền với phong trào Khai Sáng, nhấn mạnh vào lý trí, khoa học, kỹ thuật và những sự tiến bộ theo hướng tuyến tính;

chủ nghĩa hậu hiện đại gắn liền với chủ nghĩa hậu cấu trúc, đề cao

tính bất định, tính đứt đoạn, tính đa dạng và tính phần mảnh. Khác

với chủ nghĩa hiện đại vốn lúc nào cũng cố gắng hoàn chỉnh một nền

văn hoá cao cấp như một thực tại khu biệt với nền văn hoá bình dân, chủ nghĩa hậu hiện đại nỗ lực xoá nhoà mọi sự phân biệt, xoá nhoà mọi ranh giới giữa bình dân và cao cấp, giữa tính đặc tuyển (elitism)

và tính đại chúng. Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn tìm kiếm sự

thống nhất trong đó mọi yếu tố đều quy vào một trung tâm nhất định

với một cấu trúc chặt chẽ và có thứ bậc rõ rệt, chủ nghĩa hậu hiện đại

chủ trương phi tâm hoá (de-centring), do đó, chấp nhận những sự lắp

ghép ngẫu nhiên (collage) và những sự nhại lại (pastiche), chấp nhận

sự kết hợp lỏng lẻo giữa các thành tố trong tác phẩm như những thủ

pháp nghệ thuật quan trọng. Khác với chủ nghĩa hiện đại vốn hoàn

toàn hướng đến tương lai, cổ vũ các cuộc cách mạng, khuyến khích

mọi hành vi phủ định và phản kháng, chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp

cái nhìn về tương lai với một chút hoài niệm đối với quá khứ, kết

hợp dễ dàng giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và sự cách

tân.

Nói cách khác, nếu chủ nghĩa hiện đại là một quá trình khu biệt hoá

(differentiation) dựa trên một trung tâm nhất định thì chủ nghĩa hậu

hiện đại lại là một quá trình giải-khu biệt hoá (de-differentiation) và xoá bỏ mọi trung tâm. Cũng có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự

sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho những

phần mảnh và những yếu tố ngoại biên (margin), là sự khủng hoảng

của tính nhất quán và là sự nở rộ của những sự dị biệt, là sự thoái vị

của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp. Một cách vắn tắt,

tự bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa đa nguyên.

Tính chất đa nguyên ấy, theo Roland Barthes, xuất phát từ sự thiếu

vắng của một ý nghĩa trung tâm và những yếu tố mang tính độc sáng

trong các văn bản; theo Jean-Francois Lyotard, xuất phát từ sự sụp đổ của các đại tự sự vốn là nền tảng trên đó người ta xây dựng các

trung tâm quyền lực; theo Fredric Jameson, xuất phát từ quá trình sản xuất và tiêu thụ có tính chất xuyên quốc gia của nền kinh tế hoàn cầu hoá thời hậu kỳ tư bản chủ nghĩa; theo Jean Baudrillard, xuất

phát từ một đặc điểm căn bản của xã hội hậu hiện đại vốn được tạo

thành bởi những ký hiệu không còn quy chiếu về hiện thực, những

ký hiệu tự chúng trở thành những sự thế vì (simulation) cho hiện

thực.

Trong lãnh vực văn học, đại biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại rất đông, chẳng hạn, Gabriel Garcia Márquez, Italo Calvino, Umberto Eco, John Barth hay Thomas Pynchon. Ðáng chú ý là trong đó có

khá nhiều người xuất thân từ các quốc gia thuộc Thế giới Thứ ba,

chẳng hạn, từ Argentina có Julio Cortázar và Manuel Puig, từ Nam

Phi có John M. Coetzee, từ Peru có Mario Vargas Llosa và Alfredo Bryce Echenique, từ Mexico có Carlos Fuentes, từ Somalia có

Nuruddin Farah, từ Nigeria có Ben Okri, từ Kenya có Ngugi Wa

Thiong’o, từ Zaire có V.Y. Mudimbe và M. a M. Ngal, từ Morocco

có Abdelkebir Khatibi và Tahar Ben Jelloun, từ Scri Lanka có

Michael Ondaatje, v.v... Ở phạm vi quốc gia, chủ nghĩa hậu hiện đại

không những phát triển thành những trào lưu mạnh mẽ ở Âu châu

hay Bắc Mỹ mà còn ở châu Mỹ Latin, ở châu Phi, ở các quốc gia

thuộc khối cộng sản cũ ở Đông Âu và dần dần lan sang cả các nước

Á châu. Từ năm bảy năm nay, chủ nghĩa hậu hiện đại cũng đã được

giới thiệu với độc giả Việt Nam.

Tài liệu tham khảo thêm: Bằng tiếng Việt, có thể đọc tạp chí

Việt số 7 ra đầu năm 2001 (có thể đọc trên http://tienve.org), cuốn Văn học Việt Nam từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại của

Nguyễn Hưng Quốc (2000); Văn học hiện đại và hậu hiện đại

qua thực tiễn sáng tác và góc nhìn lý thuyết của Hoàng Ngọc

Tuấn (2002), California: Văn Nghệ; Văn học hậu hiện đại thế

giới của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Trung tâm Văn hoá

Ngôn ngữ Ðông Tây ở Hà Nội (trong đó dùng một số tài liệu

lấy từ tạp chí Việt nêu trên). Bằng tiếng Anh, nhiều vô cùng,

sau đây chỉ là một số tài liệu căn bản: Postmodern Theory, Critical Interrogations của Steven Best và Douglas Kellner (1991), London: Macmillan; The Postmodern Condition của

Jean-Francois Lyotard (1984), Minneapolis: University of Minnesota Press; Postmodernism or the Cultural Logic of Late Capitalism của Fredric Jameson (1991), Durham: Duke

Literary Practice do Hans Bertens và Douwe Fokkema biên tập (1997), Amsterdam: John Benjamins Publishing Company;

Postmodern Literary Theory, an Anthology do Niall Lucy biên tập, Oxford: Blackwell Publishers; Postmodernist Fictions của

Brian McHale, London: Routledge.

CHỦ NGHĨA TÂN DUY SỬ và CHỦ NGHĨA DUY VẬT VĂN HOÁ

Xuất hiện từ những năm 1980, chủ nghĩa tân duy sử, vốn thịnh hành chủ yếu tại Hoa Kỳ với bốn đại biểu chính là Stephen Greenblatt, Louis Montrose, Jonathan Goldberg và Walter Benn Michaels, là một nỗ lực tổng hợp các lý thuyết trước đó, như Mác-xít, chủ nghĩa

duy sử cổ điển, chủ nghĩa hiện thực, hậu cấu trúc luận, đặc biệt, hậu

cấu trúc luận của Michel Foucault. Giống các nhà hậu cấu trúc luận,

các nhà tân duy sử tin là tác phẩm văn học có tính đa nghĩa, nhưng

khác các nhà hậu cấu trúc luận, họ không xem ý nghĩa là một vấn đề

mà họ theo đuổi cả trong lý thuyết lẫn trong thực tiễn phê bình. Giống các nhà Mác-xít, các nhà tân duy sử xem văn bản văn học như nơi thể hiện các quan hệ quyền lực, nhưng khác các nhà Mác-xít, họ

không giới hạn các quan hệ ấy chỉ trong cái khung đấu tranh giai

cấp. Giống các nhà hiện thực chủ nghĩa, các nhà tân duy sử quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, nhưng khác các nhà hiện

thực chủ nghĩa, họ quan niệm văn học không bắt chước hiện thực mà là hoà giải (mediate) hiện thực: tác phẩm văn học được ví như một lăng kính qua đó kinh nghiệm của con người được kết tụ lại vào một tiêu điểm; và với chức năng hoà giải, văn học tác động đến việc hình thành diện mạo một thời đại hơn là chỉ phản ánh nó. Khác các nhà duy sử truyền thống, với các nhà tân duy sử, lịch sử không được

nhìn như nguyên nhân hay nguồn gốc của tác phẩm văn học. Ngược

lại, mối quan hệ giữa văn học và lịch sử là một mối quan hệ hết sức

biện chứng: tác phẩm vừa là sản phẩm vừa là tác nhân của lịch sử.

Mối quan hệ giữa văn học và lịch sử làm cho mọi tác phẩm văn học đều có sử tính. Do đó, để hiểu một tác phẩm văn học, điều chúng ta

cần làm là tìm hiểu bối cảnh xã hội và văn hoá đằng sau tác phẩm ấy. Nhưng ngay cả độc giả, nhà phê bình và nhà nghiên cứu văn học

sử cũng chịu sự tác động của các ý thức hệ và quan hệ quyền lực

trong thời đại mình đang sống. Hậu quả là, một, không có người đọc

hiện đại nào có thể hiểu và cảm một tác phẩm văn học giống như

những người đương thời với tác phẩm ấy; hai, dù muốn hay không,

nhà phê bình hay văn học sử nào cũng sử dụng văn bản như một cái

cớ hay một phương tiện để tái thiết một ý thức hệ nào đó. Ðiều này cũng có nghĩa là các nhà tân duy sử, một mặt, cho lịch sử nào cũng

có tính chủ quan; mặt khác, không có tham vọng khôi phục lại ý

nghĩa nguyên thuỷ của tác phẩm: với họ, đó là một điều bất khả.

Ðiều các nhà tân duy sử nhắm đến là khôi phục diện mạo của cái ý

thức hệ làm nền tảng cho sự ra đời của tác phẩm và những đóng góp

nó lan rộng và ăn sâu vào xã hội. Louis Montrose quan niệm mối

quan tâm chính của các nhà phê bình tân duy sử là ‘tính lịch sử của

các văn bản và tính văn bản của lịch sử’ (the historicity of texts and

the textuality of history). ‘Gọi ‘tính lịch sử của các văn bản’ vì ông cho tất cả các văn bản đều gắn liền với những chu cảnh (context) xã hội và văn hoá nhất định. Gọi là ‘tính văn bản của lịch sử’ vì ông cho tất cả kiến thức và sự cảm nhận về quá khứ của chúng ta bao giờ

cũng tồn tại thông qua các dấu vết văn bản còn sót lại của xã hội.

Với mục tiêu như thế, chủ nghĩa tân duy sử nặng về nhân chủng học và văn hoá học hơn là phê bình văn học, ở đó, văn học chỉ được xem như một tư liệu, giống như vô số các tư liệu khác, không được nhận

bất cứ sự ưu tiên hay phân biệt nào so các loại văn bản phi văn học.

Ðiều đó có nghĩa là, khi ‘tính lịch sử của các văn bản’ và ‘tính văn

bản của lịch sử’ được đề cao, tính văn học bị loại trừ, hoặc ít nhất, bị

giảm thiểu đến tối đa khía cạnh thẩm mỹ và tính chất tự trị của nó.

Trong khi chủ nghĩa tân duy sử khởi phát và thịnh hành ở Mỹ, chủ

nghĩa duy vật văn hoá khởi phát từ Anh và chủ yếu thịnh hành tại

Anh. Cả tân duy sử lẫn duy vật văn hoá đều chịu ảnh hưởng của chủ

nghĩa Mác, nhưng trong khi ở chủ nghĩa tân duy sử, ảnh hưởng của

chủ nghĩa Mác tương đối nhạt so với ảnh hưởng của Michel

Foucault; ở chủ nghĩa duy vật văn hoá, ảnh hưởng của chủ nghĩa

Mác rất sâu đậm, đặc biệt, qua sự diễn dịch của nhà phê bình Mác- xít Raymond Williams và Antonio Gramsci. Cả tân duy sử và duy

vật văn hoá đều quy tụ, trước hết, các nhà văn học sử chuyên về thời

Phục Hưng và đều say mê Shakespeare, muốn tìm kiếm những ánh

hồi quang của lịch sử trong tác phẩm của Shakespeare và ngược lại,

dấu vết ảnh hưởng của Shakespeare trong lịch sử thời ông cũng như

các thời sau đó. Cả hai đều quan niệm văn học cần phải được đặt

trong bối cảnh xã hội và văn hoá rộng lớn hơn: mỗi tác giả đều sống

trong một thời đại nhất định, chịu ảnh hưởng và nội tâm hoá một số

ý thức nhất định; những ý thức hệ ấy trở thành một phần trong tác

phẩm của họ, bởi vậy tác phẩm của họ bao giờ cũng có tính lịch sử

và bao giờ cũng ít nhiều tham gia vào sự tương tác giữa các quan hệ

quyền lực trong xã hội. Nếu các nhà tân duy sử đánh đồng văn bản văn học và văn bản phi văn học, các nhà duy vật văn hoá đánh đồng

mọi hình thức văn hoá, từ văn hoá cao cấp đến văn hoá bình dân, từ

các tác phẩm kinh điển đến các chương trình giải trí trên tivi. Theo Raymond Williams, Stuart Hall và Richard Hoggart, sự phân biệt

giữa văn hoá cao cấp và văn hoá bình dân xuất phát từ sự phân chia

giai cấp trong xã hội: với họ, đối tượng nghiên cứu của nhà phê bình

và các nhà văn học sử là những cách thức các nền văn hoá khác nhau

‘kể chuyện’ về chính chúng qua các hình thức truyền thông và cách thức thể hiện nghệ thuật khác nhau. Bởi vậy, cũng giống chủ nghĩa

tân duy sử, chủ nghĩa duy vật văn hoá nặng về lãnh vực văn hoá hơn là văn học: cả hai đóng góp nhiều trong việc soi sáng lịch sử hơn là văn học

Tài liệu tham khảo thêm: New Criticism and Cultural Materialism của John Brannigan (1998), New York: St

Martin’s Press; New Criticism and Cultural Materialism, a Reader do Kiernan Ryan biên tập (1996), New York: Oxford University Press; và The New Criticism do H. Aram Veeser biên tập (1989), London: Routledge.

Một phần của tài liệu TÓM LƯỢC CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC CHÍNH TỪ ÐẦU THẾ KỶ 20 ÐẾN NAY pptx (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)