LÝ THUYẾT HẬU THỰC DÂN

Một phần của tài liệu TÓM LƯỢC CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC CHÍNH TỪ ÐẦU THẾ KỶ 20 ÐẾN NAY pptx (Trang 47 - 51)

Lý thuyết hậu thực dân ra đời vào khoảng đầu thập niên 1990, trước

hết, từ ảnh hưởng của cuốn Orientalism của Edward W. Said, xuất

bản lần đầu năm 1978, trong đó, Said giải mã quan hệ quyền lực

giữa phương Ðông và phương Tây qua các hình thức diễn ngôn, chủ

yếu qua việc sáng tạo nên khái niệm ‘phương Ðông’ như một “cái

Khác” (Other) so với phương Tây. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa

dẫn đến việc hình thành lý thuyết hậu thực dân chính là sự bất lực

của các lý thuyết Tây phương trong việc lý giải tính chất phức tạp

trong nền văn học các nước cựu thuộc địa. Hầu hết các lý thuyết về

mỹ học, thể loại cũng như phong cách ở Tây phương trước đây đều được xây dựng trên tiền đề về tính phổ quát của văn học và triết học:

những gì đúng và hay ở nơi này thì cũng sẽ đúng và hay ở những nơi

khác. Thực chất đó là một thứ chủ nghĩa độc tôn (monocentrism) về văn hoá và chính trị, kết quả của chủ nghĩa đế quốc và thực dân kéo dài nhiều thế kỷ trong lịch sử. Từ giữa thế kỷ 20, khi tất cả các thuộc địa dần dần đều được giải thực, người ta nhận thấy văn học từ các xứ

cựu thuộc địa có cái gì không nằm hẳn trong các quy phạm vốn phổ

biến ở Tây phương. Khám phá này trở thành tự giác và có sức thuyết

phục mạnh mẽ với lý thuyết về một thứ chủ nghĩa phương Ðông của

Cũng như hầu hết các lý thuyết đã thành trường phái khác, lý thuyết

hậu thực dân, thật ra, không phải là một cái gì thống nhất hoàn toàn. Tính chất thiếu thống nhất ấy thể hiện ngay trong cách viết: một số người đề nghị dùng gạch nối ngăn giữa tiền tố ‘hậu’ và từ ‘thực dân’

(post-colonialism) như một dấu mốc thời gian nhấn mạnh vào quá trình giải thực ở các quốc gia cựu thuộc địa; một số khác - hiện nay đang là số đông - chủ trương viết liền, không có gạch nối (postcolonialism) để nhấn mạnh vào những hậu quả kéo dài đến tận

ngày nay của chủ nghĩa thực dân. Ngoài sự khác biệt về thời gian,

các lý thuyết gia cũng không đồng ý với nhau về không gian mà lý thuyết hậu thực dân bao trùm. Với một số học giả, cái gọi là văn học

hậu thực dân chỉ giới hạn trong những tác phẩm được viết ra ở các

quốc gia thuộc địa và trong thời gian thuộc địa; còn tác phẩm được

các cây bút thực dân viết ra thì được xếp vào một phạm trù khác, mệnh danh là ‘Diễn ngôn thực dân học’ (Colonial Discourse

Studies). Một số khác, đông hơn, quan niệm lý thuyết hậu thực dân

bao trùm toàn bộ mọi nền văn hoá chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa đế

quốc từ thời bành trướng của thực dân cho đến tận ngày nay. Nghĩa

là, không phải chỉ có nền văn hoá các nước thuộc địa mà cả văn hoá

các quốc gia đi chinh phục và bóc lột các nước khác cũng nằm trong

quỹ đạo của các ảnh hưởng ấy. Bởi vậy, trong phạm vi văn học, đối tượng nghiên cứu của lý thuyết hậu thực dân gồm hai nhóm chính:

một, các nhà văn và nhà thơ thuộc các quốc gia thực dân khi họ tiếp

cận với các đề tài liên quan đến thực dân và thuộc địa; và hai, quan trọng nhất, những cây bút sống trong các thuộc địa, trong đó, có một

số thuộc địa được hình thành chủ yếu từ những người di dân đến từ

mẫu quốc (như Úc, Tân Tây Lan, Canada và, trong chừng mực nào

đó, có thể kể cả Mỹ), còn lại, các thuộc địa gồm tuyệt đại đa số là dân bản xứ, tức thuần là dân bị trị, như hầu hết các quốc gia Phi châu, các quốc gia vùng Caribbean, vùng đảo Nam Thái Bình

Dương, Pakistan, Scri Lanka, Malaysia, Singapore, Bangladesh... và,

dĩ nhiên, Việt Nam. Với nhóm trên, các nhà phê bình thuộc thuyết

hậu thực dân tìm cách phân tích quá trình bóp méo kinh nghiệm, hiện thực và lịch sử chinh phục và bóc lột của các nhà văn, nhà thơ

thực dân. Với nhóm dưới, họ tìm cách nhận diện những nỗ lực viết

lại lịch sử và tái tạo bản sắc của các dân tộc thuộc địa qua văn học.

Vấn đề trung tâm của các nền văn hoá và văn học hậu thực dân là quan niệm về ‘cái khác’ (otherness). ‘Cái khác’ khác với sự khác biệt

(difference) vì ‘cái khác’ bao gồm cả sự khác biệt lẫn bản sắc: ‘cái

khác’, tự nó, là một bản sắc và bản sắc ấy được hình thành chủ yếu

trên sự phân biệt với những bản sắc khác đang chiếm giữ vị trí trung

tâm. Nó là một thứ con rơi: vừa được sinh ra vừa bị từ bỏ. Nó được

tạo lập từ bảng giá trị mà nó luôn luôn tìm cách phủ nhận: nếu thực

dân là trật tự, văn minh, duy lý, hùng mạnh, đẹp đẽ và tốt lành thì thuộc địa lại là hỗn loạn, mông muội, cảm tính, yếu ớt, xấu xí và xấu

xa. Sự phủ nhận ấy được thực hiện ở thế yếu, do đó, không bao giờ

thực sự triệt để. Tính chất phân vân ấy làm cho người thuộc địa

không những là những ‘cái khác’ so với thực dân mà còn là những

‘cái khác’ so với chính quá khứ của họ. Bởi vậy, dân tộc thuộc địa

rõ trong quá khứ ấy có vô số khuyết điểm cần được khắc phục. Hậu

quả là quá khứ chỉ được khôi phục từng mảnh; và với những mảnh

vụn ấy, người ta không thể tái tạo được cả lịch sử: người dân thuộc địa, do đó, có thể nói là có rất nhiều quá khứ nhưng lại không có lịch

sử.

Bên cạnh ý niệm về ‘cái khác’ là tính chất đề kháng. Một trong

những biểu hiện quan trọng nhất của tính chất đề kháng của các dân

tộc thuộc địa là sự ra đời của chủ nghĩa quốc gia. Nằm ở trung tâm

của chủ nghĩa quốc gia là ý niệm về bản sắc dân tộc. Trong nỗ lực

xây dựng bản sắc dân tộc, các dân tộc thuộc địa thường loay hoay

giữa sức đề kháng trước áp lực của văn hoá thực dân và những

quyến rũ của tính hiện đại vốn gắn liền với nền văn hoá ấy, giữa hiện

thực bản xứ và bảng giá trị xem chừng có tính sang cả và phổ quát ở Tây phương. Có thể xem thế áp đảo của các bảng giá trị này là một

trong những chiến thắng lớn lao nhất của chủ nghĩa thực dân: nó

biến khái niệm Tây phương từ một thực thể địa lý thành một phạm

trù tâm lý để với nó, người ta sẽ thấy phương Tây ở mọi nơi, thành

cả thế giới văn minh, hơn nữa, thành mẫu mực của văn minh.

Những tên tuổi tiêu biểu nhất của văn học hậu thực dân trên thế giới,

về phương diện sáng tác, có Chinua Achebe, Marguerite Duras,

Nadine Gordimer, Jamiaca Kincaid, V. S. Naipaul, Ngugi Wa Thiong’o, Michael Ondaatje, Salman Rushdie, Leopold Senghor, v.v...; về phương diện lý thuyết, có Homi Bhabha, Frantz Fanon,

Edward Said, Gayatri Chakravorty Spivak... và, đặc biệt, một người

Việt Nam: Trịnh Thị Minh Hà.

Tài liệu tham khảo thêm: Postcolonialism, a Very Short Introduction của Robert J. C. Young (2003), Oxford: Oxford

University Press; Postcolonial Theory: A Critical Introduction

của Leela Gandhi, St Leonards (NSW, Australia): Allen &

Unwin; Culture and Imperialism của Edward W. Said (1993),

London: Vintage..

Một phần của tài liệu TÓM LƯỢC CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC CHÍNH TỪ ÐẦU THẾ KỶ 20 ÐẾN NAY pptx (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)