NHÂN Giống HồNG Xiêm

Một phần của tài liệu Chiết ghép giâm cành, tách chồi cây ăn quả (Trang 37 - 39)

D. ph−ơng pháp nhân GIốNG MộT Số CâY ĂN qủa

4.NHÂN Giống HồNG Xiêm

Hồng xiêm (Achras sapota Mill) không kén đất, ít sâu bệnh, chăm sóc dễ dàng, thời gian cho quả kéo dài nhiều tháng trong năm; quả chín thịt quả mầu vàng nâu, nhiều n−ớc, có mùi thơm đặc biệt, ăn rất ngọt, thích hợp cho mọi lứa tuổi, nhất là đối với những ng−ời đau dạ dày, có bệnh đ−ờng ruột, trẻ em và ng−ời già.

Một số giống hồng xiêm chủ yếu là hồng xiêm Xuân Đỉnh, hồng xiêm Đăm (Đỗ trạch), Thanh Hà, quả nhót, quả trám. Trong đó giống hồng xiêm Xuân Đỉnh có nhiều −u điểm nhất về năng suất và phẩm chất. Cần chọn những cây đầu dòng trong các v−ờn hồng xiêm giống Xuân Đỉnh nhân nhanh để đáp ứng yêu cầu cây giống cho nghề làm v−ờn hiện nay.

Nhân giống

Hồng xiêm có thể nhân giống bằng ph−ơng pháp gieo hạt, chiết cành, giâm cành và ghép. Ph−ơng pháp phổ biến nhất ở n−ớc ta là chiết cành.

1) gieo hạt: Có thể nhân giống bằng gieo hạt, cây thực sinh có nhiều biến động về hình dạng, kích th−ớc và chất l−ợng quả. Hạt lấy trên quả đã chín đủ, rửa sạch, hong khô rồi đem gieo trong v−ờn −ơm, phủ hạt dày 1 - 1,5 cm, t−ới n−ớc, giữ ẩm. Hạt nẩy mầm sau khi gieo 1 tháng. Cây thực sinh sau khi hình thành đợt lá thứ 2 trong năm có thể đánh bầu đem trồng. Giai đoạn đầu khả năng sinh tr−ởng chậm. Chăm sóc tốt sau 6 - 8 năm cây mới có quả. Cây thực sinh th−ờng ra quả nhiều và tạo đ−ợc 2 vụ quả trong một năm.

2) chiết cành: Chiết cành hồng xiêm về ph−ơng pháp cũng nh− chiết cành cam, quýt, vải, nhãn. Sau đây là một số điểm cần chú ý:

- Thời vụ chiết tốt nhất ở miền bắc cuối tháng 2 và trong tháng 3 d−ơng lịch, tr−ớc lúc xuất hiện đợt lộc đầu tiên trong năm. Chọn những cành ở l−ng chừng tán h−ớng thẳng ra phía ngoài bìa tán, đ−ờng kính cành 1,5 - 2,0 cm trên những cây đang độ tuổi sung sức (7 - 15 tuổi). Khi khoanh vỏ cành chiết, hồng xiêm chẩy nhựa mủ. Kinh nghiệm của nhân dân Xuân Đỉnh là dùng ít đất bột xoa xung quanh mép trên của vết cắt để hạn chế nhựa mủ chẩy ra ngoài. Khoanh vỏ xong để 1 - 3 ngày rồi mới bó bầu.

- Để thúc đẩy quá trình hình thành rễ có thể sử dụng các chất kích thích sinh tr−ởng với các nồng độ:

- α - NAA: 2.000 - 4.000 ppm (bôi trực tiếp vào vết cắt); - IBA: 2.000 - 4.000 ppm (bôi trực tiếp vào vết cắt); - Hoặc phối hợp giữa α-NAA và IBA.

Nhờ việc sử dụng chất kích thích sinh tr−ởng đã đảm bảo cho tỷ lệ cành chiết ra rễ đạt cao, thời gian cắt bầu chiết rút ngắn xuống 2 tháng so với đối chứng.

Cần chú ý chống kiến. Hạ cành chiết nh− sau:

Sau đợt m−a lần thứ nhất vào khoảng tháng 4, rễ bắt đầu mọc. Đến tháng 5,6 mầm rễ tiếp tục phát triển, lúc này kiến th−ờng chui vào bầu chiết cắn mầm rễ. Bởi vậy, khi buộc bầu nilông cần buộc chặt 2 đầu và rắc thuốc chống, kiến. Khoảng tháng 7, tháng 8 rễ đã ra nhiều thì hạ cành xuống đem −ơm vào sọt tre. Mở dây buộc ở hai đầu, cởi bỏ nilông bao ngoài, đặt bầu chiết vào chính giữa sọt có đ−ờng kính 15 - 20 cm, chiều cao 25 cm, cho thêm đất bột vào đầy chặt xung quanh và t−ới ẩm. Đặt các sọt tre chứa các bầu chiết này vào d−ới tán cây lớn, che nắng, che gió cho cành chiết để bộ rễ tiếp tục phát triển và thành thục khoảng 2 đến 3 tháng sau (khi thấy rễ cây ra nhiều, v−ơn tới mép sọt) là có thể đem đi trồng, tỷ lệ cây sống đảm bảo sẽ rất cao, nhất là trồng vào mùa xuân.

3) GHéP

Các vùng nhiệt đới có thể ghép đ−ợc quanh năm, miễn là gốc ghép đủ tiêu chuẩn.

ởấn độ dùng cây Mimusops Kauki L. Manilkara Kauki (L) làm gốc ghép cho hồng xiêm rất có kết quả. Mắt ghép lấy trên cành nhỏ chuyển từ mầu xanh sang mầu nâu nhạt, cần quan sát đó là những mầm mới thực sự. Có thể dùng ph−ơng pháp ghép mắt có mảnh gỗ, ghép áp giống nh− ghép xoài. ởấn Độ th−ờng dùng ph−ơng pháp ghép chẻ bên, ghép nêm;

Cần chú ý khi ghép phải làm nhanh khi cắt gỗ ghép vì nhựa hồng Xiêm sẽ nhanh chóng choán đầy các mặt cắt.

Một phần của tài liệu Chiết ghép giâm cành, tách chồi cây ăn quả (Trang 37 - 39)