NHÂN GiốNG Vải

Một phần của tài liệu Chiết ghép giâm cành, tách chồi cây ăn quả (Trang 35 - 37)

D. ph−ơng pháp nhân GIốNG MộT Số CâY ĂN qủa

3. NHÂN GiốNG Vải

Cây vải (Litsi chinensis Sonn) thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae) là loại cây ăn quả á nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở khu vực 190 - 280 vĩ độ nam và bắc bán cầu.

Là một trong những cây ăn quả lâu năm có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, thích hợp với vùng trung du, miền núi Bắc bộ n−ớc ta.

Cây vải cần có một mùa đông lạnh để phân hóa mầm hoa, nh−ng nhiệt độ không đ−ợc hạ thấp quá không độ (00C).

Trên thế giới có khoảng trên 100 giống, riêng ở n−ớc ta có các giống phổ biến nh− sau: Vải Phú Hộ: Quả nhỏ trung bình, mã đẹp, năng suất thấp, ít hoa, hay ra quả cách năm.

Vải Thanh Hà (còn gọi là vải Thiều Thanh Hà) là giống có năng suất khá nhất ở n−ớc ta, quả nhỏ trung bình, hạt bé, mã quả đẹp, năng suất khá nếu đ−ợc chăm bón cẩn thận, ít có hiện t−ợng cách năm hơn.

Vải Tu Hú đ−ợc trồng nhiều ở Hà Tây, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thái Nguyên, Hà Nội... quả to, mã đẹp, chín sớm, thơm ngon nh−ng có vị hơi chua, hạt to, cùi mỏng, cây sinh tr−ởng mạnh và có

Vải Trung là giống lai giữa Tu Hú và vải Thiều, hạt to, cùi mỏng có vị chua hơn vải Thiều Thanh Hà, chín sớm trung bình, năng suất thấp.

Các giống nhập nội từ Trung Quốc nh− Quế vị, Hoài chi, sinh tr−ởng kém và năng suất thấp hơn các giống của ta. Các giống Tái sâu, Tam Nguyệt Hồng, Waichee (vai - si) mới nhập từ

úc ch−a có kết quả rõ rệt.

Theo chúng tôi ở n−ớc ta nên bố trí trồng các giống chín sớm và chín muộn năng suất cao và ít có hiện t−ợng ra quả cách năm hơn.

Nhân giống

Có thể nhân giống vải bằng ph−ơng pháp gieo hạt, ghép và chiết. Ph−ơng pháp chiết đ−ợc áp dụng rộng rãi nhất. Ph−ơng pháp ghép đã đ−ợc áp dụng ở úc, Thái Lan, Trung Quốc nh−ng ch−a có nhiều kết quả. Gần đây các n−ớc trồng vải ở đông nam á cho rằng dùng giống Waichee làm gốc ghép có kết quả tốt nhất. Cây gieo hạt rất lâu cho thu hoạch và hay có biến dị, ra quả cách năm và năng suất thấp.

1) CHIếT CàNH: Muốn chiết vải phải chọn đ−ợc những cây mẹ tốt trong những giống cần phổ biến; những cây này hàng năm phải đ−ợc tỉa bớt hoa, quả ít thu hoạch.

Tr−ớc khi chiết cành một tháng cần có chế độ chăm bón bổ sung cho cây mẹ: Những cây này th−ờng là những cây có độ tuổi 5,6 - 8 tuổi. ở thời kỳ này th−ờng bón 300 g urê + 600 g suppe lân và 300 g clorua kali cho 1 cây.

Tổng l−ợng phân bón 1 năm cho cây mẹ là: - Lân suppe 2400g/cây

- Urea 2400g/cây - KCl 2400g/cây

Nếu có thêm phân hữu cơ để bón sau mùa thu hoạch, cứ 10 kg phân chuồng mục, giảm bớt đi 100 g phân khoáng các loại.

L−ợng phân trên th−ờng bón vào thời kỳ sau: - 3 - 4 tuần tr−ớc lúc thu hoạch.

- 3 - 4 tuần lễ sau thu hoạch.

ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc n−ớc ta có thể chiết vải vào các vụ xuân hè tháng 4 - 5, và vụ thu từ tháng 8 - 10. Th−ờng nhân dân hay chiết vào vụ xuân hè để có giống trồng vào vụ thu năm đó và vụ xuân năm sau.

Trên những cây mẹ, ng−ời ta chọn những cành tốt không có sâu bệnh ở l−ng chừng tán và ngoài bìa tán, vỏ cành trơn, nhẵn, không có biểu hiện già cỗi. Đ−ờng kính gốc cành 1 - 1,5 cm, chiều dài cành 50 - 60 cm, có 2 - 3 cành nhánh.

Muốn nhanh ra rễ, ng−ời ta khoanh vỏ tr−ớc khi bó bầu 5 - 10 ngày. Vết khoanh vỏ dài bằng 1,5 - 2 lần đ−ờng kính gốc cành và cạo sạch t−ợng tầng đến sát lớp gỗ. Có thể dùng que có bông thấm −ớt dung dịch α - NAA (α Naptylaxetic axit) nồng độ 1.000 - 1.500 PPm bôi vào vết cắt phía ngọn cành chiết. Hoặc sau khi bó bầu, phun −ớt toàn bộ cành chiết dung dịch chất điều tiết sinh tr−ởng nói trên với nồng độ 10 - 20 PPm.

Nguyên liệu bó bầu đ−ợc dùng phổ biến là 2/3 rơm băm nhỏ, trộn với đất bột (lấy ngay d−ới tán cây), t−ới n−ớc làm ẩm hỗn hợp đến 70% độ ẩm bão hòa. Hỗn hợp trên đ−ợc nắm thành

từng nắm có đ−ờng kính 4 - 5 cm, cao 6 - 8 cm, đắp xung quanh vỏ rồi dùng giấy PE (mới và trong) quấn kín, buộc chặt hai đầu và giữa bầu chiết bằng lạt mềm. Cũng có thể sử dụng nguyên liệu bó bầu là 2/3 mùn c−a + 1/3 đất bột (đất phù sa hoặc đất bột pha cát). Mùn c−a đ−ợc phơi ải tr−ớc 1 - 2 tháng.

Cây cam quýt ghép trên gốc vô tính đã đạt tiêu chuẩn trồng

Với kỹ thuật chiết nh− trên, 100% bầu chiết có rễ dài mọc ra ngoài bầu sau khi bó bầu chiết 1,5 tháng.

Chọn những ngày trời mát, tốt nhất là sau m−a hoặc đang m−a phùn thì hạ bầu chiết, để cành chiết vào nơi giâm mát, kín gió, cắt bớt cành già, cành quá non, cành bị sâu bệnh sau đó cho bầu chiết vào túi PE có kích th−ớc 17 x 15 cm hoặc 20 x 15 cm và cho đất mùn vào túi bầu, xếp bầu thành 4 - 8 hàng trên luống đất khô ráo, thoáng, sạch, t−ới −ớt lá và bầu cây rồi làm giàn che m−a nắng gió. Có thể đặt bầu cây d−ới tán to không có nắng chiếu vào. Hàng ngày phun −ớt lá 3 - 4 lần. Từ ngày thứ 10 trở đi phun −ớt 1 ngày 1 - 2 lần, sau 20 ngày có thể bỏ giàn che và phun dung dịch NPK tỷ lệ 15: 15: 15 với nồng độ 1/200. 10 ngày phun 1 lần đến khi mang cây đi trồng đ−ợc.

Một phần của tài liệu Chiết ghép giâm cành, tách chồi cây ăn quả (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)