Với việc xác định mục đích công tác TDTT là: “Khôi phục và tăng cường sức khoẻcủa nhân dân, góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng một nền TDTT XHCN phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, nhân dân và khoa học” (Báo cáo chính trịcủa BCH TrungươngĐảng tạiĐại hội đại biểuToàn quốc lần thứ IV -1976).
1.1 Cơ sở tư tưởng của hệ thống TDTT Việt Nam
Trong từng thời kỳ Cách mạng, để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong mỗi giai đoạn, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chỉ thị cụ thể về công tác TDTT.
* Trong Chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh (1941) đã có đoạn viết
“khuyếnkhích và giúp đỡ nền TD quốc dân, làm cho nòi giống ngày càng thêm mạnh”.
ã Quan điểm của Đảng về TDTT
Để chỉ đạo kịp thời công tác TDTT trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Đảng ta đã có các văn kiện quan trọng về công tác này để chuyển hướng kịp thời công tác TDTT nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội.
Chẳng hạn: Sau chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, để đưa công tác TDTT phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước - Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 106 /CT-TW (2-10-1958), trong đó có đoạn viết: “Dưới chế độ chúng ta việc săn sóc sức khoẻ của nhân dân, tăng cường thể chấtcủa nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ… nhiệm vụ xây dựng nước nhà và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng…”.
Sau hơn một năm thực hiện chỉ thị 106, ngày 13-1-1960 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 181/ CT-TW, trong đó có đoạn viết: “Công cuộc xây dựng Miền Bắc tiến lên CNXH đangtiến hành một cách toàn diện, khẩn trương. Vấn đề TDTT đã trở thành một yêu cầu của quần chúng và là một mặt của sự nghiệp xây dựng CNXH”.
Ngày 6-4-1960 Thường vụ Hội đồng Chính phủ ra nghi quyết “về cuộc vận động phong trào TD và vệ sinh phòng bệnh” đãđịnh ra phương hướng công tác TDTT là gắn liền với vệsinhphòng bệnh, để nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Tháng 9-1960 trong báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu Đảng Toàn quốc lần thứ III đã khẳng định: “Tiếp tục phát triển phong trào vệsinh phòng bệnh vàphong trào TDTT yêu nước… nhằm nâng cao không ngừng sức khoẻ của nhân dân…”
* Ngày 31-12-1960 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 336/TTg về công tác phát triển TD vệ
sinh.
Ngày 28-6-1962 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 38/CT-TW về công tác phát triển TT quốc phòng.
Trong tình hình Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược Miền Nam và đánh phá ác liệt Miền Bắc (5-8-1964). Ngày 7-1-1966 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 5 -TTg có nói:
“Trong sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH, công tác TDTT đóng vai trò rất cần thiết trong việc tăng cường sức khoẻ để đẩy mạnh sản xuất và sức chiến đấu của toàn dân…”.
Một năm sau (11-1-1967) Ban Bí thư Trung ương Đảng lại ra chỉ thị 140 có đoạn viết:
“…trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hiện nay, nhiệm vụ to lớn và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân ta là phải ra sức bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của cán bộ và nhân dân một cách toàn diện để sản xuất và chiến đấu thắng lợi”…
Ngày 26-8-1970 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị180/ CT-TW “Vềtăng cường công tác TDTT trong những năm tới” Chỉ thị nêu rõ: “…nhằm mục tiêu khôi phục và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần tích cực phục vụ lao động sản xuất, phục vụ quốc phòng, phục vụ đời sống, phục vụ xây dựng con người mới, cần ra sức phát triển TDTT thành một phong trào có tính quần chúng rộng rãi, lấy thể dục, rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn và 5 môn: chạy, nhảy, bơi, bắn, võ làm trọng tâm”.
Với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (30-4-1975), Đất nước thống nhất, cả nước bước vào giai đoạn Cách mạng mới, ngày 18-11-75 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 227/ CTTW về công tác TDTT trong tình hình mới. Một lần nữa Đảng ta xác định “mục tiêu khôi phục và tăngcường sức khoẻ của nhân dân, góp phần xây dựng con người mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc XHCN, xây dựng một nền TDTT XHCN phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, nhân dân và khoa học…”
Trong báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IV (1976) Đảng ta xác định: “Con người mới là con người có tưtưởngđúng, tình cảmđẹp, cótri thức, có thể lực để làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân…công tác y tế và công tác TDTT phải tích cực góp phần nâng cao sức khoẻ và bồi dưỡng thể lực của nhân dân…”
“… phát triển mạnh mẽ phong trào TDTT quần chúng. Mở rộng công tác đào tạo và bồi dưỡng hướng dẫn viên, HLV, VĐV và cán bộ quản lý. Xúc tiến công tác nghiên cứu khoa học TDTT, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT”.
* Tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ V (1980), báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng xác định rõ:
“TDTT là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, Đảng và Nhà nước phải chăm lo hơn nữa phát triển TDTT nhằm góp phần tăng cường sức khoẻ của nhân dân, xây dựng những phẩm chất tốt đẹp của con người mới XHCN… đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
… “trong những năm tới cần mởrộng và nâng cao chất lượng các hoạtđộng TDTT quầnchúng, trước hết là trong học sinh, thanh niên và các lực lượng vũ trang”.
* Ngày 5-3-1984 BCH Trung ương Đảng ra thông tư về việc lãnh đạo tiến hành Đại hội TDTT các cấp với mục đích “tiến hànhđại hội TDTT các cấp là một hình thức và biện pháp quan trọng để phát triển phong trào TDTT và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN…”
*. Ngày 19đ22 tháng 4 năm 2001, Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng, trong báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng có đoạn viết: "Phátđộng phong trào toàn dân tập luyện TDTT, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, phổ biến rộng rãi kiến thức về tự bảo vệ sức khoẻ. Tăng cường đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực TT thành tích cao".
Quan điểm của Bác Hồ về TDTT
*. Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Hồ Chủ Tịch đã quan tâm sâu sắc đến công tác TDTT và sức khoẻ nhân dân, do đó tháng 3 năm 1946 Bác đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, trong đó có đoạn:
“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới… luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…
…Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy thì sức khoẻ…
Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.
Trước những ngày đó, nhân dịp Tết trung thu (15-9-1945) trong thư gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam. Bác cũng đã căn dặn các cháu “…phải siêng tập TT cho mình mẩyđược nởnang”.
Tháng 11-1949 trong thư gửi trường Lục quân Trần Quốc Toản và trong các thư, các cuộc nói chuyện, như: Tại lễ khai giảng Trường Đại học nhân dân Việt Nam (19-1-1955), Đại hội Toàn quốc lần thứ 2 của Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam (2-11-1956)…, thư gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn Miền Bắc (31-3-1960), nói chuyện với đồng bào các dân tôc Tỉnh Tuyên Quang (3-1961), nói chuyện tại trường trung cấp TDTT Trung ương (14-12-1961) v.v… Bác đều căn dặn mọi người phải tích cực tham gia, tổ chức tập luyện TDTT … để không ngừng củng cố, nâng cao sức khoẻ nhằm lao động sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc XHCN.
1.2. Cơ sở tổ chức của hệ thống TDTT Việt Nam
Để thực hiện tốt mục tiêu, phương hướng công tác TDTT trong từng thời kỳ cách mạng mà đặc biệt là thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết đã nêu trên. Nhà nước ta đã không ngừng ra các văn kiện về việc tổ chức, xây dựng bộ máy TDTT từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, cụ thể là:
Ngày 30-1-1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã ký sắc lệnh số 14 thiết lập tại Bộ thanh niên một Nha TD Trungương
Ngày 27-3-1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà lại ký sắc lệnh thiết lập trong Bộ quốc gia giáo dục một Nha thanh niên và TD.
- Cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục về tác dụng, yêu cầu của công tác TDTT.
Tăng cường tổ chức lãnh đạo cơ quan nhà nước phụ trách công tác TDTT Tích cực đào tạo cán bộ và sáng tạo trình độ phong trào.
Cần giải quyết một số chính sách, chế độ TDTT
Về kiến thức công trình TDTT và sản xuất phân phối dụng cụ TDTT …
Từ quyết định này Ban TDTT Trung ương được thành lập (thay cho Nha thanh niên và TD) và từ Trung ương đến địa phương hình thành một hệ thống tổ chức TDTT mới.
Sau đó Ban TDTT Trung ương lại được chuyển thành Uỷ ban TDTT Trung ương. Ở Tỉnh, Huyện, Xã… đều có Ban TDTT, ngay các ngành khác ở Trung ương cũng có những tổ chức TDTT.
Ngày 9-1-1971 Uỷ Ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết 1035/NQTW- QH chuyển Uỷ ban TDTT Trung ương thành Tổng cục TDTT.
Ngày 06 tháng 01 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 03/1998/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban TDTT.
Kết luận: Thông qua việc nghiên cứu các chỉthị, nghịquyết củaĐảng và Chính phủ vềcông tác TDTT chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:
Mục đích của TDTT: Không ngừng củng cố, nâng cao sức khoẻ của nhân dân, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Nhiệm vụ của TDTT: Luyện tập TDTT phải giải quyếtđồng thời 3 nhiệm vụcơbản: Trang bị, củng cố ngày càng cao cho người tập các kỹ năng,-kỹ xảo vận động cùng những kiến thức có liên quan tới các kỹ năng - kỹ xảo vận động đó.
Phát triển toàn diện các tố chất thể lực cho người tập (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, tính khéo léo)
Không ngừng củng cố, nâng cao sức khoẻ, phát triển con người toàn diện, cân đối, phục vụ đắc lực cho lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc.
* Phương hướng công tác TDTT.
Kết hợp TD với TT, lấy TD làm cơ sở; kết hợp TDTT với vệ sinh phòng bệnh, kết hợp những thành tựu hiện đại của Thế giới với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, tập trung sức phục vụ cho phong trào cơ sở.
Kết hợp phát triển phong trào quần chúng với việc xây dựng lực lượng nòng cốt (cán bộ, HLV, hướng dẫn viên, trọng tài, giáo viên TDTT…)
Triệt để sử dụng những điều kiện thiên nhiên, cơ sở vật chất sẵn có và dựa vào lực lượng của nhân dân là chính để xây dựng cơ sở vật chất, đồng thời có sự giúp đỡ thích đáng của Nhà nước.
Phải xây dựng một nền TDTT phát triển cân đối, có tính dân tộc, nhân dân và khoa học.
Các nguyên tắc chung của hệ thống GDTC Việt Nam
Đặt vấn đề:
Nguyên tắc là những luận điểm lý luận, thực tiễn có tính chất bắt buộc, định hướng cho một hoạt động cụ thể.
Trong khoa học giáo dục: Nguyên tắc là những luận điểm phản ánh những quy luật chung của của giáo dục, nó giữ vai trò định hướng cho việc thực hiện mục đích giáo dục.
Cơ sở của nguyên tắc là những quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Ở từng mặt hoạt động cụ thể sẽ có những quy luật riêng của nó quy định nên nhưng nguyên tắc riêng: Nguyên tắc về phương pháp, nguyên tắc về huấn luyện… (đều thuộc về TDTT).
Có những nguyên tắc chung nhất liên quan tới toàn bộ hoạt động GDTC, không phụ thuộc vào điều kiện, nhiệm vụ và hình thức cụ thể nào đó là các nguyên tắc chung của hệ thống GDTC Việt Nam.
2.1. Nguyên tắc phát triển con người cân đối, toàn diện
Bản chất của nguyên tắc
Nguyên tắc này thể hiện khuynh hướng cơ bản của hệ thống giáo dục CSCN, thể hiện sự cần thiết phối hợp các giáo dục trong mọi trường hợp của hoạt động sư phạm. GDTC phải phát triển con người cân đối, toàn diện tức là phát triển cả thể chất lẫn tinh thần
Phát triển con người cân đối, toàn diện là mục đích của sự nghiệp xây dựng CNXH và CNCS. Do vậy mà hệ thống GDTC được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc phát triển con người cân đối, toàn diện và có vai trò đặc biệt quan trọng.
Các yêu cầu
Để thực hiện được nguyên tắc này, quá trình GDTC phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Đảm bảo thường xuyên mối liên hệ giữa các nội dung giáo dục CSCN (đức, trí, thể, mỹ,lao động kỹ thuật) trong việc giải quyết nhiệm vụ đặc trưng của GDTC.
Cơ sở tự nhiên (tính khách quan) của mối liên hệ này là sự thống nhất giữa: PTTC và tinh thần cho con người. Đồng thời các phương tiện, phương pháp, điều kiện GDTC … các quy luật day học động tác có hiệu quả tới sự PTTC và tinh thần con người, nó cho phép giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ giáo dục đào tạo đức, trí, thể, mỹ, lao động kỹ thuật cho con người.
Nói cách khác: GDTC có quan hệ, tác động tương hỗ với các mặt giáo dục khác (đó là mối quan hệ biện chứng).
Trong quá trình GDTC cần đặc biệt quan tâm tới việc kết hợp GDTC với giáo dục đạo đức cho con người. Chỉ có như vậy, GDTC mới thực sự trở thành một nội dung quan trọng của giáo dục CSCN.
Một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện nguyên tắc này là sử dụng các phương tiện, phương pháp … GDTC để phát triển toàn các tố chất vận động, các khả năng cá nhân và tạo ra vốn phong phú về kỹ năng, kỹ xảo vận động quan trọng, cần thiết trong cuộc sống.
Cơ sở của vấn đề trên là do các quy luật tự nhiên chi phối. Chẳng hạn: Cơ thể con người sinh ra vốn là một thể thống nhất về cấu tạo và chức năng. Cơ thể tồn tại, phát triển hay hoạt động như một thể thống nhất, hữu cơ nhằm phát triển, hoàn thiện các hệ thống chức năng. Đó là quy luật tiến hoá của cơ thể.
Việc thực hiện nguyên tắc phát triển con người cân đối, toàn diện trong GDTC là một nội dung hoàn toàn phù hợp quy luật tự nhiên nói trên.
Phát triển toàn diện không phải là lúc nào cũng phát triển tất cả các tổ chức (hệ thống cơ quan) ở mức độ như nhau mà vẫn phải phải ưu tiên phát triển một tố chất nào đó (nội dung nào đó) ở mức cao hơn trong các thời điểm, điều kiện cần thiết.
Nguyên tắc kết hợp GDTC với thực tiễn lao động và quốc phòng
Bản chất của nguyên tắc
Nguyên t ắc kết hợp GDTC với thực ti ễn lao động và quốc phòng phản ánh chức năng thực dụng, c ơ bản của GDTC trong xã hội, hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực lao động sản