Phương pháp rèn luyện phát triển năng lực mềm dẻo

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TD (Trang 30 - 33)

2. Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất vận động (tố chất thể lực)

2.5.Phương pháp rèn luyện phát triển năng lực mềm dẻo

Mềm dẻo là n

 ăng lực thực hiện động tác với biên độ lớn. N

 ăng lực mềm dẻo được chia thành 2 loại: mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động.

- Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.

- Mềm dẻo thụ động là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn nhờ sự tác động của ngoại lực.

N

 ă ng lực mềm dẻo phụ thuộc vào tính đàn hồi của cơ bắp, dây chằng và sụn. Tính đàn hồi cao của bộ máy vận động và sự phát triển chưa ổn định của hệ thống xươ ng, khớp trong lứa tuổi thiếu niên (HS phổ thông) là điều kiện rất thuận lợi để phát triể n năng lực mềm dẻo. Do vậy, giai đoạn trọng điểm của việc tập luyện phát triển năng lực mềm dẻo chính là lứa tuổi HS tiểu học và THCS.

M ềm dẻ o là tiền đề quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượ ng và chất l ượng của động tác. Năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao cho VĐV.

Ph

 ương pháp tập luyện phát triển mềm dẻo chủ yếu là phương pháp kéo giãn cơ bắp và dây chằng. Người ta thường sử dụng phương pháp này dưới các hình thức sau đây:

Kéo giãn cơ bắp và dây chằng trong thời gian dài, khi xuất hiện cảm giác đau thì thôi. Thông thường là duy trì sự kéo giãn trong khoảng 10→ 20 giây, lặp lại 3→ 4 lần.

Tăng sự đàn hồi khi kéo giãn tới khi đạt được mức tối đa bằng các động tác lăng đơn giản.

Kết hợp kéo giãn bằng những động tác lăng với việc dừng lại ở vị trí đã được kéo giãn cao nhất (khoảng 5→ 6 giây).

Tập luyện

 để phát triển mềm dẻo cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: Lựa chọn bài tập phát triển mềm dẻo phù hợp yêu cầu của môn thể thao. Tập luyện liên tục, hệ thống.

Trước khi tập luyện phải khởi động kỹ.

Giữa các lần thực hiện bài tập cần thả lỏng và xoa bóp nhẹ.

Kết hợp hợp lý các bài tập mềm dẻo tích cực với bài tập mềm dẻo thụ động. Không sắp xếp bài tập mềm dẻo vào cuối buổi tập hay sau khi tập luyện sức mạnh. Kết hợp các bài tập mềm dẻo với các bài tập sức mạnh.

Phát triển năng lực phối hợp vận động (giáo dục khéo léo)

Tính khéo léo thể hiện chủ yếu thông qua năng lực phối hợp vận động. Khéo léo là một tổ hợp các tiền đề cần thiết để thực hiện thành công mọi hoạt động. Năng lực khéo léo được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển.

Năng lực khéo léo có quan hệ mật thiết với các năng lực:sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và các phẩm chất tâm lý- ý chí.

Năng lực khéo léo thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh và có chất lượng, khả năng củng cố, hoàn thiện và vận dụng các kỹ năng, kỹ xảo vận động vào thực tiễn.

N

 ăng lực khéo léo được thể hiện cụ thể các năng lực sau:

Năng lực liên kết vận độnglà khả năng thể hiện sự liên kết giữa các bộ phận cơ thể , các phần động tác trong mối quan hệ với hoạt động chung.

Năng lực định hướng là năng lực xác định, thay đổi tư thế và hoạt động của cơ thể trong không gian theo thời gian.

Năng lực thăng bằng là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng cơ thể (thăng bằng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện động tác.

Năng lực nhịp điệu là năng lực nhận biết được sự luân chuyển các đặc tính chuyển động trong quá trình thực hiện một động tác hoặc thể hiện nó trong khi thực hiện động tác.

Năng lực phản ứng là năng lực dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện các phản ứng vận động một cách hợp lý và nhanh nhất đối với tín hiêụ.

Năng lực phân biệt vận động là năng lực đạt được một sự chính xác cao và tinh tế trong từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quá trình thực hiện động tác.

- Năng lực thích ứng là năng lực chuyển chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh mới hoặc trực tiếp thực hiện hành động đó theo phương thức khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Muốn phát tri ển nă ng l ực khéo léo phải thông qua tập luyện một cách tích cực, thông qua việc tiếp thu và hoàn thiện các bài tập được chọn lựa làm phương tiện để phát triển nă ng lực khéo léo. Ngoài ra, có thể sử dụng các bài tập tâm lý để phát triển năng lực xử lý và nhanh chóng hình thành các biểu tượng vận động theo nhiệm vụ vận động đặt ra.

Một số biện pháp

 để nâng cao năng lực khéo léo.

Đa dạng hoá việc thực hiện động tác.

Thay đổi điều kiện bên ngoài khi thực hiện động tác.

Tăng cường phối hợp các kỹ năng, kỹ xảo vận động với nhau.

Thực hiện động tác với yêu cầu ngày càng cao về sự chính xác thời gian. Thay đổi việc thu nhận thông tin (tín hiệu) khi thực hiện động tác.

Các phương pháp nhằm phát tri ển năng lực khéo léo rất phong phú, ta có thể phối hợp chúng với nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phương pháp.

Việc lựa chọn và s ử dụng từng phươ ng pháp cần căn cứ vào đặc điểm của từng loạ i năng lực c ủa khéo léo cần phát triển theo yêu cầu đặc trưng của từng môn thể thao. Cần thườ ng xuyên nâng cao mức độ khó khăn về phối hợp vận động của các bài tập, vì chỉ có như vậy mới nâng cao kích thích đối với cơ thể để tạo được một sự thích ứng cao hơn.

Nhiệm vụ

1: Toàn lớp nghe GV giảng bài kết hợpđàm thoại (90 phút)

Câu hỏi đàm thoại:

Tắm nắng có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ? Em hãy cho biết một số yêu cầu khi tắm nắng ?

Tắm không khí có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ? Em hãy cho biết một số yêu cầu khi tắm không khí ? Tắm nước có tác dụng như thế nào đối với cơ thể ? Em hãy cho biết một số yêu cầu khi tắm nước ?

Sức nhanh là gì ? Cho biết biểu hiện của sức nhanh trong hoạt động TDTT ? Sức mạnh là gì ? Cho biết biểu hiện của sức mạnh trong hoạt động TDTT? Sức bền là gì ? Cho biết biểu hiện của sức bền trong hoạt động TDTT?

Thế nào gọi là mềm dẻo ? Cho một số ví dụ về mềm dẻo trong hoạt động TDTT ? Thế nào gọi là khéo léo ? Cho một số ví dụ về khéo léo trong hoạt động TDTT ?

SV tự nghiên cứu tài liệu: Phương pháp tập luyện phát triển các tố chất thể lực vàđưa ra các bài tập thể chất để phát triển các tố chất thể lực (30 phút).

Thảo luận nhóm ( 30 phút). Câu hỏi thảo luận:

Các bài tập phát triến các tố chất thể lực (mỗi tố chất thể lực có 10 bài tập) Bài tập rèn luyện sức nhanh

Bài tập rèn luyện sức mạnh Bài tập phát triển sức bền

Bài tập phát triển năng lực mềm dẻo

Bài tập phát triển năng lực phối hợp vận động

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy TD (Trang 30 - 33)