VẾT CHÂN NGỰA TRÊN ĐƯỜNG MÒN

Một phần của tài liệu truyenngandobichthuy(1) (Trang 136 - 151)

Đỗ Bích Thúy

Tôi đứng lại giữa lưng chừng núi, đúng ở chỗ con đường mảnh như sợi chỉ bị ngựa dẫm vỡ mất một miếng chừng non bước chân. Sau lưng, chỉ

hơi dựa vào là vách núi đang nhuốm màu cỏ úa. Trước mặt là khoảng không mênh mông. Dưới chân là nương ngô, hết nương ngô là vực sâu hun hút. Ngô đã vào mùa thu hoạch từ lâu nhưng vẫn chưa được thu về. Cây nào cũng bị bẻ ngọn, phơi những bắp dày hạt nần nẫn. Tranh thủ trời vẫn còn vài ngày hanh khô người ta để ngô ngoài nương cho khô kiệt,

đến lúc bẻ về nhà thì từng mảnh áo ngoài của nó đã mỏng tang, nhẹ bỗng. Dưới chân nương ngô dài hun hút kia, tinh mắt lắm mới nhìn thấy vài mái nhà bàng bạc nhỏ xíu nép dưới những tán lê già. Mỗi khi đứng ởđây nhìn xuống Sủng Thài tôi lại có cái cảm giác của lần đầu tiên đến đó. Không giống ai cả, tôi lăn xuống Sủng Thài. Chính là vì cái vết chân ngựa này

đây, cái vết chân ngựa làm cho con đường nhỏ ngoằn ngoèo bám lấy lưng chừng núi bị vỡ ra một miếng.

Hôm ấy, vừa cầm quyết định trong tay, tôi nhằm con đường dốc đỏ trước mặt leo lên. Đang loay hoay không biết tìm đường đi thế nào thì một người đàn ông gùi cái chảo lớn sau lưng vượt qua. Tôi gọi với: “Bác gì

ơi, cho cháu hỏi một tí” Người đàn ông quay lại: “Cô giáo phải không?” - “Sao bác biết?” - “Chẳng cô giáo thì có ai lên đây làm gì. Đi đâu thế?” - “Cháu lên Sủng Thài, bác cho cháu hỏi đường” - “ừm, về luôn đi thôi” - “ Sao lại thếạ?” - “Bao nhiêu người lên rồi lại về, làm khổ trẻ con, học một tí lại bỏ, học thêm tí nữa lại bỏ, có đứa học được mấy chữ, đi lấy chồng,

đẻ hai đứa con rồi mới có thầy giáo lên dạy tiếp” - “Nhưng cháu ở lại, không bỏđi đâu cả” - “ầy dà, ở lâu lâu mới biết được”. Nhấm nhẳng một

hồi rồi tôi cũng theo được người đàn ông ấy qua mấy con dốc dài dằng dặc. Trời đã tối, nhìn không rõ nữa. Người đàn ông bảo tôi đưa ba lô cho ông ta, rồi nhìn vào cái chảo mà theo. Cái chảo mới, trắng nhờ nhờ, tôi cứ

theo đấy mà bước. Lên dốc, xuống dốc, lại lên, lại xuống... Đến chỗ này, chính chỗ này đây, đúng lúc cái chảo quay ngang, tôi vừa nghe tiếng người đàn ông bảo cẩn thận thì huỵch! Chân tôi đã dẫm đúng vào vết chân ngựa. Tối tăm mặt mày, đau, tức, ù tai, tôi lăn lông lốc, lâu tới mức, vừa lăn vừa nghĩ, không biết bao giờ mới dừng lại được. Cho đến khi

đâm sầm vào một bụi lau ở chân nương ngô, rúc đầu vào đấy, chân huơ

huơ bên ngoài. Nằm im một lúc, không biết mình còn sống hay không

đây, tôi phải cắn vào môi một cái, đau nhói. Đâu đó xa lắm, tít trên cao, người đàn ông gọi ồi ồi: “Cô giáo ơi, ở đâu thế?” Tiếng gọi ấy khó tả lắm, vừa lo lắng, vừa hoảng sợ, vừa thương, da diết đến thắt cả ruột. Suốt quãng đường dài đi cùng nhau chưa lúc nào tôi nghe thấy ông ấy gọi bằng cái giọng lạ như vậy. Tiếng gọi như sắp khóc: “Còn nói được không cô giáo ơi, trôi đi tận đâu rồi?”. Về sau này tôi thỉnh thoảng lại nghĩ, nếu như

một ngày nào đó cận kề với cái chết không vì bệnh tật, tuổi tác, mà nghe thấy tiếng gọi ấy có lẽ tôi không thể bỏ mà đi được. Tiếng gọi đã khản đi. Tôi vẫn nằm im trong bụi, gọi với ra. “Cháu ở dưới này, tít dưới này cơ”. Nói xong thì khóc, khóc oà. Không biết khóc vì cái gì, vì sợ, vì tủi thân hay cảm động, hay tất cả những cái đó cộng lại. Cho đến lúc ông ấy tụt xuống, lôi ra khỏi bụi lau, tôi vẫn chưa thôi khóc.

Từ chỗ ngã xuống đến Sủng Thài chỉ còn một quãng ngắn. Người đàn ông chỉ cho tôi cái chuồng bò đầu tiên, bảo lẽ ra thì tôi phải lăn vào đấy. Già làng Sủng Thài nhìn tôi, chân đi đất, mặt mũi xây xước, áo rách lỗ

chỗ, tủm tỉm cười. “Chịu được một lần ngã như thế là chịu được rừng núi

Từ đấy tôi ở lại Sủng Thài, không hề về xuôi lần nào, có đi xa nhất thì cũng chỉ là xuống huyện lĩnh lương, ra chợ mua vài thứ đồ dùng. Đã tưởng tất cả những buồn vui đã lùi xa và có thể sống mãi ở dưới chân những ngọn núi cao hàng ngàn mét so với mặt nước biển này. Ngay cả

khi đã cầm quyết định chuyển trường về gần huyện lị tôi vẫn cứ nghĩ rằng mình khó có thể rời khỏi nó. Nhưng giờ thì đứng ở đây, chỗ con đường bị

vỡ ra một miếng này, nếu bước qua thì sẽ không trở lại nữa, đúng là nếu bước qua nó thì sẽ không bao giờ trở lại nữa... lại thấy chỉ có một bước chân thôi mà chẳng dễ dàng gì.

* **

Hàng tháng trời tôi không sao mở được lớp. Già làng bảo, cứ ở chơi đi, chán thì về, trẻ con ở đây không thích học chữ nữa đâu. Nhưng tôi không về, có về cũng chẳng biết đi đâu. Huy đã lên một điểm trường cách huyện lị ba mươi cây số về phía tây, giáp biên giới. Huy nhắn nhe, cố lấy vài năm rồi tìm cách về gần nhau. Có Huy ở bên cạnh suốt mấy năm học sư

phạm tôi đã nhận ra một điều, con người ta khó có thể sống đơn độc

được. Những ngày dài đằng đẵng ở Sủng Thài tôi nhớ Huy vô cùng, nhớ

gương mặt lúc nào cũng rầu rĩ của Huy, nhớ hai bàn tay gầy, trắng xanh, nhớ cả màu áo sơ mi xanh đậm. Lúc nào Huy cũng mặc áo tối màu, trông Huy càng gầy guộc. Khi ở gần Huy tôi không tưởng tượng được sự xa cách lại làm tôi nhớ Huy đến thế. Nhớ chứ không hẳn là cần, giả sử hai

đứa dạy cùng một điểm có khi tôi lại chẳng cần đến Huy.

Sủng Thài không cho trẻ con đi học còn vì một lẽ, sau vụ thu hoạch chưa

được một tháng, cả bản đã hầu như không còn đủ ngô để dành đến vụ sau. Ngô giống mới cho hai ba bắp một cây, bắp nào cũng to, nhiều hạt. Nhưng thu ngô về mừng chưa được bao nhiêu đã phải chứng kiến từng bắp từng bắp một bị mọt ăn sạch sành sanh. Con mọt đen đen, to hơn con

kiến, ở đâu kéo về không ai biết, chui lên gác bếp, khói hun ngày hun

đêm cũng không sợ, cắn một lỗ xuyên qua mấy lớp áo vào bên trong bắp ngô, ăn bằng sạch. Nửa tháng sau vụ thu hoạch hầu hết các nhà ở Sủng Thài đã không còn ngô ăn. Già làng sống hơn tám mươi năm ở mảnh đất này chưa bao giờ thấy con mọt về nhiều đến thế. Lúc trước, mọt chỉ thỉnh thoảng ăn vài quả đậu để làm giống chứ chưa động đến bắp ngô nào. Tết đến cũng như không, cả làng yên ắng như đang ngủ, cả trẻ con cũng không dám chạy chơi. Tôi không sao về được, không hiểu vì sao không thể bỏ đi được. Huy lên với tôi trước khi về tết, xẻ lại một nửa tiền tết phòng mới cho, lẳng lặng ra về. Tôi chạy theo, giúi mớ tiền vào túi cóc ba lô, nhìn Huy xuống dốc nhanh đến chóng mặt.

Chỉ tại cái ngô giống mới thôi, hạt nó mềm quá nên con mọt thích ăn. Ngô răng ngựa người Sủng Thài vẫn trồng trong hốc đá bao nhiêu năm nay có bị con gì ăn bao giờ. Thu ngô về, bóc một hai lớp vỏ, buộc túm mười, mười lăm bắp làm một, xiên qua cây sào, gác lên gác bếp. Cứ để

thế một năm, hai năm, bồ hóng bám đen sì sì, lúc cần lấy xuống tẽ vẫn vàng ươm, cắn không vỡ. Người Sủng Thài bảo vậy.

Cả Sủng Thài buồn như có đám ma trong làng.

Qua tết, sang xuân, hoa lê bật bông trắng muốt khắp rẻo đất dưới chân núi, đất trên nương cũng mềm ra. Lại gùi phân bò trộn với tro bếp lên nương, bỏ vào hốc đá, vùi hạt ngô xuống. Lần này trồng ngô giống cũ, vượt qua mấy ngọn núi sang bên Sủng Trái vay giống để trồng. Chỉ có hai nhà ở Sủng Thài tiếp tục trồng ngô giống mới, đấy là nhà trưởng bản và nhà bố Sài. Bố Sài là người đàn ông đã đưa tôi từ huyện lên Sủng Thài. Già bản bảo tôi: Mày còn trẻ người lắm cô giáo ạ, cái chữ thì biết nhiều chứ biết gì cây ngô mà nói chuyện gieo trồng. Đợi được thì cứ ở đấy mà

khuyên bà con tiếp tục trồng ngô giống mới, chỉ cần thay đổi cách bảo quản là không lo gì nữa.

Phải một vụ ngô nữa tôi mới mở được lớp học. Trưởng bản chung với ông Sài đắp một cái lò nung chum vại. Ngô thu về, phơi khô, tẽ sạch, cho vào chum, bịt kín, con mọt chỉ biết bám bên ngoài mà khóc. Ngô giống mới năm ấy lại được mùa hơn năm trước, người lớn trẻ con hai nhà này bận tíu tít. Sủng Thài được một phen đứng nhìn, xuýt xoa không nghe lời cô Phương góp ý. Vậy là mở được lớp. Vì cô giáo nó không chỉ biết chữ, còn biết cả trồng ngô nữa.

Lớp của tôi đứa bé nhất lên bốn, đứa lớn nhất mười bốn, cố học một năm rồi lấy vợ. Đứa lớn nhất ấy là thằng Sài, con bố Sài chết vợ. ở Sủng Thài hàng tháng trời tôi mới biết bố Sài chết vợ. Vợ ông chết lúc đang đau đẻ đứa thứ ba. “Thầy mo đuổi mãi con ma không chịu đi, cứ đứng đầu giường. Sang ngày thứ hai thì chịu, bảo đành phải để con ma mang cả

người lớn lẫn đứa trẻ trong bụng đi. Bố không lấy vợ mới vì sợ mẹ kế

không thương được con mình” . Sài kể. Sài còn một đứa em gái đã mười hai, bao giờ Sài mang vợ về thì em gái mới bắt đầu dệt váy áo đợi người

đến đón đi.

* **

Sài đưa tôi đi đường tắt xuống huyện lị, mang theo một con ngựa để lúc về nó gùi sách vở. Ngang qua bể nước, Sài dừng lại tìm cách múc nước cho ngựa uống. Tôi cũng tranh thủ lấy khăn ra rửa mặt. Sài ngồi bệt xuống phiến đá đám đàn bà vẫn dùng để vò váy. Nhìn tôi, bảo:

- Cô giáo à... Sài định nói gì rồi ngập ngừng, nói một mình - đẹp thế nhỉ. - Cái gì đẹp?

- Chân. Cái chân cô giáo ấy, đẹp như không phải chân. Cô giáo cho tao xem một tí.

- Lại nói tao rồi, phải xưng em chứ. - ừ. Cho xem một tí.

Tôi nhìn thẳng vào mặt Sài, nó quay đi, lúng túng, khép lại hai vạt áo tà pủ, giấu diếm bộ ngực lép kẹp. Mười bốn tuổi nhưng lao động nhiều, chậm lớn, trông Sài chỉ bằng đứa em út của Huy là cùng. Tôi đứng dậy: - Đi thôi kẻo muộn.

Tôi đi trước, Sài tụt lại đằng sau. Xuống huyện, lấy sách vở xong, tôi và Sài ghé qua chợ huyện. Sài mua một cái gương giấu vào cạp quần. Tôi nhìn thấy, hỏi:

- Mua cho vợ sắp cưới à? - ừ. Nó nhận thì thành vợ.

Lớp học của tôi lủng cà lủng củng, học thì ít, cãi cọ, khóc lóc, cười cợt thì nhiều. Không thể nào dung hoà được mười bảy đứa lớn bé. Tôi chia ra, một a và một bê. Một a từ tám tuổi trở xuống, một bê từ chín tuổi trở lên. Vẫn không ổn. Lại chia một a là con gái, một bê là con trai. Nhưng cứ giờ

một bê học là lại có một đứa con gái ở một a chạy đến, ghé mắt qua cửa sổ, bọn trẻ trong một bê láo nháo cả lên. Cuối cùng, lại dồn chúng về làm một.

Già bản bảo:

- Thương cô giáo thì cho chúng nó đi học thôi, biết mấy cái chữ cũng không làm bò đẻ nhiều con hơn được.

Đã sắp đến kì nghỉđông, chỉ còn vài buổi nữa là phải thi học kì. Huy lên thăm tôi. Dạo này trông Huy đã khá hơn. Béo và trắng.

- Bên ấy mấy thầy ăn chung bếp với một cô y tá ở trạm xá xã, cô ấy nuôi

được gà, trồng được rau nên cũng đỡ. Huy nói không được tự nhiên lắm. - Vui nhỉ.

- Vui gì. Góp gạo thổi cơm chung thôi mà. - Có chung thứ gì khác nữa không?

Huy im lặng. Dỗi, ra về.

Tôi không ngủđược. Sự đến rồi đi của Huy làm tôi không ngủđược. Huy

định nói gì đó với tôi mà không cất được thành lời. Có gì mà khó nói thế. Biết Huy vẫn rụt rè nhưng với tôi thì chẳng có lý gì mà không nói thẳng ra. Tôi xách xô ra suối, lấy nước về sáng mai rửa mặt, nấu mì tôm.

Sáng hôm sau, mở nắp cái xô nhựa đựng nước ngoài sân, cái ca chạm

đánh cạch. Nước đã đóng băng thành một lớp mỏng, phải dùng chuôi dao

đập mạnh một cái mới vỡ ra. Trời trở rét nhanh đến thế chứ. Có lẽ bên Huy còn lạnh sớm hơn. Sương mù mịt phủ kín hai phần ba lớp học, chỉ

nhìn thấy phần dưới nền, trông không ra hình thù gì. Kiểu này phải đẩy nhanh mấy bài tới rồi cho thi sớm thôi.

Lớp vắng hoe. Lèo tèo có bốn đứa ngồi bốn góc. Đứa nào cũng kẹp chặt hai tay vào giữa đùi. Tôi phải quay về, cầm sang cây đèn dầu, đóng kín cửa lớp lại cho đỡ gió.

- Hôm nay vắng quá nhỉ. Có em nào biết vì sao các bạn nghỉ nhiều thế

không? - Tôi hỏi.

Không đứa nào trả lời, chỉ có tiếng xuýt xoa khe khẽ. Hỏi thêm lần nữa, bốn cái đầu vẫn cúi gằm, im như thóc. Tôi tiến đến gần May, đứa trò gái lớn nhất lớp, ngồi dưới cùng:

- May, có nghe cô hỏi không?

- Em có biết vì sao các bạn nghỉ học không? - Biết.

- Sao không trả lời cô? - Không biết.

- ô hay, biết rồi lại không biết, là sao? - Biết nhưng không nói được.

- Này, có gì mà khó khăn thế em, cứ nói cô nghe xem nào.

May lúc lắc cái đầu rối bù. Tôi chạnh lòng. Bao nhiêu lần định gọi con bé lên, chải cho nó mớ tóc mà quên. Nhìn mới nhớ. Mẹ con bé còn bận với bốn đứa em của nó, chắc chưa chải cho nó bao giờ.

Thà, đứa trò bé nhất quay xuống:

- Tại cô giáo xấu. Bố mẹ bảo cô giáo xấu nên không cho đi học nữa. Bốn

đứa này cũng chỉ học hôm nay nữa thôi...

- Phải đấy. Học nốt hôm nay rồi để cô giáo về huyện thôi - đứa thứ ba lên tiếng.

- Không được nói thế. Cô giáo không làm chuyện xấu thế đâu mà... - Đứa thứ tư hét lên. Vừa hét vừa nhảy lên đứng trên ghế. Đó là thằng Sài - Tối hôm qua tao ngủ với bố từ lúc tắt đèn, làm sao bố đi gặp cô giáo ngoài guồng nước được. Có đứa nói xấu cô giáo rồi, không được tin thế!

Ba đứa còn lại cúi gằm, im lặng. Chúng đang bối rối quá, không biết tin ai nữa, ngay cả cô giáo - người mà chúng vẫn nghĩ làm gì, nghĩ gì đều

đúng, thì giờ không biết có tin được nữa không. Tôi choáng váng như bị

ai tát thật mạnh vào mặt, rát bỏng hai bên má, một cơn đau thắt dội ngược lên. Ba đứa học trò len lén ra khỏi lớp, ra đến sân là chạy thục mạng. Chỉ

còn tôi và Sài. Sài vẫn đứng trên ghế, nước mắt ròng ròng, hai tay túm lấy cạp quần. Cái quần của thằng Sài, bố nó mua cho ở chợ huyện hồi đầu

năm học, chỉ để dành đến lớp mới mặc, nhưng cũng đã đứt cúc, hỏng khoá, nó phải túm lại bằng một sợi dây lạt. Tôi cũng đã định sẽ khâu lại

Một phần của tài liệu truyenngandobichthuy(1) (Trang 136 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)