Đỗ Bích Thúy
Ông ngồi xuống cạnh nấm đất, lại một năm nữa đã qua, ngôi mộ không khác gì mấy, rừng già đã chở che cho Nhi, đến cả gió mưa dường như
cũng nhẹ nhàng hơn dưới tán lá dày. Bụi bạch yến đang độ nở hoa, những chùm hoa trắng muốt toả hơng thơm ngát. Ông thắp cho Nhi mấy nén hương, ngọn khói quẩn quanh vấn viét, Nhi đang về với ông đây mà. Ông lấy trong túi áo ngực ra bộ xà tích bạc, bộ xà tích có một con dao, một cái nhíp tỉa lông mày và một cái tăm, tất cả đều nhỏ xíu, bới đất ở nấm mộ
lên, vùi bộ xà tích xuống. Nghĩ thế nào, một lát sau lại bới lên. Đã bao nhiêu lần vùi xuống rồi bới lên không thể nhớ được nữa. Quá khứ là một cái gì đó không sao vùi lấp bởi thời gian được, thậm chí, đôi khi cò trỗi dậy, sống động hơn cả hiẹn tại với những lo toan cơm áo. Phải chăng, vì vậy mà ông không muốn chia tay với bộ xà tích, ông còn muốn giữ nó ở
bên mình để rồi ngày mai, ngày kia, khi cuộc sống lại đặt ra cho ông một thử thách nào đó ông lại có nơi để víu lấy, để vượt qua…
Nguyên dừng xe, ghé vào một chiếclán. Chiếc lán nhỏ lợp lá cọ, thưng bốn bề bằng nứa bổ, kiểu quán hàng không người bán này có chuối treo tren cao, cam, mía bày dưới bàn, tỉnh thoảng có cả bánh gù, bánh tẻ, ngô nướng… Bộ đội hành quân qua thích ăn gì thì ăn, trong túi có tiền thì để
lại vài đồng, không có thì thôi. Nhưng cái quán này hơi khác, bên trong có một cái giường, đúng hơn chỉ là một chỗ nằm, cũng được làm bằng nứa, bốn cọc gỗ chôn xuống nền đất, một chiếc bàn gỗ nhỏ để phía trong cửa sổ, cửa sổ vẫn ở vị trí chống lên. Nguyên đã ghé vào vài nơi, nhưng ở đâycó cái gì đó hơi khác, không hẳn vì nó có dấu hiệu có người ở, mà là cái gì đó rất khó diễn tả. Dưới nền đất ẩm đầy vỏ hạt dẻ, vỏ ủa sa nhân vết cày sới của dúi, cột kèo cũng đã bị mọt đục đến mục ruỗng cả, chỉ cần
xô nhẹ một cái chắc sẽ đổ sập/ Nguyên đi đi lại trong mấy mét vuông sực mùi ẩm mốc. Và đúng như linh cảm của Nguyên, đầu giường, trên cây cột vầu già có một cái hốc nhỏ, khoét tròn. Nguyên thò tay vào, chạm phải một sợi dây xích. Đó là một bộ xà tích bạc. Trong bộ xà tích có một con dao, ở chuôi dao chạm một bông cúc nhỏ tí. Đó là bộ xà tích mà Nguyên
đã thức hai đêm liền để đánh cho xong, trước khi lên đường. Nguyên bàng hoàng. Không thể như thế được, không thể có một điều gì đó như là giác mơ xảy ra với anh ngay giữa rừng thế này được. Nguyên mang bộ xà tích ra ngoài trời nhìn thật kỹ, nhất là bông cúc, bông cúc này do chính tay Nguyên chạm, có một cánh hơi bị gãy khúc, là do Nguyên thức liền hai đêm, mỏi mắt quá, tay làm không chính xác được nữa. Nguyên nhìn quanh, không có ai, không hề có một tiếng động nào gần đó. Nhìn alị
quán thì mới thấy chẳng có gì bán, mấy sợi dây thừng chắc là để treo chuối vẫn lòng thòng bên trên cửa sổ. Nguyên gọi toáng lên:
- Có ai không? Có ai ở đây không?
Không có một ai đáp lại, chỉ có tiếng vọng từ rừng sâu và núi cao, chỉcó tiếng ọng từ những chòm lá cao rậm rì ken chặt. Nguyên vấp phải một mô
đất. Một mô đất dài đắp cao chừng nửa mét. mưa đã xói lở một góc, những cây sa nhân mọc dày, xanh mướt dưới chân. Là cái gì đây? Nguyên rùng mình. Gì đây, chẳng lẽ… Không phải như thế chứ, Nguyên mới đnag trên đường lên Điện Biên thôi mà, trận đánh còn chưa bắt đầu, khẩu pháo ba bảy ly còn sau xe kia. Nguyên dùng tay cào nấm đất lên cào mãi, cào mãi, chỉ có những con dế nâu sẫm làm tổ nháo nhác chỵ ra. Ai
đã nằm lại đây dưới đất sâu cùng những con dế ngày đêm oán thán? Là ai?
Trời đã tối, đến giờ lên đường rồi, những chiếc xe của đồng đội phía sau
đã bắt đầu nổ máy. Nguyên cũng lên xe, ngần ngừ một lúc rồi quyết định
Ông nội Nguyên xưa là một người thợ bạc nổi tiếng cả một vùng, nhưng
đến đời bố Nguyên, đời Nguyên thì không sống nổi nhờ nghề, phải đi ở
cho nhà giầu. Nguyên sinh ra trong chuồng ngựa, lúc mẹ Nguyên mang cháo ngô vào cho con ngựa cái mới đẻ ăn. Ông Sềnh, ông chủ của cả gia
đình Nguyên rất biết dùng người, không để cho bố mẹ Nguyên, cả
Nguyên nữa đói ăn, thiéu mặc, nhưng cũng không một khắc nào được ngơi tay. Mẹ Nguyên, muốn vá cái áo cho chồng cho con cũng phải để đến nửa đêm, khi nồi rượu cuối cùng đã xong. Dù vậy, chưa bao giờ
Nguyên nghĩ đến việc bỏ ông chủ, kiếm sống nơi khác, bố mẹ Nguyên cũng vậy. Nguyên lớn lên có được sứ vóc hoan người d đỏ như màu lông của ngựa tía, vượt núi nhanh như gió và làm việc không biết mệt mỏi. Nhưng dù thế nào thì Nguyên vẫn chỉ là thằng trai đi ở cho nhà giàu. Phiên chợ nào, ngày hội nào Nguyên cũng chỉ là thằng dắt ngựa cho mấy thằng con nhà Sềnh. Lúc chúng nó vào hội uống rượu, trêu gái thì Nguyên dắt ngựa đi ăn, rồi chải lông cho mượt óng, mấy thằng uống rượu say khướt thì Nguyên lại vác từng thằng đặt lên lưng ngựa, dắt chúng về. Nguyên mới lớn, mới chỉ biết đến mỗi bữa ba bát mèn mén, một nồi rau cải, căng bụng lại hùng hục làm.Chỉ cần thế thôi. Không bao giờ Nguyên thấy được một tienég thở dài nuốt ngược của mẹ, cũng không bao giờ biết có một ánh mắt cha nhìn phía sau mà xuội chân xuội tay không thiết làm gì.
Nhưng có ột ánh mắt khác, dù chỉ nhìn qua khe cửa thôi, thì Nguyên lại biết. Đấy là ánh mắt của con gái út nhà Sềnh. Con Nhi. Con Nhi mười lăm, kém Nguyên ba tuổi . Con Nhi giống mẹ, lúc nào cũng rụt rè, sợ sệt, trong khi lẽ ra nó chẳng có gì phải sợ. Con Nhi da trắng hồng, mắt một mí
đen nhức, môi thì đỏ mọng như chọc kim vào một cái là tứa máu ra ồ ạt. Không hiểu sao cứ nghĩđến con Nhi là Nguyên lại nghĩđến cái kim khâu của mẹ. Khi Nguyên cảm thấy nong nóng sau gáy thì đấy là lúc con Nhi
đang nhìn Nguyên qua lỗ cửa sổ trong căm buồng tối om của nó. Thế nào Nguyên cũng quay lại, mặc dù chả thấy gì ngoài lỗ cửa nhỉnh hơn bàn tay, đen ngòm, nhưng thế nào Nguyên cũng quay lại. Con Nhi ít đi chơi, thỉnh thoảng lắm, vào mùa xuân, sau tết, nó mới đi hội bên Tả Vài. Nguyên cũng đi, vẫn là thằng dắt ngựa, nhưng là dát ngựa cho Nhi. Hai
đứa khong nói gì vói nhau, chỉ thỉnh thoảng nhìn nhau thôi, nhưng mỗi lần đi trước ngoái lại nhì Nhi thì hai chân Nguyên lại không muốn theo ý mình nữa chỉ chực khuỵu xuống.
Rồi cũng đến lúc Nguyên cầm được tay Nhi, thì cũng là lúc Nguyên chuẩn bị trốn nhà Sềnh ra rưng theo Việt Minh. Nhi hỏi:
- Việt Minh là ai?
- Là những người sẽ đánh đuổi hết thằng tây mũi dài đi. - Nó có súng mà.
- Việt Minh cũng có súng. - Súng kíp săn thú ấy à?
- Không, súng to chứ. Nguyên nói bừa, mặc dù thâm tâm cũng không dám chắc Việt Minh có súng to, và to chừng nào.
Nhi đưa cho Nguyên hai đồng bạc có hình bà đầm. - Cầm lấy, lúc nào cần thì có cái mà dùng.
Nguyên nắm chặt ba đồng bạc hoa xoè. Chưa bao giờ Nguyên, thậm chí là bố mẹ Nguyên được sở hữu đến ba đồng bac thế này. Và hai đêm liền, Nguyên thức trắng, đánh ba đồng bạc gthành một bỗ xà tích. Trong căn buồng tối, chỉ cách một lớp vách gỗ và một lớp đất trình tường, Nhi hình như không ngủ, thỉnh thoảng lại ho khẽ, Nguyên cũng ho lại trả lời.
Đêm thứ ba, Nguyên gõ khẽ vào vách đất Nhi rón rén láh cửa chi ra, trên
- Nguyên đi đấy à? - ừ
- Bao giờ về? - Lâu không?
- Chức là không lâu đâu. Một, hai mùa hội xuân thôi mà. - Thật không?
- Thật chứ. Việt Minh có nhiều khẩu súng to, rất to, thế này này, đuổi thằng Tây khó gì.
- Cẩn thận nhé.
- ừ, cẩn thận để còn về với Nhi chứ. Nhi đợi được không? - Sao lại hỏi thế? Không tin à?
- Tin chứ. Hỏi để biết chắc thôi. Có cái này cho Nhi này. - Gì thế?
- Cái này, nhưng không được dùng đi hội đâu nhé, đợi Nguyên về mới
được dùng, cho mình Nguyên ngắm thôi.
- Ai dà, Nguyên lấy đau ra bạc đểđánh xà tích thế? - Mẹ cho đấy, mẹ cho đểđánh xà tích cho vợ. - Nói dối, mẹ làm gì có.
- Có chứ. Nhi à, ở nhà để ý đến mẹ Nguyên một tý nhé. Khoẻ không sao, chỉ lo lúc ốm đau thôi.
- Biết rồi.
- Thế thì Nguyên đi đây. - Chờ một tí đã.
- Không gì cả, muốn đứng gần Nguyên một lúc nữa thôi. - Nói hay thế. Thật bụng không đấy?
- Thật mà. Nguyên à…
Nhi khóc. Nguyên cuống lên không biết để chân để tay vào đâu, ôm lây Nhi. Chỉ ôm thế, hít lấy hít để mùi thơm từ mái tóc đen nhức, một lúc rồi buông ra, quay đầu chạy thật nhanh vào đêm tối mịt mùng.
Nguyên theo Việt Minh, được đi học chữ, được sang Trung Quốc học lái xe. Suốt một năm trời, ăn một cái tết bên nước bạn, học xong được mang một chiếc xe Mônôtôva, kéo theo khẩu pháo cao xạ ba bỷ ly về nước. Nguyên đã khác quá rồi, gặp bao nhiêu người học được bao nhiêu thứ, vậy mà không lúc nào Nguyên không nghĩ đến Nhi, đến những giọt nước mắt nóng bỏng ngấm vào vai áo Nguyên đêm nào. Có người về gần vùng
ấy là Nguyên lại viết thư. Bao giờ gửi thư Nguyên cũng dặn: “Nhi không biết đọc đâu, đọc hộ cho Nhi nghe nhé”. Hàng chục ngày lái chiếc xe có khẩu pháo dài, nặng như đá phía sau lúc nào Nguyên cũng ước, giá mà Nhi nhìn thấy khẩu pháo này, Nhi sẽ biết là ngày trước Nguyên không nói dối. Việt Minh có nhiều khẩu pháo to thế này thì sẽ đuôi được thằng Tây chẳng khó gì. Đường về qua cửa khẩu Lạng Sơn, qua Thái Nguyên qua Yên Bái, Sơn La, rồi mới lên Điện Biên, Nguyên đã gặp rất nhiều cái qáun nhỏ nằm lúp xúp ven đường không người bán, thỉnh thoảng cũng ghé vào, chỉ hi vọng hỏi được thông tin về Nhi.
Đại đội xe kéo pháo của Nguyên được giao nhiệm vụ bảo vệ đèo Lũng Lô, một con đèo trọng yếu của chiến dịch. Nguyên đã không làm được gì nhiều, không được đặt dù chỉ một quả đạn vào ổ, đó là việc của các pháo thủ, nhưng Nguyên rất tự hào vì chính Nguyên đã mang về được một khẩu cao xạ ba bảy ly, loại pháo lần đầu tiên xuất hiện trong đội ngũ của quân đội Việt Nam. Nguyên đã viết thư cho Nhi thế này:
Nguyên đã mang được một khẩu pháo về, một khẩu pháo của Liên Xô, nó rất to, to lắm, Nhi không nghĩ tới được đâu. Nó có thể bắn từ rất xa, từ
dưới mặt đất chĩa lên trời, nhằm vào máy bay (máy bay ấy, Nhi biết không) pùm một phát, máy bay nổ tung, cháy đùng đùng. Nhi à, hết chiến dịch Nguyên sẽ dẫn Nhi đi xem một khẩu pháo như thế, thèm gì súng kíp, súng kíp chỉ bắn nổi mấy con cầy hương thôi. Nhi nhớ đợi Nguyên về, rồi một ngày đeo bộ xà tích cho Nguyên xem, không được để thằng trai nào nắm tay ở hội xuân đâu nhé. Sắp hết thằng Tây đến nơi rồi, Nguyên cũng sắp về rồi.
Nhưng hết chiến dịch, quân ta đã chiến thắng giòn dã mà vẫn chưa về được. Nguyên bị thương, xe Nguyên trúng một quả đạn, bốc cháy, Nguyên bị bỏng nặng hỏng một mắt, nằm ở trạm quân y tiền phương một thời gian rồi chuyển về tuyến sau. ở đấy Nguyên gặp một người, một người mà trong những lúc đau đớn nhất cả về thể xác lẫn tinh thần, Nguyên đều được người ấy chăm sóc, sự chăm sóc dịu dàng và ân cần như mẹđối với Nguyên, và còn như Nhi đối với Nguyên.
Nguyên không thể về ngay được, Nguyên nợ người ta, Nguyên cảm thấy day dứt nếu cứ thế mà ra viện. nhưng Nguyên cũng không làm gì được, hình bóng Nhi không lúc nào rời khỏi suy nghĩ của . Cuối cùng, cô y tá ấy bảo:
- Anh về đi, nếu không thấy cô ấy, hoặc cô ấy không còn chờ anh nữa thì quay lại đây với em.
Nguyên mừng quýnh, vội vã xách ba lô về quê.
- Cha con không còn nữa rồi. Ông ấy chờ mãi mà không thấy con về, sao chiến thắng lau rồi mà mãi bây giờ con mới về hở Nguyên?
Mẹ Nguyên nắm chặt lấy cánh tay anh, nước mắt ròng ròng. Mẹ tưởng anh đã ngã xuống rồi, ở đâu đó, trên đồi A1 hay ngay trước cửa hầm Đờ
cát, mẹ tưởng anh không thể về với mẹ được nữa. Cha Nguyên mất vì một lần gùi thuốc phiện của lão Sềnh sang Sảng Pả bÞ cướp giữa đường. Cái chết đột ngột của chồng làm mẹ Nguyên như cái cây bị đốn ngang chừng, đổ gục, chết không chết được mà sống cũng khôg ra sống, từng ngày, từng ngày một chỉ còn một điểm tựa duy nhất là hy vọng Nguyên trở về.
Giờ thì Nguyên đã về đây. Chính quyền cách mạng đã giải phóng tất cả
những kẻ hầu người hạ trong nhà lão Sềnh, cả nhà lão đã khăn gói ra đi, bốn năm căn nhà rộng thênh thang được chia cho người làm, cả đất đai ruộng nương, trâu bò đe ngựa cũng chia đều. Phải khó khăn lắm Nguyên mới mở miệng được, hỏi mẹ về Nhi.
- Nó đi tìm con mà, hai đứa không thấy nhau sao?
- Làm sao lại phải đi tìm con, con bảo Nhi chờ ở nhà cơ mà. - Ấy, khổ quá nên phải trốn nhà đi thôi.
- Ai làm gì Nhi, ai dám làm gì Nhi hở mẹ?
- Bố mẹ nó chứ ai. Nó gửi mẹ cái này, bảo khi nào con về thì đưa.
Mẹ đưa cho Nguyên một gói nhỏ. Nguyên mở ra, trong lớp vải chàm là một nắm tóc. Cái đêm chia tay với Nhi dưới gốc cây lê nở hoa trắng muốt lại hiện về…
Sau khi Nguyên đi, một tháng, hai tháng, mười tháng, một năm, không hề
có tin tức gì về, Nhi mỗi ngày một phổng phao xinh đẹp. bà Mẩy dạo này hay ốm, có cái cục gì đó chồi lên ở bụng, rất đau, ăn không được, ngủ
cũng không được, gày xọp đi. Thỉnh thoảng nửa đêm lại thấy Nhi xuống nhà ngang, lần đến giường bà, đưa cho một cục gì mềm mềm bằng đầu ngón tay út. Bà nhấm nháp một tý là đỡ đau ngay. Sau này bà Mẩy mới biết đó là thuóc phiện, nhà Sềnh nhiều bạc trắng là nhờ thứ này đây.
Mùa xuân năm ấy, chính là mùa xuân Nguyên được ăn tết ở nước bạn, nhớ nhà buồn thiu suốt mấy ngày tết, bố me Nhi đón bà mối đến nhà. Không ai nói câu nào với Nhi, chỉ đến khi bà mối về bố mới gọi lên, bảo hai tháng nữa thì gả chồng. Mười sáu tuổi là lấy chồng được rồi, ba trăm
đồng bạc trắng thách cưới mà nhà trai không kêu ca gì, bảo cho thêm một trăm nữa là bốn. Nó nhiều bạc trắng thế không gả thì gả cho ai. Nhi bảo, nếu cứ bắt Nhi lấy chồng thì nhà trai chỉ được một xác người không thở, không nói, không nhìn nữa thôi.