CẠNH BẾP CÓ CÁI MUÔI GỖ

Một phần của tài liệu truyenngandobichthuy(1) (Trang 121 - 129)

Đỗ Bích Thúy

Từ đây về nhà còn phải đi bộ một quãng xa nữa, còn sớm, tôi ghé vào một quán thắng cố. Chợ sang chiều sắp tan, quán vắng tanh. Chủ quán vừa chùi hai tay đầy mỡ vào vạt áo vừa hỏi, mặt không ngẩng lên:

- Đến ăn muộn thế?

- Ừ, xe tỉnh vừa lên mà. Cho mình xin một bát nhé.

- Cũng chỉ còn một hai bát là hết. Đang định mang về cho trẻ con. Uống rượu không?

- Một ít thôi...

Ngoắng muôi quẹt một cái dưới đáy chảo vét lên vừa xương thịt vừa nước váng mỡ, đổ vào bát, rồi mặc kệ tôi xì xụp ăn uống, chủ quán xếp đồ vào quẩy tấu. Tôi ăn được nửa bát thắng cố, uống hết nửa bát rượu, đột ngột chủ quán hỏi:

- Này, về đâu thế? - Ởđây thôi... - Ở phố huyện? - Ừ.

- Không nói thật với nhau rồi. Người Thài Phìn Tủng phải không?

Tôi giật mình, suýt gạt đổ bát thắng cố, căng mắt ra nhìn chằm chằm, một lúc lâu vẫn chẳng thấy nét nào quen ở người đàn ông râu rậm trước mặt. - Sao biết? Mình nhìn không thấy quen mà.

- Không quen đâu - Chủ quán mặt vẫn lạnh như ngâm nước - Biết biết một tý thôi. Lâu quá rồi, không thấy lại nhau một lần, cũng phải nghĩ mãi mới ra đấy.

Người phụ nữ địu đứa bé sau lưng vẫn lúi húi dọn dẹp từ nãy, nhễ nhại mồ hôi bước ra ngoài, cắt ngang:

- Tôi đi lấy ít muối. Dọn nhanh lên, tan chợ rồi đấy. Tôi bỏ dở bát thắng cố, lấy tiền ra trả. Nấn ná thêm: - Vợ à?

- Ừ. Nó mới đẻ, con trai đấy - Chủ quán trả lời, không giấu giếm sự phấn khởi, hỏi thêm - Có ngựa về không?

- Đi bộ thôi.

- Thế thì... đi nhanh nhanh, không lại ngủ giữa đường.

Ra khỏi quán, đi một đoạn, ngoái lại tôi vẫn thấy người đàn ông còn đứng nhìn theo. Không quen. Dứt khoát không quen tý nào. Tại sao người ấy lại nhận ra mình? Tôi điểm mặt đàn ông ở Thài Phìn Tủng, từng cái mặt, dáng người lướt qua, chẳng thấy có ai giống thế. Ánh mắt kỳ quặc của chủ quán cứ bám theo mãi như con vắt đói.

Mặt trời xuống nhanh. Hết đường nhựa, vào đường đất ngoằn ngoèo bám trên triền dốc là thấy ngay cái lạnh ùa tới. Gió dưới vực sâu hun hút thốc lên. Đúng là phải đi nhanh cho nóng người lên, cũng để không bị muộn quá lại không nhìn thấy lối đi. Đàn ông từ chợ về, uống rượu say ngủ

ngay giữa đường. Một quãng lại có một ông - mũ nồi văng ra bên cạnh, há miệng ngáy hừ hừ, ngựa ngang qua quệt cả đuôi vào mặt.

Từ đây không nhìn thấy bản tôi. Phải đi mười một khúc đường vòng như

trước mặt mới về tới. Vừa đi vừa đếm ngược, đến vòng cua cuối cùng mới thấy được nhà trưởng bản nằm chon von trên cao lẫn trong sương mờ

mờ, xam xám. Mặt trời tắt là sương xuống, nhanh như chạy ra từ ống thổi. Sương che kín hết những đỉnh núi cao, nhìn không thấy từng mỏm tai mèo nhọn hoắt...

Khắp vùng cực bắc này, nhìn phía nào cũng chỉ thấy núi. Núi đá cao ngang mây trời, nhiều như sao trên dòng sông Ngân Hà, ngửa mặt đếm mỏi miệng, mỏi cổ không xuể. Người già trong bản nói, đàn ông sinh ra từ núi, còn đàn bà sinh ra từ suối. Suối ít hơn núi nên đàn bà ít hơn đàn ông. Các bản khác con gái lớn lên lo muộn chồng, riêng bản tôi, con trai mới lo muộn vợ. Mười bảy mười tám tuổi chưa lấy được vợ là muộn rồi.

Đứa con trai nào nhà nghèo, không đủ bạc trắng mang vợ về là phải đi ở

rể. Thằng đàn ông ở rể khổ hơn đứa đàn bà đi làm dâu nhiều. Trong nhà không dám nói to, ra đường không dám ngẩng mặt nhìn hàng xóm. Thế

mà vẫn vô sốđàn ông bản tôi phải đi làm rể.

Tôi gặp Mai đang gùi một gùi đất ngược lên núi. Lâu quá rồi mới nhìn thấy nhau. Xưa, hồi còn học ở Trường Dân tộc nội trú huyện, Mai là bông hoa sắp nở rực rỡ nhất trường. Đang học dở thì bố mất, mẹ gọi Mai về lo việc nhà cùng mẹ. Vậy là bỏ học. Giờ thì ởđây, lấy chồng, đẻ liền ba đứa con bị xã phạt tính ra mất mấy quẩy tấu ngô vì vượt kế hoạch. Nhà Mai có ba mảnh nương nằm trên ba sườn núi quay mặt vào nhau, nhà ở dưới thung lũng, mặt còn lại là đường cái, thỉnh thoảng có xe ô-tô chạy qua, hai đứa con Mai lại líu ríu cõng nhau chạy ra xem, ngã sấp ngửa. Các em Mai đã đi lấy chồng hết, nhà chỉ có một đàn ông là chồng Mai, con rể cả. Hai vợ chồng ngày lên rừng, tối về hầm ngô nấu rượu, phiên chợ Lũng Phìn cho ngựa thồ ra bán, bỗng rượu để nuôi lợn.

Nhà tôi cách nhà Mai một đoạn, tắt qua đường ô-tô, đi vừa mỏi chân thì tới.

Tôi rời khỏi nhà năm mười sáu tuổi. Trước ngày tôi đi, ông nội dắt ra gốc cây lê bảo: Nhìn lên đằng trước kia, ngọn núi nhọn nhất là ngọn núi sinh

ra những đứa như mày. Lúc mày chui ra khỏi bụng mẹ, Mặt trời đang mọc, đến đúng đỉnh núi ấy. Ngọn núi đẻ ra những đứa khó bảo, lớn lên thích làm theo ý mình. Thì thôi, cho mày đi. Nhưng đi đâu thì đi, khi nào

đau chân, khi nào không thấy con đường thẳng, con đường sáng thì phải nhớ lối mà quay về...

Ngọn núi ấy, mỏm nhọn của nó không đủ chỗ cho một con chim lớn đứng chân. Cái mỏm nhọn hoắt, bé như đầu sừng một con sơn dương oai vệ

vươn lên, khoe khoang sự dũng mãnh.

Có một huyền thoại. Thuở mảnh đất này mới chỉ có rất ít người Mông sinh sống, có lần trời làm đại hạn, chỉ có cái nóng và cái khát ngự trị. Một con rồng ở trên cao, vén mây nhìn xuống, thấy cảnh người Mông thiếu nước vô cùng cực khổ đã móc một con mắt của mình ném xuống. Con mắt rồng đậu trên một đỉnh núi nhọn hoắt và tạo thành dòng nước mát vô ngần. Nhưng vùng lân cận có một bọn muốn chuyển dòng nước về chỗ

chúng, không được chúng đã trồng ngay chỗ dòng nước chảy ra một loài cây độc, lá cây rụng xuống, ai uống phải dòng nước ấy sẽ ngộ độc mà chết. Hai anh em nhà nọđi nương về gặp dòng nước ngọt uống lấy uống

để và đã chết ngay đầu nguồn nước. Họ chết đi hóa thành đôi chim muôn sắc, ngày đêm quanh quẩn bên nguồn nước, nhặt sạch lá độc mỗi khi chúng rụng.

Nhưng rồi, năm này qua năm khác, trời vẫn làm hạn hán. Có lẽ con rồng

đã già, đã chết, và con mắt của nó dưới trần gian cũng không còn sức lực

để tạo ra dòng nước nữa. Tôi và Mai lớn lên trong nỗi khát khao một nguồn nước tràn đầy, trong vắt, tắm được trong nó, bơi được trong nó và hai bà mẹ không phải suốt ngày trời mới giặt xong một quẩy tấu quần áo cho cả nhà.

Bảy tuổi tôi đã theo cha đi vòng quanh cái thung lũng nhỏ mà cả nhà tôi

nước trời... Thỉnh thoảng, không còn tý nước nào để dùng, tôi gùi thùng qua hai khe núi sang nhà Mai. Mẹ Mai lại chia cho một ít nước để dành trong bể đá đầu hồi.

Nghỉ đông năm ấy, chúng tôi từ trường nội trú về nhà. Có người đến hỏi xin Mai làm dâu. Chiều hôm trước, đuổi bò qua thung lũng gặp tôi Mai bảo:

- Tao sắp lấy chồng rồi, bỏ học thôi... - Không tiếc à?

- Tiếc chứ, nhưng nhà không có người làm, phải lấy nó về mang bò lên nương...

Mai dắt bò quay đi một đoạn, ngoái lại, mắt ầng ậng nước ngập ngừng: - Chứ à, sao không bảo bố mẹ sang nhà tao?

Năm ấy cả tôi và Mai đều vừa tuổi mười bốn.

Không có một dòng suối nào chảy qua bản tôi. Nước chảy ngầm dưới đá, người già bảo thế. Thế nên đàn bà Thài Phìn Tủng có ở trong nhà hay đi ra khỏi nhà chỉ nhìn trên mái tranh có khói bếp bay lên hay không mới biết. Đàn bà Thài Phìn Tủng nói ít làm nhiều, không mấy khi buồn cũng không có mấy khi vui. Cúi mặt từ mờ sáng đến đêm khuya. Cái lưng cong mãi.

Tôi đứng ở sân nhà Mai, nhìn thấy rõ ngọn núi nhọn nhất trên dãy núi chắn ngang chia Thài Phìn Tủng thành hai nửa. Ngọn núi nhọn, từ chân lên đến đỉnh mọc kín tam giác mạch. Mây giăng lưng chừng, hoa tam giác mạch nở rộ, cuối mùa hoa ngả sang mầu hồng sẫm, lẫn vào mây mờ. Cây tam giác mạch chịu rét giỏi, mùa này chỉ mình nó mọc được. Mảnh nương ấy mẹ đẻ mới chia cho vợ chồng Mai.

- Còn ít thôi. Vụ này trồng ngô giống mới nhưng lại trồng trên nương, cây ngô ra bắp ít lắm. Người đủ ăn thì bò ngựa nhịn. Bò ngựa ăn thì người thiếu.

- Thế thì làm thế nào, xin cứu đói nữa à?

Im lặng. Mai tiến đến gần cái quẩy tấu để ở góc nương, trong ấy đang phát ra tiếng trẻ con khóc. Đứa út của Mai đấy, mới bốn tháng, trông nó bé như cái phích nước. Mai quay người, vạch áo nhét vú vào miệng con.

Đứa bé nín bặt, chỉ còn tiếng mút chóp chép.

Có tiếng người lao xao dưới đường mòn. Người bản đi chợ Lũng Phìn về, có người đi mấy ngày mới về. Chồng Mai cũng thế. Mai bảo đi từ ba hôm trước.

- Sao phiên chợ mà Mai không đi cùng chồng? Say rượu thì ai dắt ngựa? - Nó đi bộ thôi mà.

- Đi bộ thì cũng phải có vợ có chồng chứ?

Mai lại im lặng, thở dài. Lâu lắm mới khẽ khàng:

- Nó đi làm ăn rồi, xa lắm. Chắc Tết cũng không về. Đứa út này đã được

đặt tên đâu. Nó muốn con trai, đẻ nữa thì không có gì nộp phạt...

Từ ngày chồng đi, Mai không xuống chợ Lũng Phìn ngày nào. Sắp Tết rồi, trên gác bếp đã thấy chuối khô phơi đầy một giàn. Mai bảo năm nay thêm trẻ con nhưng bớt người lớn, chắc cũng chỉ làm ít bánh thôi. Trên nóc bếp lò, cạnh chảo cám đang sôi sùng sục, có một cái muôi gỗ. Cái muôi bọn trẻ con rửa bát bữa trưa quên để lại. Cái muôi bằng gỗ pơ mu là tôi làm cho Mai. Ngày bé, lúc nào Mai cũng ước có một cái muôi thật to. Tôi chỉ thấy buồn cười, ước gì không ước lại đi ước cái muôi. Mãi đến lúc Mai bảo sắp lấy chồng tôi mới làm cho Mai, nhớ ánh mắt có gì như

vào ngón tay trỏ. Vết sẹo vẫn còn đây. Từ ngày bố mất, nhà không có đàn ông, cái muôi gỗ cũ mòn vẹt một góc cứ phải dùng mãi...

Đứa bé vẫn nằm trong quẩy tấu, đặt cạnh bếp, không khóc, còn hé hai con mắt ra nhìn tôi chằm chằm. Mẹ nó ra ngoài nhổ một gốc rau cải, chuẩn bị

làm cơm tối. Hai đứa chị hí húi tẽ ngô. Thấy tôi nhìn cái mũ nồi treo trên tường đất, đứa lớn bảo:

- Của bốđấy. Đi ban đêm mà, quên cả mũ. - Có biết bốđi đâu không?

- Biết. - Đi đâu?

- Người bản đi chợ huyện về, bảo gặp ởđấy. Mai mắng con:

- Trẻ con biết gì, đừng nói linh tinh.

Mai quay mặt ra cửa, dụi mặt vào tay áo. Tôi chợt nhớ ra cái quán thắng cố...

- Mai à, có đi chợ huyện sắm Tết không?

- Có gì cần mua đâu mà đi - Tiếng Mai nghèn nghẹn, ngập ngừng - Chứ

à, về đi thôi. Sắp tối rồi đấy, về không em gái lại tìm. Mai lại sang chơi... - Ừ mình về...

Tôi định hỏi, Mai không biết thật hay là Mai nói dối bạn. Mai sợ bạn thương hại Mai. Tôi còn định kể lại chuyện ăn thắng cố ở chợ huyện trước khi về Thài Phìn Tủng, nhưng nhìn cái mặt cúi gằm, tóc xù ra ngoài vành khăn lại không mở miệng được.

Phải cúi người mới không chạm đầu vào khung cửa. Khói quẩn trong nhà không có lối ra. Ngoài trời, dưới chân núi, chặn chân nương tam giác

mạch, hoa lê đang bật bông trắng. Hoa lê càng trắng thì trời càng lạnh. Trời chiều mùa đông u ám, không rõ trời, không rõ đất. Mây trên cao tràn xuống, tam giác mạch chỉ còn thấy mờ mờ, hòa lẫn trong sương. Núi cũng đã không còn nhìn rõ nữa... Tôi ngoái nhìn vào bếp, nói nhanh, chẳng biết mẹ con Mai có nghe rõ không:

Một phần của tài liệu truyenngandobichthuy(1) (Trang 121 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)