NGƯỠNG CỬA CAO

Một phần của tài liệu truyenngandobichthuy(1) (Trang 95 - 111)

Đỗ Bích Thúy

Gió thốc vào người cô ở chỗ khúc ngoặt như trò đùa của trẻ con. Đi qua khúc ngoặt, sang mé núi bên này, cô không còn phải quay nhìn lại phía sau với hàng đống ý nghĩ lộn xộn trong đầu. Chiều đang dềnh lên, nhanh như nồi cơm sôi không kịp mở vung. Nhà thấp tối trước, nhà cao tối sau, càng gần trời càng tối muộn. Nhà của cô ở trên cùng, có mấy viên ngói mới chèn vào lớp ngói cũở đầu hồi bên phải như một miếng vá khéo. Sính đứng như chôn chân ở cửa, hai cánh cửa mở toang, ép vào bờ tường. Hai bàn tay Sính xoắn vào nhau, mắt Sính loang loáng ướt.

Sính vẫn còn nhớ từng lời cô nói với Sính đêm ấy... “Ngày mai em về

xuôi. Nếu ông trời giữ em ở lại thì em với anh có cố đến gần nhau cũng chỉ như người say lội ngược đầu nguồn tìm sông thôi. Còn nếu ông trời thả em đi thì chân em tự khắc biết đường mà đi. Anh đừng tìm em. Chờ

một tuần trăng mà không thấy em lên là em lạc sang đường khác rồi... Anh khóc đấy à? Đàn ông mà dễ khóc thế thì không làm được việc gì lớn

đâu...”.

Sương đi rồi, Sính cứ ôm cái cột nhà, đập đập đầu mình vào đấy. Sính ngu dại quá. Sính không biết nói với cô ấy được câu nào như ý nghĩ trong

đầu Sính. Có khi nói cô cũng không nghe, nhưng ít ra cũng gửi theo cô

được cái gì nằng nặng. Còn bây giờ, Sương đi rồi. Biết đâu trong đầu Sương không có cái mặt Sính, không có lời thương lời buồn Sính nói. Thế thì có cái gì dẫn cô quay về với Sính được? Leo dốc thì khó chứ

xuống dốc dễ lắm. Chỉ một lúc thôi, trong mắt Sính đã không có bóng cô rồi...

Bà cô ngồi ở bậu cửa, cắm cúi nhặt đỗ tương giống, không biết có phải tại mắt kém không mà cứ nhặt lẫn hết cả. Hồi lâu, bà cô nói với Sính mà không ngẩng mặt lên nhìn:

- Trong bụng con Sương giữ được chén rượu ngày cưới thì nó còn nhớ

mày, không giữ được thì nó quên đường về. Núi rừng này không đẻ ra nó thì không bắt được hồn nó ở lại. Một mùa cưới nữa không thấy nó về là tao cưới vợ mới cho mày.

- Bà cô... - Sính nghẹn giọng - bà cô già rồi, lẩm cẩm rồi. Lời hay không nói toàn nói lời xấu. Có phải tại bụng bà cô hay nghĩ xấu không? Có phải vì thế mới không lấy chồng không?

- Mày...

Bà cô chống tay vào đầu gối, khó nhọc đứng dậy. Giũ giũ đám vỏ đậu tương dính đầy trên váy, miệng lập cập nói không ra câu. Giận thằng cháu quá. Có lớn mà không có khôn. Mắt to thế kia mà chỉ nhìn thấy hạt đậu dưới chân váy bà. Con Sương có bùa hay sao mà khiến thằng Sính không còn là thằng Sính nữa.

Sính thấy bà cô giận thì bỏ đi. Sính đang buồn quá nên lỡ miệng nói bậy mấy câu, bà cô giận là phải lắm. Nhưng bà cô không hiểu cho Sính. Sính nhớ vợ quá mà. Cái giường nằm một nửa, nửa kia có gối mà không có người, gió chạy rầm rập trên mặt chiếu hoa.

Đêm nào Sính cũng phải úp cái gối của vợ vào mặt mới ngủđược. Nhưng chỉ được hai ba đêm thì cả hai cái gối cưới đều chỉ có mùi thuốc lào, không còn biết được cái nào vợ Sính vẫn gối nữa. Không còn cái gối của vợ thì Sính chuyển vào nằm nửa giường bên trong. Vợ Sính có thói quen lúc nào cũng nằm sát vào vách, Sính cứ kéo vợ nằm lui ra ngoài một lúc thì cô lại dịch vào, giường rộng mấy cũng dịch vào, kéo cả Sính theo.

Nhiều hôm hai vợ chồng chỉ nằm hết có nửa giường. Sính nằm vào chỗ

của vợ, cảm thấy cánh tay mềm mềm của vợ vẫn đặt ở chỗ này.

Trong nhà, chỗ nào cũng có dấu tay Sương. Từ cái vung nồi đến bộ ấm chén uống chè. Trong bụng Sính lúc nào cũng như có người đổ rượu mạnh vào, rồi thả thêm một que diêm đang cháy nữa. Chỉ có rượu bị đốt cháy mới bỏng thế. Không biết vợ mình đang ởđâu, có ai làm gì xấu cho vợ mình không? Được một nửa tuần trăng rồi. Bắt đầu mùa mưa nên không thấy trăng mọc, chỉ nhìn vết vạch trên cột nhà mà biết thôi. Mưa mãi, bà cô sốt ruột vì củi đun sắp hết, còn Sính lại mong mưa nữa. Mưa thì trăng không đến, Sính còn chờđợi hơn được.

Trong bản có người ác miệng bảo tại Sính không mất đồng bạc trắng nào nên không buộc được chân vợ. Ngày Sính cưới Sương, nhà gái không có ai, chỉ có mấy cô giáo ởđiểm trong, điểm ngoài đến dự. Đấy cũng là đám cưới đầu tiên ở Sủng Tráng cô dâu không mặc váy cưới, cũng không có lễ đón dâu, cả bản đến hết, cả những người quên không mời cũng đến. Đến vì Sương. Sương là người nhà của cả Sủng Tráng mà.

Việc Sính lấy được Sương giống như người thợ săn giỏi bắt được con thú quý, không ai ngạc nhiên. Nhà Sính nghèo, lại chỉ có hai cô cháu, mọi việc cho đám cưới cả làng mỗi người một tay lo hết. Bỏ công bỏ việc, cả

Sảng Pả say hai ngày liền. Ai cũng muốn giữ Sương ở lại mãi với Sủng Tráng mà không nghĩ ra cách. Nay Sương làm dâu Sủng Tráng thì ở lại là phải quá rồi, không phải lo gì nữa.

Vậy mà Sương cũng đi. Đã uống chén rượu vợ chồng, không đón dâu nhưng ông chú họ xa cũng đã quay con gà ba vòng trên đầu Sương, thế là Sương được ma nhà chồng giữ hồn cho rồi. Sao Sương không biết nghĩ

Hôm nào cũng thế, Sính để đến đêm khuya, sắp sang ngày hôm sau rồi mới cầm dao khắc thêm một vạch lên cột nhà. Sính muốn một ngày dài thêm nữa ra, nhưng càng muốn thế thì ngày càng ngắn lại. Sính càng làm nhiều việc để bớt nóng bụng đi thì lửa trong bụng càng cháy mạnh. Một vạch, hai vạch, ba vạch... mấy ngày đầu Sính còn đếm, sau không đếm nữa, các vạch khác cũng xít lại gần nhau hơn...

Sính không biết, rằng lúc này, Sương đang ở một nơi mà ngựa đi mỏi chân không tới. Cũng như Sính vẫn không biết trong đầu Sương nghĩ gì, không biết vì sao Sương xinh đẹp thế lại chịu lấy Sính, người đàn ông cuối cùng của một dòng họ nghèo, không có một đồng bạc trắng chôn dưới cột nhà.

*

Sương cũng không ngủ được. Trả trước cho chủ nhà trọ năm nghìn, Sương gần như bò qua một dãy người để tìm chỗ nằm sát tường, cố dỗ

cho giấc ngủ đến. Sương phải ngủ, để không còn nhớ tí gì của thị trấn này. Chiều nay, lúc ăn cơm ở bếp tập thể của phòng, ông trưởng phòng bảo Sương:

- Cố ở thêm vài năm nữa rồi tôi đặc cách cho về vùng thấp. Giỏi như cô lại có thâm niên vùng cao, dăm ba loại ưu tiên nữa là bố trí được chỗ làm ngay thôi.

Nếu là Sương của mấy năm trước thì thế nào gã trưởng phòng cũng đã nhận được một cái muôi múc canh dính đầy mỡ vào mặt rồi. Chưa có một ngày trọn vẹn ởđiểm trường nhưng trí tuệ nghèo nàn cũng đủ cho gã hình dung được những cùng cực mà những cô gái còn trẻ như Sương phải đối mặt. Sao có thể tưng tửng như thế?

Bên ngoài bức tường là quán bán phở. Sương hình dung tấm lưng to bè bè nhớp nháp mồ hôi của bà chủ quán tựa đúng vào phần tường ngang

mặt cô, rùng mình. Nghe tiếng rao bánh mì, Sương nhỏm dậy. Những đứa trẻ của cô coi bánh mì, dù chỉ là thứ bánh cứng quèo, bé như lưỡi mèo, xin xỉn đen, dính cả cát bẩn, bán ở thị trấn là một món quà đặc biệt. Và bao giờ những đứa trẻ gái cũng để dành được một mẩu, giấu trong cạp váy, đến tận hôm sau vẫn tóp tép trong giờ học. Chiều nay Sương quên không mua. Nhưng đang định bò qua mấy người nằm ngoài thì đã nghe tiếng bà chủ quát lên xe xé:

- Có biến ngay đi không, thằng kia! Không thấy bà mày đang còn bán hàng đây à? Đi ngay, không bà cho mày khúc xương bây giờ...

Sương lại nằm xuống. Cô ném chiếc gối mây dinh dính hàng trăm thứ mồ

hôi xuống cuối giường, gối đầu lên cánh tay. Bên cạnh Sương, một bà già

đang càu nhàu nói mê, mùi trầu cay nồng phả thẳng vào mặt cô. Còn người ngoài, người ngoài nữa... thì thi nhau ngáy. Tiếng ngáy lẫn với tiếng quạt trần cũ kèn kẹt làm cho căn phòng đã chật càng chật thêm. Sương cảm thấy mình đang hít vào trong ngực từng thìa, từng thìa một, thứ không khí hỗn tạp sền sệt. Nằm được một lúc cô lại bò dậy, khe khẽ

gập đầu gối lại, bó người lại hơn chút nữa để bà già được nằm thoải mái. ánh điện ngoài quán phở hắt qua khung cửa sổ giăng đầy mạng nhện. Nhìn những người phụ nữđang ngủ trong mọi tư thế, giống nhau ở gương mặt mệt mỏi, bất giác Sương thấy thương họ. Ngày mai Sương sẽ ngồi cùng xe với họ đến ngã ba, Sương rẽ trái còn họ đi tiếp, có khi vài hôm sau Sương lại xuống huyện mua hàng của họ.

Bà già cựa quậy, hé đôi mắt kèm nhèm nhìn Sương, giật giật quần cô: - Nằm xuống. Cố ngủ đi một tí mà lấy sức con ạ. Ngày mai xe nhiều hàng, chật lắm đấy. Khéo rồi lại say.

Bà già chép miệng, quờ tay lên đầu giường vớ lấy cái nón úp lên mặt. Chiếc nón cũng cũ kỹ già nua như chủ của nó. Đã nhiều lần Sương dừng chân ở bến xe này và ngủở cái nhà trọ này, cùng với những người phụ nữ

quanh năm xuôi ngược, nhưng chưa lần nào cô để ý đến họ. Cô vẫn nghĩ

rằng, trên cõi đời rộng lớn này, mỗi người đã có một quỹđạo, không ai đi lẫn của ai. Đi xa hay gần, vòng rộng hay hẹp, đều đã được ấn định trước. Và cô cứ đi, theo ý mình, đúng hơn là theo linh cảm lờ mờ của mình. Đã như vậy hơn hai mươi năm trời. Không ngờ có lúc cô lại nhận ra cuộc đời không đơn giản thế, mà thật ra điều đó thật oái oăm, lại ở trong một cái nhà trọ, giống như một cái nồi hầm thế này. Con người, dù tốt dù chưa tốt, dù đẹp hay không đẹp, dù còn trẻ hay đã qua tuổi trẻ, sớm hay muộn thế nào cũng có lúc dừng lại, hoặc là đưa người khác đi chung đường với mình, hoặc tự mình đi vào đường của người ta. Đi mãi, đi đến lúc chết. Như cô...

Vậy mà cô đã bỏđi. Cô đã bỏ người ấy mà đi. Trong cái buổi chiều thành phố oi bức, đầy mây đen, bụi xộc qua rèm cửa vào căn phòng mà cô đã từng chăm bẵm, ủ ấm. Cô phải thú nhận với mình rằng, thực lòng cô không muốn lại bỏđi lần nữa.

Sương đưa tay lên đầu, lần ra sau gáy gỡ cái cặp tóc ra. Mớ tóc dày và dài mắc vào chiếc vòng đeo tay bị kéo cắt dở, gỡ mãi mới ra. Chiếc vòng này Sính đã dúi vào tay cô khi cô nhìn Sính lần đầu tiên, tin cậy trong nỗi sợ

hãi mơ hồ. Chiếc vòng của bà nội Sính để lại cho bà cô, bà cô cho Sính để

Sính tặng lại cô. Chiếc vòng như một thứ đồng hồ đo tình cảm của cô. Khi nào cô vui chiếc vòng sáng lên, trong đêm tối cũng thấy nó lấp lánh. Khi nào cô buồn chiếc vòng xám xịt, nặng trĩu. Khi cô nói điều ấy với Sính, Sính bảo cô trẻ con, nghĩ ra đủ thứ mà người lớn không nghĩ được. Dù sao thì cô cũng tin, những khi không biết mình buồn hay vui cô lại nhìn xuống cổ tay. Hôm qua, có người đã giằng lấy nó, vết hằn còn tím

bầm cổ tay cô. Không giật ra được thì chộp lấy cái kéo cắt vải định cắt

đứt. “Để tôi ném nó vào bếp lửa. Bùa ngải rừng rú chứ vàng bạc gì!”. Cô đã bắt đầu công việc của mình trong một căn nhà lợp cỏ gianh, tường

đắp đất cao vút tận mái nhà, chỉ có một lỗ cửa thấp để ra vào, ai cao một tí là phải cúi mới chui qua được. Mười ba đứa trẻ, lớn nhất mười bốn, bé nhất lên bảy. Có hai dãy bàn ghế, mỗi bên hai bộ. Bàn ghế là mấy tấm ván bắc ngang những cọc gỗ đóng thẳng xuống nền đất. Cô bặm môi bước vào lớp. Không sợ gì hết. Mình không sợ cuộc sống này. Mình đã từng chả sợ gì cả cơ mà. Người đến trước cô đã bỏ đi, chỉ vì tìm đến nơi khác có nước chảy đầy trong máng vầu.

Mười ba cặp mắt đổ dồn vào cô. Cô vận dụng sự mẫn cảm để tìm một niềm hy vọng hay cái gì đó tương tự lấp lánh trong những đôi mắt kia, nhưng không hề thấy.

- Chúng ta bắt đầu nhé. Các em đã học được những gì rồi, cho cô xem vở

nào.

Cô dịu dàng. Khi cô còn bé, bao giờ cô cũng mơ ước được nghe những lời dịu dàng. Bọn trẻ nhìn nhau, không nhúc nhích. Cô bước lại gần, lật cuốn vởđầu tiên, cuốn thứ hai, cuốn thứ ba... Không có một chữ nào. - Sao lại thế này?

- Xé hết rồi!

- Cho vào bếp cháy rồi...

- Thầy không giữđược, giữ chữ làm gì? - Hôm nay bố mẹ bắt đi mới đi đấy.

Dường như bọn trẻ đang trút giận lên đầu cô. Cô đi như chạy ra ngoài. Cái gì đó như là sự đổ vỡ đã xảy ra, không có âm thanh, không có hình thù.

Ngày thứ hai, cô mặc chiếc áo đẹp nhất và bước vào lớp. Hôm nay sương muối đã ập xuống, chỉ qua một đêm trở dậy đã thấy cỏ ngoài sân cháy táp. Bọn trẻ còn mười đứa, chúng ngồi dồn vào hai cái bàn. Cô thắp đèn và đóng cửa lớp lại. Ngoài cửa gió rít ù ù như muốn lật tung mái tranh lên, những bờ tường hình như lung lay muốn ụp xuống. Bọn trẻ cho tay vào mồm, chốc chốc lại đổi chỗ, đứa ngồi ngoài vào trong, đứa ngồi trong ra ngoài. Bất chợt đứa bé gái ngồi ngoài ngã xoài ra đất. Trên mình nó chỉ

có một cái áo len cũ, rách hai ống tay, không có váy mà quấn bằng một tấm khăn, chân đi đất. Cô ôm chặt đứa bé, miệng lắp bắp thúc bọn trẻ

sang bếp của cô ôm đống củi sang, mang đèn lại và đổ dầu vào...

Lửa bập bùng cháy ở cuối lớp. Được một lúc thì Xía, tên đứa học trò gái, tỉnh lại, định chuồi ra khỏi tay cô. Cô giữ chặt lấy nó. Con bé cất giọng khàn khàn:

- Người em toàn mùi bò, mùi dê, bẩn quần áo đẹp của cô giáo. Thấy cô không nói gì nó cựa quậy rồi giật giật cổ áo cô:

- Cô ơi, em hết lạnh rồi...

Những giọt nước nóng bỏng rơi xuống mặt nó. Bọn trẻ xích lại gần cô. Những cánh tay nhem nhuốc đầy vết gai cào níu lấy cô... Lửa reo phần phật.

Ngày hôm sau Xía mang đến một con gà trống. Để nó gọi cô giáo dậy. Con bé bảo vậy.

Từng đêm, cô nằm co đầu gối lên tận cằm và trở mình thật ít để chống lại cái rét từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong. Gió hoang vu vẫn quấn lấy ngôi nhà của cô như muốn nhấc bổng nó lên và ném đi đâu đó. Những

con đom đóm từ trên mái tranh dẫn nhau bò xuống vách đất chỗ cô nằm,

đếm không xuể. Chưa bao giờ cô nhìn thấy đom đóm giữa mùa đông như

thế này. Con nào cũng vừa to vừa sáng, lại không bay mà bò lồm ngồm trên vách.

Bọn trẻ thỉnh thoảng lại hỏi bao giờ thì cô đi. Dường như chúng đã chuẩn bị sẵn tinh thần để cô chia tay chúng. Mùa đông qua, mùa xuân tới. Nước chảy về đầy trong các giếng đá, các cô gái mang chăn màn, váy áo ra giặt.

Một phần của tài liệu truyenngandobichthuy(1) (Trang 95 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)