Hợp âm, các dạng hợp âm ba, đảo hợp âm

Một phần của tài liệu NHẠC LÝ HỌC ĐÀN (Trang 42 - 44)

1.1. Thế nào là hợp âm

Hợp âm là sự kết hợp cùng lúc ba âm thanh (hoặc nhiều hơn nữa) chồng lên nhau theo quãng ba.

Ví dụ :

Hợp âm gồm ba âm thanh chồng lên nhau theo quãng ba gọi là hợp âm ba (hoặc gọi là hợp âm năm).

Hợp âm ba chồng lên một âm thanh theo quãng ba gọi là hợp âm bảy. Hợp âm bảy chồng thêm một âm thanh theo quãng ba gọi là hợp âm chín. Tên của nốt nhạc thấp nhất sẽ đợc dùng làm tên gọi của hợp âm.

Ví dụ :

F dur G dur E moll C dur

1.2. Các dạng hợp âm ba

Có bốn dạng hợp âm ba đợc cấu tạo từ những quãng ba trởng và ba thứ.

a. Hợp âm ba trởng: là hợp âm gồm một quãng ba trởng và một quãng ba thứ chồng

lên nhau. Hai âm ngoài cùng tạo thành quãng năm đúng. Ví dụ :

Kí hiệu viết đệm cho giai điệu: C D Eb Bb

b. Hợp âm ba thứ: là hợp âm gồm một quãng ba thứ và một quãng ba trởng chồng

lên nhau. Hai âm ngoài cùng cũng tạo thành quãng năm đúng. Ví dụ :

c. Hợp âm ba tăng: là hợp âm gồm hai quãng ba trởng chồng lên nhau. Hai âm ngoài

cùng là một quãng năm tăng. Ví dụ :

Ký hiệu viết đệm cho giai điệu: C- ang, D – ang

d. Hợp âm ba giảm: là hợp âm gồm hai quãng ba thứ chồng lên nhau. Hai âm ngoài

cùng là một quãng năm giảm. Ví dụ :

Kí hiệu viết đệm cho giai điệu: A - dim, E - dim.

Âm dới cùng của hợp âm là âm gốc, còn gọi là âm một.

Âm thứ hai (âm giữa) gọi là âm ba vì giữa nó với âm gốc tạo thành quãng ba. Âm thứ ba (âm trên) gọi là âm năm vì giữa nó với âm gốc tạo thành quãng năm.

Trong 4 loại hợp âm trên, hợp âm ba trởng và hợp âm ba thứ đợc sử dụng nhiều hơn cả.

1.3. Đảo hợp âm

Khi trật tự của các âm thanh hợp âm ba thay đổi, âm ba hoặc âm năm nằm dới cùng gọi là thể đảo. Có đảo I và đảo II.

Nguyên vị là âm một ở gốc Đảo I là âm ba ở gốc Đảo II là âm năm ở gốc.

Một phần của tài liệu NHẠC LÝ HỌC ĐÀN (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w