TRONG CHỨNG MINH HÌNH HỌC

Một phần của tài liệu up loat toan tuoi tho (Trang 40 - 42)

Có nhiều bài toán hình học tưởng như không liên quan đến diện tích, nhưng nếu ta sử dụng diện tích thì lại dễ dàng tìm ra lời giải của bài toán.

Bài toán 1 : Tam giác ABC có AC = 2 AB. Tia phân giác của góc A cắt BC ở D. Chứng minh rằng DC =

2 DB.

Phân tích bài toán (h.1)

Để so sánh DC và DB, có thể so sánh diện tích hai tam giác ADC và ADB có chung đường cao kẻ từ A. Ta so sánh được diện tích hai tam giác này vì chúng có các đường cao kẻ từ D bằng nhau, và AC = 2 AB theo đề bài cho.

Giải : Kẻ DI vuông góc với AB, DK vuông góc với AC. Xét ΔADC và ΔADB : các đường cao DI = DK,

các đáy AC = 2 AB nên SADC = 2 SADB.

Vẫn xét hai tam giác trên có chung đường cao kẻ từ A đến BC, do SADC = 2 SADB nên DC = 2 DB. Giải tương tự như trên, ta chứng minh được bài toán tổng quát :

Nếu AD là phân giác của ΔABC thì DB/DC = AB/AC.

Bài toán 2 : Cho hình thang ABCD (AB // CD), các đường chéo cắt nhau tại O. Qua O, kẻ đường thẳng

song song với hai đáy, cắt các cạnh bên AC và BC theo thứ tự tại E và F. Chứng minh rằng OE = OF.

Giải :

Cách 1 : (h.2) Kẻ AH, BK, CM, DN vuông góc với EF. Đặt AH = BK = h1, CM = DN = h2. Ta có :

Từ (1), (2), (3) => :

Do đó OE = OF.

Cách 2 : (h.3) Kí hiệu như trên hình vẽ. Ta có SADC = SBDC .

Cùng trừ đi S5 được : S1 + S2 = S3 + S4 (1)

Giả sử OE > OF thì S1 > S3 và S2 > S4 nên S1 + S2 > S3 + S4, trái với (1). Giả sử OE < OF thì S1 < S3 và S2 < S4 nên S1 + S2 < S3 + S4, trái với (1). Vậy OE = OF.

Bài toán 3 : Cho hình bình hành ABCD. Các điểm M, N theo thứ tự thuộc các cạnh AB, BC sao cho AN

Giải : (h.4) Kẻ DH vuông góc với KA, DI vuông góc với KC. Ta có :

DH . AN = 2 SADN (1) DI . CM = 2 SCDM (2)

Một phần của tài liệu up loat toan tuoi tho (Trang 40 - 42)