III. CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN TỐI ƯU HOÁ CẤU TRÚC CHU TRÌNH SỬA CHỮA
NGHIÊN CỨU TÍNH GIA CÔNG CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ
1.2. Tiêu chuẩn hóa tính gia công của vật liệu chết ạo máy
Để dễ dàng chọn tốc độ cắt người ta tiến hành tiêu chuẩn hoá đối với tính gia công của vật liệu. Theo các tiêu chuẩn này các vật liệu được chia thành các nhóm cơ bản mà nội dung của quá trình là:
- Phân chia vật liệu thành các loại và các nhóm tính gia công - Phân chia thép và ký hiệu thép theo hệ thống số
- Phân chia gang và ký hiệu gang theo hệ thống số - Phân chia kim loại không chứa sắt và ký hiệu bằng số
- Ký hiệu trạng thái và chất lượng của kim loại không chứa sắt nặng và nhẹ
Để xác định chế độ cắt cho vật liệu đã biết mác của một nước bất kỳ khi sử dụng hệ số tính gia công k ta tập trung làm rõ tiêu chuẩn phân chia vật liệu theo các nhóm tính gia công.
Thép, gang cũng như các kim loại nặng, nhẹ, kim loại không chứa sắt sau khi được chia thành các loại (hay họ) cơ bản, lại được chia thành 20 nhóm tính gia công cụ thể:
- Đối với gang (ký hiệu a): 1a, 2a, 3a, ...., 20a - Đối với thép (ký hiệu b) 1b, 2b, 3b, ..., 20b
- Kim loại không sắt (đồng, ký hiệu c) 1c, 2c, 3c, ..., 20c - Kim loại nhẹ (nhôm, ký hiệu d) 1d, 2d, 3d, ..., 20d
Với cách phân nhóm này thì vật liệu thuộc nhóm 1 là khó gia công nhất và ở nhóm 20 là dễ gia công nhất. Trong ngành chế tạo máy thì vật liệu thông dụng nhất thuộc nhóm 7 đến 18.
Nguyên tắc được xếp vào cùng một nhóm tính gia công là điều kiện gia công như nhau, tuổi bền dao như nhau và giá trị theo chỉ tiêu đánh giá nào đó phải nằm trong giới hạn nhất định. Phải có cùng các điều kiện như sau: Chiều sâu cắt và độ lớn chạy dao, hình học lưỡi cắt của dao, kích thước và dạng dao, loại vật liệu dao, độ mòn của lưỡi cắt, kích thước và hình dạng, phương pháp gá vật mẫu, độ cứng vững của hệ thống công nghệ...
Khi xếp nhóm ta cần đánh giá theo một chỉ tiêu nào đó (ví dụ theo độ mòn dao, lực cắt và công suất cắt) và lấy một vật liệu nào đó làm chuẩn và coi như vật liệu đó có hệ số tính gia công bằng 1. Đo giá trị chỉ tiêu ở tất cả các vật liệu sau đó thực hiện so sánh với vật liệu chuẩn, ta có hệ số:
Từ giá trị K này ta lấy giá trị khoảng cách giữa các nhóm. Theo tiêu chuẩn thì giá trị khoảng cách là
Hệ số này phù hợp với cấp số vòng quay và lượng chạy dao của máy cắt kim loại. Hệ số cơ bản của vật liệu chuẩn K = 1. Vật liệu chuẩn này có 2 vật liệu ngay kề liền.
Nhóm thấp hơn sẽ có hệ số:
K1 = 1/q = 1/1,26 = 0,79
Nhóm cao hơn sẽ có hệ số: TCK
K2 = 1xq = 1x1,26 = 1,26 Vật liệu chuẩn cho các loại vật liệu theo bảng 1.
Bảng 1
Vật liệu chuẩn Vật liệu Loại Nhóm
Loại Nhóm Hệ số tính gia công Gang
Gang ủ a 1a- 20a Gang xám 190HB (422418) 11a 1,0
Thép
Thép đúc b 1b- 20b Thép kết cấu thường hóa (116001) 14b 1,0 Kim loại không sắt c 1c- 20c Đồng thau 90 HB(423223) 12c 1,0 Kim loại nhẹ d 1d- 20d Hợp kim nhôm 10HB (424201) 12d 1,0
Ghi chú: Các ký hiệu vật liệu theo số là chuẩn ký hiệu vật liệu của Tiệp khắc
Căn cứ lý luận trên thiết lập được giá trị hệ số tính gia công và giới hạn của nó
Ví dụ: Thực hiện gia công bằng cắt gọt, áp dụng cho gang và thép được thể hiện theo bảng 2. Với việc xác định loại và nhóm tính gia công của vật liệu chúng ta có thể xác định chế độ cắt của vật liệu chuẩn trong mỗi loại vật liệu, chế độ cắt cho các loại vật liệu khác bằng chế độ cắt của vật liệu chuẩn nhân với hệ số tính gia công.
Bảng 2
Hệ số tính gia công Nhóm tính gia công Phạm vi Trung bình Gang xám Thép 0,045 - 0,056 0,050 - 1b 0,057 - 0,071 0,063 - 2b 0,072 - 0,089 0,08 - 3b 0,090 - 0,112 0,1 1a 4b 0,113 - 0,14 0,126 2a 5b 0,15 - 0,18 0,16 3a 6b 0,19 - 0,22 0,20 4a 7b 0,23 - 0,28 0,25 5a 8b 0,29 - 0,35 0,31 6a 9b 0,36 - 0,45 0,40 7a 10b 0,45 - 0,56 0,5 8a 11b 0,57 - 0,71 0,63 9a 12b 0,72 - 0,89 0,80 10a 13b 0,90 - 1,12 1,0 11a 14b 1,13 - 1,41 1,26 12a 15b 1,42 - 1,78 1,60 13a 16b 1,79 - 2,24 2,0 14a 17b 2,25 - 2,82 2,5 15a 18b 2,83 - 3,55 3,15 16a 19b 3,56 - 4,47 4,0 17a 20b 4,48 - 5,62 5,0 18a 5,63 - 7,08 6,3 19a 7,09 - 8,92 7,9 20a CK
Để thực hiện xác định hệ số tính gia công của một vật liệu bất kỳ của một nước bất kỳ cần có bảng cân ngang thể hiện vật liệu của Tiệp khắc tương đương với vật liệu nào đó của nước nào đó (bảng 3).
Bảng 3
STT Liên xô Trung Quốc Triều Tiên Tiệp khắc Ba Lan Nhật 1 CT0 A0 0 10001 STO - 2 CT5 A5 5 11500 STS 5550 3 60T 60Mn 50Mn 13170 - - 4 50T 50Mn 50Mn 13150 50G - 5 40X 40Cr 40Cr 14140 40H SGr4 6 38XC 37CrSi - 14341 - - 7 35XM 35CrMO - 15131 35Hm SCM2
PHẦN II: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH GIA CÔNG CỦA VẬT LIỆU KHI CHƯA BIẾT MÁC HOẶC VỪA SẢN XUẤT RA BẰNG KIẾN THỨC VỀ TÍNH GIA CÔNG VẬT LIỆU