III. CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN TỐI ƯU HOÁ CẤU TRÚC CHU TRÌNH SỬA CHỮA
NGHIÊN CỨU VIỆC ĐỊNH HÌNH HOÁ CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Ở VIỆT NAM
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TUẤN
Bộ môn Cơ khí Ô tô Khoa Cơ khí
Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt:
+ Xây dựng phương pháp thiết kế phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội + Sẵn sàng cung cấp các thiết kế mẫu, nhanh chóng, hợp lý cho thực tế. - Nội dung chính:
+ Xây dựng một số quan điểm mới về thiết kế cơ sở sản xuất
+ Thiết kếđịnh hình những cơ sở sản xuất cơ bản phổ biến theo Modul.
- Kết quả chính đạt được: Khoa học - kỹ thuật ứng dụng cho các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.
Summary:
+ To build a method of technical planning in acordance with cioeconomic conditions + To be prepared to supply modulus design.
- Main contents:
+ To build a viewpoint of technical station design. + Modulus design of main and popular technical stations
Results obtained: Science and technology to apply for technical stations of automobile
industrial field in Vietnam. TCK
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam ngày một tăng trưởng mạnh mẽ. Cùng với việc tiêu chuẩn hoá về thiết kế, công nghệ còn cần phải tiêu chuẩn hoá các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô để thực hiện việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Các cơ sở sản xuất này từ loại hình nhà máy lắp ráp, chế tạo phụ tùng, sửa chữa đến các xí nghiệp, công ty vận tải, khai thác ô tô, các dịch vụ công ích như trung tâm kiểm định, bán và giới thiệu sản phẩm... còn không thống nhất, chưa hợp lý và nhiều khi phải mua thiết kế của nước ngoài.
Tất cả những vấn đề trên gây lãng phí ngoại tệ, tiền bạc và thời gian, thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình và chất lượng sản xuất của ngành công nghiệp ô tô ở nước ta. Báo cáo KH “Nghiên cứu định hình hoá các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam” nhằm góp phần giải quyết vấn đề này. Đây là đề tài cấp Bộ đã bảo vệ thành công năm 2006 đạt loại tốt.
II. NỘI DUNG
2.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài và một số quan điểm thiết kế mới
Định hình hoá cơ sở sản xuất chính là việc thiết kế sẵn các thiết kế mẫu (định hình theo Modul cơ sở) bằng cách tiêu chuẩn hoá thiết kế. Trên cơ sở đó khi cần có thiết kế với qui mô bất kỳ đều có thể sử dụng nguyên bản hoặc điều chỉnh chút ít. Điều này đảm bảo tính đúng đắn,
hợp lý và sự tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí cho việc thiết kế, xây dựng dự án và cơ sở sản xuất.
Tiêu chuẩn hoá việc thiết kế là nền tảng của tính đúng đắn, hợp lý trong thiết kế. Các căn cứ xây dựng tiêu chuẩn hoá việc thiết kế bao gồm:
- Qui định hiện hành của Nhà nước thông qua các văn bản pháp qui của Chính phủ, Bộ (Xây dựng, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Tài chính ...) và Ngành (Cục Đường bộ, Cục Đăng kiểm...).
- Tình hình thực tế ở Việt Nam và kinh nghiệm thiết kế cơ sở sản xuất.
Với các căn cứ trên, trước hết cần thống nhất một số quan điểm thiết kế mới, bao gồm các vấn đề sau:
2.2. Về các loại hình cơ sở sản xuất
Trong ngành công nghiệp ô tô có 10 loại hình cơ sở sản xuất sau:Nhà máy sửa chữa lớn ô tô, Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô, Nhà máy lắp ráp ô tô, Xí nghiệp-Công ty vận tải ô tô, Xí nghiệp-Xưởng bảo dưỡng kỹ thuật tập trung, Trạm tác động kỹ thuật công cộng, Trạm-Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, Gara bảo quản xe, Trạm cung cấp vật liệu chạy xe, Trạm hàng hoá và hành khách
Trong các loại hình trên thì ở Việt Nam phổ biến và cơ bản hiện nay là Nhà máy chế tạo phụ tùng; Nhà máy lắp ráp ô tô; Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa; Trạm tác động kỹ thuật công cộng. Đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào các loại hình này và chia thành 2 nhóm: Cơ sở chuyên môn hoá và cơ sở công cộng.
2.3. Về các giai đoạn thiết kế
Theo các tài liệu kinh điển thì từ trước tới nay, việc thiết kế được chia thành 3 giai đoạn: