III. CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN TỐI ƯU HOÁ CẤU TRÚC CHU TRÌNH SỬA CHỮA
NGHIÊN CỨU TÍNH GIA CÔNG CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ
1.1. Khái niệm về tính gia công
Tính gia công của vật liệu là tập hợp những tính chất của vật liệu được gia công phản ánh mức độ thích hợp của nó đối với từng quá trình gia công các chi tiết máy. Một vật liệu này có
tính gia công tốt hơn vật liệu khác khi thời gian tiêu tốn cho cắt gọt càng ngắn, tiết kiệm dụng cụ, năng lượng và thiết bị sản xuất, đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về độ chính xác kích thước, hình dáng của sản phẩm và độ nhẵn bề mặt.
Tính gia công của vật liệu được đặc trưng bằng một số chỉ tiêu như độ bền, độ cứng và những tính chất công nghệ khác của vật liệu như độ mòn của dao cụ, lực cắt, độ nhẵn bề mặt, hình dạng của phoi... ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thành phần hoá học của vật liệu, phương pháp gia công phôi, cấu trúc tế vi, độ lớn của hạt và mạng lưới tinh thể. Các nhân tố này nhiều khi ảnh hưởng một cách tương hỗ đến tính gia công và không thể đánh giá riêng lẻ.
Tuỳ theo các chỉ tiêu đánh giá mà có thể phân thành:
- Tính gia công động học: là khái niệm đánh giá tính gia công của vật liệu theo tốc độ cắt V. - Tính gia công động lực học: là khái niệm khi đánh giá tính gia công của vật liệu theo lực cắt P.
- Tính gia công hình học tế vi: là khái niệm khi đánh giá tính gia công của vật liệu theo độ nhám bề mặt Rz.
- Tính gia công tuyệt đối: là khái niệm khi đánh giá tính gia công của vật liệu theo một chỉ tiêu nào đó, trong một điều kiện nhất định có một giá trị cụ thể nào đó. Nhưng với điều kiện khác thì giá trị đó lại thay đổi.
- Tính gia công tuơng đối: là khái niệm khi đánh giá tính gia công của các vật liệu khác nhau cùng theo một chỉ tiêu nào đó với cùng một điều kiện như nhau. Sau đó so sánh các vật liệu đó với nhau hoặc với vật liệu được chọn làm chuẩn trên cơ sở giá trị chỉ tiêu đánh giá.
Căn cứ vào sự so sánh này ta xây dựng hệ số tính gia công K và từ đó đánh giá được mức độ khó, dễ gia công của các loại vật liệu khác nhau.
CK