5. Phương pháp nghiên cứu
2.6. Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
Nếu lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh thì việc sử dung vốn sao cho có hiệu quả nhất được xem là khâu quan trọng trong kết quả cuối cùng đó, đây là lý do giải thích cho câu hỏi tại sao trong quá trình sản xuất kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng năm trời nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp thu được lợi nhuận rất lớn phải chăng do những doanh nghiệp này đã sử dụng nguồn vốn của mình hợp lý, đúng hướng mang lại hiệu quả cao.
Muốn làm được điều này thì sau từng chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá kết quả đạt được để từ đó rút ra những mặt tồn tại thiếu sót cũng như những ưu điểm của doanh nghiệp, có kế hoạch khắc phục kịp thời những mặt hạn chế hay phát huy hơn nữa những ưu điểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhận thức được điều này, công ty Bia Huế luôn coi trọng đến hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khắn nhưng công ty đã không ngừng cố gắng và đã mang lịa kết quả đáng ghi nhận. Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này chúng ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu sau ở bảng 16
Bảng 16: Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh
Doanh thu thuần (tr.đ) 1.420.736 1.424.807 1.779.149 4.071 0,29 354.342 24,94 LN sau thuế (tr.đ) 309.904 299.854 321.478 -10.050 -3,24 21624 7,21 Vốn bình quân (tr.đ) 1.326.924 989.864 1.044.092 -337.060 -25,40 54.228 5,20 Tổng tài sản (tr.đ) 1.109.581 1.158.337 1.258.917 48.756 4.40 100.580 8,68 Vốn CSH (tr.đ) 589.863 563.962 601.659 -25.901 -4,39 37.697 6,68 Sức sản xuất vốn (lần) 1,07 1,44 1,70 0,37 34,58 0,26 18.06 Tỷ suất LN/DT (ROS) (%) 21,81 21,05 0,18 -0,76 -3,48 -20,87 -99,14 ROA (%) 27,93 25,89 25,53 -2,04 -7,3 -0,36 -1,39 ROE (%) 52,54 53,17 53,43 0,63 1,20 0,26 0,49
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Bia Huế) Nhìn vào bảng 16 ta thấy, nhìn chung hiệu quả kinh doanh của công ty diễn ra theo xu hướng tích cưc, doanh thu tăng lên đồng thời lợi nhuận cũng tăng qua 3 năm.
Sức sản xuất vốn tăng lên qua các năm do lượng doanh thu đạt được có tốc độ tăng khá nhanh. Năm 2011 tăng 0,29% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 24,94% so với năm 2011. Sức sản xuất vốn phụ thuộc vào doanh thu và vốn sử dụng. Sức sản xuất tăng là do doanh thu hàng năm liên tục tăng trong khi đó vốn bình quân giảm. Cụ thể là năm 2010, tài sản đầu tư của công ty 1.326.924 tỷ đồng, thu được 1420,736 tỷ đồng doanh thu và do vậy sức sản xuất vốn là 1,07 lần. Sang năm 2011, sức sản xuất vốn tăng nhanh (tăng 0,37 lần) so với năm 2012, công ty chỉ đầu tư 989.864 tỷ đồng mà thu về được 1.424,807 tỷ đồng doanh thu. Sang năm 2012, sức sản xuất vốn tăng (tăng 0,26 lần) so với năm trước đó, công ty đầu tư 1.044, 092 tỷ đồng và thu về 1.779, 149 tỷ đồng doanh thu. Qua đó chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được lượng vốn của đơn vị mình. Nhìn chung, cả 3 năm công ty sử dụng vốn đều đem lại hiệu quả. Tuy sức sản xuất còn thấp nhưng có chiều hướng ngày càng cải thiện. Đây cũng là thể hiện thành công trong việc sử dụng vốn của công ty.
Qua bảng 16 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu theo xu hướng giảm qua các năm đặc biệt năm 2012 giảm mạnh. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống mức 21,05% giảm 3,48% so với năm 2010. Sang năm 2012 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm, chỉ còn 0,18% so với năm 2011. Giải thích cho điều này là do trong năm 2012 tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Mà nguyên nhân sâu xa là do trong năm công ty làm ăn hiệu quả đem lại doanh thu lớn nhưng công ty dành một phần để trả nợ
II nên làm cho lơi nhuận cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu diễn biến theo xu hướng giảm xuống, tuy nhiên với lí do trên làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm thì đây chưa phải là tín hiệu xấu. Công ty cần nỗ lực không ngừng để làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng trở lại.
Vốn trong công ty được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho công ty, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản của đơn vị. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh lời của tài sản qua các năm (2010-2012) là cần thiết. Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản qua 3 năm đều giảm nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lớn nhất là 27,93% có nghĩa là cứ một đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh thì tạo ra được 27,93 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do trong năm này công ty làm ăn hiệu quả đem lại lợi nhuận lớn trong khi tổng tài sản nhỏ nhất trong 3 năm. Sang năm 2011 tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm 7,3% so với năm 2010, còn 25,89%, và giảm xuống 25,53% vào năm 2012, giảm 1,39% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là công ty phải trang trải chi phí nợ vay khiến lợi nhuận tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.
Nhìn chung, với một đồng vốn bỏ ra đầu tư đều mang lại lợi nhuận cho công ty với một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, ở hai năm 2011 và 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống nhưng chỉ giảm nhẹ nên đây chưa phải là dấu hiệu xấu. Do vậy các nhà quản lý của công ty cần tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Qua bảng trên ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng qua các năm. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu mà công ty đem vào đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy, qua 3 năm (2010-2012) cứ công ty sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu để sản xuất kinh doanh thì đồng vốn đó mang lại lần lượt 52,54; 53,17; 53,43 đồng lợi nhuận. Số đồng vốn lợi nhuận tăng nhẹ qua các năm. Rõ ràng công ty đã không ngừng
công ty bỏ ra đầu tư đạt được mức sinh lời khá tốt, chứng tỏ vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tu đều đem lại hiệu quả.
Tóm lại, qua phân tích ở trên ta thấy, công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh
doanh bước đầu đã đem lại hiệu quả, sức sản xuất vốn, tỷ số ROE đều có xu hướng tăng, 2 tỷ số ROS, ROA có xu hướng giảm qua các năm nhưng kì vọng sẽ tăng trở lại. Điều đặc biệt là vốn đưa vào sản xuất kinh doanh luôn đem lại hiệu quả khá cao thể hiện qua các giá trị của các tỷ số mặc dù giảm qua các năm nhưng vẫn giữ ở mức cao.