5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % TSCĐ 549.331 657.869 625.551 108.538 19,75 -32.318 -4,91 Chi phí XDCBDD 474.590 - - -474.590 -100 0 0 Tổng TSCĐ 1.023.921 657.869 625.551 -366.052 -35,75 -32.318 -4,91
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
a. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Chi phí xây dựng cơ bản đều giảm qua các năm, đặc biệt năm 2011 và năm 2012 giảm mạnh dường như không có. Trong năm 2010 chi phí xây dựng cơ bản đạt giá trị lớn là 474, 59 tỷ đồng do nhà máy bia Phú Bài II mới hoàn thành xong vào đầu năm 2010. nên công ty chỉ đầu tư nâng cấp thêm thôi.Điều này là sự biểu hiện tốt vì công ty mở rộng quy mô và hướng sản xuất mới. Do đó, việc mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh là một “bước đột phá mới” của công ty. Từ năm 2010 trở đi thì nhà máy này được xây dựng xong và bước đi vào hoạt động nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang không đáng kể.
b. Tài sản cô định
Qua bảng trên ta thấy tài sản cố định qua các năm đều giảm liên tục. Nếu như năm 2010 con số này là 1.023,921 tỷ đồng thì đến năm 2011 con số này là 657,869 tỷ đồng và sang năm 2012 là 625,551 tỷ đồng. Tài sản cố định trong 2 năm 2011,2012 giảm mạnh là do công ty vừa hoàn thành dự án xây dựng nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II, nên năm 2010 công ty chỉ nâng cấp thêm những máy móc, thiết bị đã quá cũ, không hoạt động được, sang năm 2011 công ty tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả. Như vậy sự giảm xuống của tài sản cố định không phải là dấu hiệu xấu mà ngược lại chứng tỏ công ty không ngừng đầu tư, phát triển và hiện đại hóa thiết bị máy móc, giúp cho việc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, hoàn thành công trình đúng kế hoạch tiến độ được giao. Điều này chứng tỏ năng lực và phạm vi hoạt động công ty ngày càng rộng lớn và chiếm được thị phần trên thị trường trong nước và nước ngoài. Thế nhưng để đánh giá sự giảm xuống này có đem lại hiệu quả hay không sẽ được phản ánh qua bảng sô 10:
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 LN sau thuế (tr.đ) 309.904 299.854 321.478 -10.050 -6,707 TSCĐ bình quân (tr.đ) 929.326 603.600 641.710 -325.726 38.110 Sức sinh lời TSCĐ (lần) 0,33 0,50 0,51 0,17 0,01
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Nhìn vào bảng 10 ta thấy, sức sinh lời TSCĐ tăng qua các năm cụ thể năm 2010 là 0,33 lần, năm 2011 là 0,50 lần, năm 2012 là 0,51 lần. Điều này chứng tỏ công ty đã phát huy hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Năm 2010, mặc dù công ty đã hoàn thành xong dự án nhà máy bia Phú Bài giai đoạn II nhưng do trong năm công ty phải nâng cấp thêm một số máy móc thiết bị đã cũ nên sức sinh lời tài sản cố định ở mức khá thấp là 0,33 lần. Sang năm 2011và năm 2012, mức trang bị tài sản cố định của công ty tương đối hợp lý hơn, sức sinh lời tài sản cố định tăng lên đạt mức cao nhất trong 3 năm, chứng tỏ việc đầu tư tài sản cố định của công ty trong năm này được sử dụng một cách hợp lý, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Mặt khác sức sinh lời tài sản cố định ở mức cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định là tương đối tốt.
Tóm lại, qua phân tích ở trên ta thấy công ty đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định và đem lại hiệu quả cao, sức sinh lời tăng qua các năm. Đây là một dấu hiệu tốt, công ty cần phát huy.
Để đánh giá chính xác và chỉ rõ vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng như thế nào theo thứ tự thời gian. Để thấy được những trọng điểm của việc sử dụng vốn và những nguồn chủ yếu nào được hình thành để tài trợ cho việc sử dụng vốn đó ta sử dụng bảng tài trọ. Để lập được bảng này phải liệt kê sự thay đổi của các tài khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột: sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc:
- Nêu các khoản mục bên tài sản tăng hoặc các khoản mục bên nguồn vốn giảm thì điều đó thể hiện việc sử dụng vốn
- Nếu các khoản mục bên tài sản giảm hoặc các khoản mục bên nguồn vốn tăng thì điều đó thể hiện việc tạo nguồn.
Từ bảng tài trợ các năm (2010. 2011. 2012), ta phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty.
2.3.1. Tình hình vốn và sử dụng vốn năm 2010
Bảng 11: Bảng tài trợ năm 2010
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Thay đổi Nguồn vốn Sử dụng vốn
A. Tài sản
1. Vốn bằng tiền 276.107 224.600 -51.507 51.507
2. Các khoản phải thu 10.453 15.499 5.046 5..046 3. Hàng tồn kho 76.774 117.001 40.227 40.227 4. TSLĐ khác 9.173 5.168 -4.005 4.005 5, TSCĐ 459.448 549.331 89.883 89.883 B. Nguồn vốn 1. Nợ ngắn hạn 321.528 367.791 46.263 46.263 2. Nợ dài hạn 35.152 55.926 20.774 20.774 3. Vốn chủ sở hữu 573.256 585.863 12.607 12.607 Tổng vốn 156.631 135.156
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Nhìn vào bảng tài trợ trên ta thấy, đáng chú ý nhất là sự sụt giảm nghiêm trọng của vốn bằng tiền, mà nguyên nhân sảu sa và chủ yếu là do sự gia tăng của các khoản phải thu và hàng tồn kho. Đáng lưu ý thứ hai là sự gia tăng khoản nợ ngắn hạn và dài hạn, nguyên nhân là do trong năm 2010, công ty cấn nâng cấp một số máy móc thiết bị cũ nên đã vay nợ để đầu tư trang thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
ty là khả quan vì việc sử dụng vốn chủ yếu là đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặc dù vốn bằng tiền giảm do sự tăng lên của các khoản phải thu và hàng tồn kho nhưng do công ty được khách hàng đặt hàng nhiều với số lượng lớn nên việc tăng lên các khoản phải thu và hàng tồn kho là đương nhiên. Vì vậy cho thấy mức độ sử dụng tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là hợp lý.
2.3.2. Tình hình vốn và sử dụng vốn năm 2011.
Bảng 12: Bảng tài trợ năm 2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Thay đổi Nguồn vốn Sử dụng vốn
A. Tài sản
1. Vốn bằng tiền 224.600 329.084 104.484 104.484 2. Các khoản phải thu 15.499 22.377 6.878 6.878 3. Hàng tồn kho 117.001 122.512 5.511 5.511 4. TSLĐ khác 5.168 7.801 2.633 2.633 5, TSCĐ 549.331 657.869 108.538 108.538 B. Nguồn vốn 1. Nợ ngắn hạn 333.496 596.642 263.146 263.146 2. Nợ dài hạn 55.926 43.359 -12.567 12.567 3. Vốn chủ sở hữu 585.863 563.328 -22.535 22.535 Tổng vốn 263.146 263.146
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần Bia Huê)
Trong năm 2011, công ty có vốn từ nguồn nợ ngắn hạn là 263,146 tỷ đồng trong đó nợ ngắn hạn chủ yếu là vay ngắn hạn và chiếm dụng vốn khoản phải trả người bán. Công ty dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho hàng tồn kho và tài sản cố định. Từ đây cho thấy, trong năm 2011 công ty sử dụng nguồn vốn chưa hợp lý. Đó là sự gia tăng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cố định. Đây là mặt hạn chế của công ty trong việc sử dụng vốn.
2.3.3. Tình hình vốn và sử dụng vốn năm 2012
Bảng 13: Bảng tài trợ năm 2012
ĐVT: triệu đồng
2. Các khoản phải thu 22.377 36.798 14.421 14.421 3. Hàng tồn kho 122.512 149.725 27.213 27.213 4. TSLĐ khác 7.801 8.482 681 681 5, TSCĐ 657.869 625.551 -32.318 32.318 B. Nguồn vốn 1. Nợ ngắn hạn 596.642 536.681 -59.961 59.961 2. Nợ dài hạn 43.359 18.431 -24.928 24.928 3. Vốn chủ sở hữu 563.328 763.990 200.662 200.662 Tổng vốn 232.980 232.980
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế)
Qua bảng tài trợ trên ta thấy, với tổng nguồn vốn là 232,98 tỷ đồng công ty đã sử dụng để cân đối phần giảm vay ngắn hạn, vay dài hạn và tài trợ cho hàng tồn kho. Trong năm này, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được nhiều thuận lợi và lợi nhuận đem về cao đã bổ sung vào vốn chủ hữu làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên. Mặc dù vốn bằng tiền tăng, các khoản phải thu tăng đồng thời hàng tồn kho cũng tăng là một dấu hiệu xấu làm cho tốc độ quay vòng của đồng vốn chậm hơn, gây lãng phí, giảm khả năng thanh toán của công ty nhưng với đặc điểm của ngành làm cho nhu cầu thu chi hằng ngày lớn, mặt khác trong năm công ty được khách hàng đặt hàng với khối lượng lớn nên làm cho hàng tồn kho tăng lên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Qua đó cho thấy mức độ sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh của công ty đã được hợp lý hơn so với năm 2010.
Tóm lại, trong 3 năm việc huy động và sử dụng nguồn vốn của công ty đã có xu hướng tích cực hơn, đặc biệt là năm 2012, nguồn vốn huy động của công ty được đảm bảo bằng việc tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ vay. Tình hình này nói lên rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang có xu hướng tốt hơn từ việc huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý hơn.
2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty
Trong sản xuất kinh doanh cùng với vốn lưu động thì vốn cố định sẽ tạo nên bộ mặt của công ty. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thì vốn cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Cho nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản cố định là một chỉ tiêu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào
chúng. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng 14
Bảng 14: Hiệu quả sử dụng Vốn cố định
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010+/- % 2012/2011+/- %
Doanh thu thuần (tr.đ) 1.420.736 1.424.807 1.779.149 4.071 0,29 354.342 24,94 LN sau thuế (tr.đ) 309.904 299.854 321.478 -10.050 -3,24 21624 7,21 VCĐ bình quân (tr.đ) 929.326 603.600 641.710 - 325.726 -35,05 38.110 6,31 Sức sản xuất VCĐ (lần) 1,53 2,36 2,77 0,83 54,24 0,41 17,37 Mức doanh lợi VCĐ (lần) 0,33 0,49 0,50 0,16 48,48 0,01 2,04 Hệ số đảm nhiệm VCĐ (lần) 0,65 0,42 0,36 -0,23 -35,38 -0,06 9,23
(Nguồn: Phòng kế tóan của công ty Bia Huế)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, sức sản xuất của vốn cố định của công ty đều tăng lên qua các năm, chứng tỏ vốn cố định được sử dụng ngày càng tốt hơn. Sức sản xuất vốn cố định qua các năm lần lượt là 1,53; 3,36; 2,77 lần ở các năm 2010, 2011, 2012. Nghĩa là vào năm 2010, cứ một đồng vốn cố định mà công ty sử dụng tạo ra cho công ty 1,53 đồng doanh thu. Vào năm 2011, cứ một đồng vốn cố định mà công ty sử dụng tạo ra cho công ty 3,36 đồng doanh thu. Tương tự như vậy, năm 2012 cứ một đồng vốn cố định tạo ra cho công ty 2,77 đồng doanh thu. Rõ ràng cho thấy tình hình sử dụng vốn cố định của công ty ngày càng có hiệu quả bởi vì đưa ra một đồng vốn nhưng thu được số tiền ngày càng lớn. Do lợi nhuận tăng qua các năm trong khi vốn cố định bình quân giảm qua các năm làm cho mức doanh lợi vốn cố định tăng lên qua các năm, nghĩa là khi bỏ ra đầu tư một đồng vốn cố định công ty sẽ thu về mức lợi nhuận ngày càng lớn. Năm 2012, mức doanh lợi vốn cố định đạt lớn nhất, đạt 0,5 lần tương ứng tăng 48,48% so với năm trước đó, do trong năm này công ty đã tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, khai thác tối đa công suất của tài sản cố định đã đem về cho công ty một mức lợi
mức lợi nhuận lớn.
Hệ số đảm nhiệm vốn cố định cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hệ số vốn cố định qua các năm lần lượt là 0,65; 0,42; 0,36 lần. Từ đó, ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn cố định có xu hướng giảm qua các năm, chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định ngày càng có hiệu quả.
Tóm lại, qua phân tích ở trên ta thấy nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định ngày càng tăng theo xu hướng tốt, chứng tỏ công ty khá quan tâm trong việc quản lý, đầu tư hợp lý, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định của đơn vị mình.
2.5. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong một đơn vị kinh doanh. Vốn lưu động là loại quỹ đặc biệt của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ. Vốn lưu động được chi ra để mua nguyên vật liệu, tạm ứng… vốn lưu động phải có trước khi hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra và sau một chu kỳ kinh doanh. Nếu công ty làm mất vốn lưu động cũng đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị đe dọa các khoản nợ mà công ty đang gặp phải hay công ty sẽ tiến hành thanh toán chậm các nguồn hàng, trả lương cho cán bộ công nhân viên. Như vậy, vốn lưu động chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng cùng với vốn cố định có tầm quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một đơn vị kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, ta sẽ tiến hành xem xét bảng dưới đây
Bảng 15: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Doanh thu thuần (tr.đ) 1.420.736 1.424.807 1.779.149 4.071 0,29 354.342 24,94 LN sau thuế (tr.đ) 309.904 299.854 321.478 -10.050 -3,24 21624 7,21 VLĐ bình quân (tr.đ) 397.598 386.264 402.382 -11.334 -2,85 16.118 4,17 Vòng quay VLĐ (vòng) 3,57 3,69 4,42 0,12 21,05 0,73 19,78 Thời gian của 100,84 97,56 92,78 -3,28 -3,25 -4,78 -4,89
(ngày) Mức doanh lợi VLĐ (lần) 0,77 0,78 0,80 0,01 1,29 0,02 2,56 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (lần) 0,28 0,27 0,23 -0,01 -3,57 -0,04 -14,81
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bia Huế
Qua bảng trên ta thấy, số vòng quay vốn lưu động của công ty qua 3 năm đều tăng lên. Năm 2010 là 3,57 vòng, và năm 2011 là 3,69 vòng tăng 0,12 vòng tương ứng 21,05% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh thu tăng lên trong khi đó vốn lưu động bình quân giảm xuống. Sang năm 2012, số vòng quay lưu động là 4,42 vòng, tăng 0,73 vòng tương ứng tăng 19,78% so với năm trước. Số vòng quay vốn lưu động của công ty tăng qua các năm, chứng tỏ vốn lưu động quay được nhiều vòng trong một năm, làm giảm tình trạng ứ đọng vốn, tạo ra lợi nhuận và thu hồi vốn nhanh hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động của công ty qua 3 năm đều có xu hướng tốt. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động của 3 năm lần lượt là 100,84 (2010); 97,56 (2011); 92,78 (2012) ngày. Thời gian của hai năm sau giảm so với năm 2010, là do số vòng quay vốn lưu động qua các năm tăng lên. Thời gian của mỗi vòng quay vốn lưu động mà công ty bỏ ra cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Như vậy thời gian càng ngắn thì công ty càng sớm thu hồi vốn lưu động và lợi nhuận nhanh hơn. Qua bảng số liệu trên, thời gian của mỗi vòng quay của vốn lưu động có xu hướng giảm qua các năm. Đấy là một tín hiệu tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty. Khi thời gian của một vòng quay vốn lưu động càng thấp thì làm cho tốc độ luân chuyển vốn