4. Đánh giá kết quả của các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV ch
4.3. Kiểm soát theo dõi, đo lường
Hệ thống thông tin tín dụng nội bộ, kiểm tra nội bộ:
BIDV Chi nhánh Cầu Giấy hiện đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin
theo mô hình Core banking, tuy nhiên thông tin được cập nhập còn chậm, không
mang tính thời sự. Vì vậy, hoạt động thông tin nội bộ của chi nhánh phần lớn vẫn
mang tính thủ công giữa các phòng ban với nhau, phần lớn là những thông tin mang
tính chất không chính thức, không mang tính hệ thống.
Công tác kiểm tra, kiểm soát giúp ngân hàng phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro,
phân tích nguyên nhân và có biện pháp hữu hiệu để xử lý kịp thời từ đó giảm thấp
những khoản nợ tồn đọng và hạ thấp tổn thất thiệt hại trong quá trình kinh doanh.
Hệ thống hỗ trợ đo lường rủi ro tín dụng Cốt lõi của Hệ thống đo lường, đánh
giá, phân loại nợ, trích lập DPRR của BIDV Cầu Giấy hiện nay là hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ. Căn cứ trên kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
BIDV thực hiện đo lường, đánh giá các rủi ro của từng khách hàng, phân thành từng
nhóm khách hàng - phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động của khách hàng đúng theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN. Theo Quyết định này, BIDV đã phân loại nợ thành 5 nhóm: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (không phải DPRR); Nhóm
2: Nợ cần chú ý (trích lập DPRR: 5%); Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (trích lập
DPRR: 20%); Nhóm 4: Nợ nghi nghờ (trích lập DPRR: 50%); nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (trích lập DPRR: 100%).
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện nay theo đánh giá của NHNN Việt
Nam là có tính toàn diện, đầy đủ nhất khi đem so sánh với các hệ thống đánh giá
chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế hệ
thống này còn khá nhiều bất cập như việc còn quá nhiều tiêu chuẩn đánh giá mang
tính chủ quan, độ rộng phân loại của từng tiêu chí quá lớn...và trên thực tế BIDV
Cầu Giấy cũng chưa đánh giá tính hiệu quả của hệ thống này trong việc đo lường, lượng hóa rủi ro tín dụng.
4.4.Công tác kiểm toán, thanh tra giám sát…
Công tác kiểm toán, thanh tra giám sát bên ngoài được BIDV Cầu Giấy thực
hiện rất nghiêm túc trong các năm qua.
Từ năm 2000, chi nhánh đã liên tục thực hiện kiểm toán bởi Công ty TNHH tư
vấn và kiểm toán Ernst and Young theo hai chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS, IAS). Ngoài ra, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất,
chi nhánh cũng được các đoàn thanh kiểm tra của NHNN làm việc về việc tuân thủ
các văn bản chính sách, quy chế, quy trình tại chi nhánh. Công tác kiểm tra, giám
sát bên ngoài của NHNN cũng như đơn vị kiểm toán độc lập ít nhiều đã giúp BIDV Cầu Giấy thấy được những sai sót, rủi ro tiềm ẩn...qua đó đề ra biện pháp khắc phục
và chỉnh sửa bổ sung quy trình, quy chế, chính sách để phù hợp hơn với hoạt động
thực tế.
Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của BIDV chi nhánh Cầu Giấy trong các năm qua đã có những thay đổi theo hướng tích cực, tiếp cận dần với
những chuẩn mực về quản trị rủi ro(QTRR) theo thông lệ của các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Chất lượng tín dụng đã được cải thiện rõ nét, nợ xấu đã được chi nhánh chủ động phân loại theo điều 7 quyết định số 493. Tuy nhiên để tiếp tục tồn
tại và phát triển cũng như đạt chỉ tiêu nợ xấu <3% theo Nghị quyết của HĐQT BIDV đã đề ra, chi nhánh cần phải có những thay đổi sâu sắc, triệt để về mặt tổ
chức, mô hình QTRR nói riêng và mô hình BIDV nói chung, thay đổi về cách tư
duy, tiếp cận vấn đề rủi ro trong kinh doanh, cũng như đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ liên quan đến tín dụng và QTRR tín dụng để trở thành tập đoàn Tài chính Ngân hàng chất lượng – an toàn và hiệu quả.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦU GIẤY