Kết quả tổng quát

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy docx (Trang 42 - 43)

4. Đánh giá kết quả của các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV ch

4.1. Kết quả tổng quát

Về mục tiêu chiến lược: Với mục tiêu “ Tăng trưởng tín dụng đi kèm với kiểm

soát và nâng cao chất lượng tín dụng; Hoàn thiện và vận hành mô hình hệ thống

quản lý rủi ro, đặc biệt là quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực tốt nhất” xuyên suốt trong nhận thức cũng như hành động của đội ngũ tín dụng, quản lý tín dụng,

quản lý rủi ro trong 03 năm qua BIDV chi nhánh Cầu Giấy đã có những đột phá

trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng đã cải thiện rõ rệt. Chi nhánh đã xây dựng được chiến lược tín dụng trung dài hạn và xây dựng các kế

hoạch tín dụng 6 tháng...làm kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của BIDV. Tuy

nhiên, phần lớn các định hướng phát triển tín dụng này chỉ dựa vào xu hướng tăng trưởng, mà hầu như không tính toán được mức lợi nhuận cũng như rủi ro kỳ vọng đạt được; cũng chưa đề ra được danh mục tín dụng mục tiêu và tỷ trọng cho từng

danh mục tín dụng.

Hệ thống giải pháp hạn chế rủi ro: Khả năng quản trị đầy đủ các rủi ro được

thể hiện khi ngân hàng phát hiện và nhận biết các rủi ro có thể xảy ra. Đối với chi nhánh, hệ thống thông tin tín dụng trực tuyến trong core banking đã được xây dựng,

tuy nhiên tính hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đưa ra được các quy

trình tín dụng, quy trình phán quyết tín dụng, các mô hình xếp hạng tín dụng... Tuy nhiên, việc xét đánh giá tính hiệu quả, tính đầy đủ…trong nhận biết và hạn chế rủi ro chưa được thực hiện. Hiện nay, Công tác quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Cầu

Giấy dựa vào trụ cột “ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ”, tuy nhiên sau một thời

gian thực hiện hệ thống đã bộc lộ một số nhược điểm:

-Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của chi nhánh cho đến nay vẫn được xây

dựng và áp dụng phương pháp một cách rất thủ công. Hỗ trợ bằng hệ thống vẫn chưa được xác định. Kết quả chưa được nhập vào hệ thống Ngân hàng (Core

banking) của BIDV. Các phương pháp không có sự liên kết gì đến các ước tính nợ

mất vốn hoặc tổn thất.

-Hệ thống chưa có sự phân tách chức năng giữa Front Office, Tín dụng và tác nghiệp. Chưa có sự phê duyệt chính thức hoặc rà soát độc lập và duyệt các xếp hạng được tính toán. Hơn nữa các tiêu chí xếp hạng hơi mang tính chủ quan nên dễ bị

thao túng.

-Đại diện chủ sở hữu mô hình (Hội đồng quản trị) Ban quản rủi ro hoàn toàn

độc lập với quá trình đánh giá rủi ro.

Về bộ máy vận hành quản trị rủi ro: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác hạn chế rủi ro với hoạt động ngân hàng, trong những năm qua BIDV Cầu Giấy đã từng bước xây dựng bộ máy quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro

tín dụng nói riêng. Chi nhánh đã xây dựng ngân hàng dữ liệu tập trung – Core banking, quản trị tập trung, tách bạch các bộ phận tín dụng, thẩm định và bộ phận

quản lý tín dụng, xây dựng ban quản lý rủi ro với các phòng chức năng quản trị rủi

ro tín dụng, quản trị rủi ro thị trường và quản trị rủi ro tác nghiệp. Trực thuộc Hội đồng quản trị có Hội đồng quản lý rủi ro, giúp việc cho Hội đồng quản trị kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

của BIDV hiện nay là mô hình đang thực hiện của các ngân hàng hiện đại trên thế

giới, trong những năm qua cũng thể hiện tính ưu việt của nó khi chất lượng tín dụng được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, chi nhánh cũng chưa có bất cứ đánh giá nào về

hiệu quả của từng bộ phận, phòng ban, mô hình quản trị rủi ro nói chung đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên công tác vận hành tại từng bộ phận vẫn còn nhiều vẫn đề phải

xem xét lại như: vấn đề nhận thức, vấn đề con người...cần phải được chú trọng quan tâm đào tạo để công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy docx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)