Tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy docx (Trang 25 - 30)

Bảng 3. Chất lượng tín dụng

Đơnvị: Tỷ đồng

Stt Nội dung 2004 % 2005 % 2006 % 2007 %

01 Tổng dư nợ cho vay 544 677 24,4 1.015 49,4 1.766 74,33 Trong đó: TD thương mại 139 334 617 815

TD thuê mua tài chính 19 4 98 313

TD chỉ định & KHNN 165 102 65 54

Cho vay ODA 135 169 260 579

Nợ được khoanh 86 68 45 5

02 Nợ xấu (Điều 7- 493) 4.2 2,74 4,1 2,51

03 DPRR trích trong năm 25,3 16 18,23

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

Dư nợ tín dụng của BIDV chi nhánh Cầu Giấy tăng trưởng qua các năm. Đến

năm 2007, tổng dư nợ đạt 1.766 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng thương mại và

thuê mua tài chính đạt 928 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2006. Cơ cấu tín dụng, cơ

cấu khách hàng cũng được BIDV Cầu Giấy thực hiện theo hướng tích cực nhằm thực hiện cam kết với Ngân hàng thế giới trong kế hoạch phát triển thể chế và đề án

Tín dụng thương mại: Hoạt động tín dụng thương mại liên tục tăng trưởng qua

các năm, tỷ trọng tín dụng thương mại đến 31/12/2007 đạt 815 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,15% tổng dư nợ.

Tín dụng chỉ định và kế hoạch nhà nước: Cho vay chỉ định và Kế hoạch nhà

nước là nhiệm vụ của BIDV chi nhánh Cầu Giấy trong các năm trước đây. Đến năm 2000, BIDV đã không tiếp tục cho vay theo KHNN chỉ tiếp tục thu hồi nợ và đây là

mục tiêu BIDV đã cam kết với ngân hàng thế giới (WB) trong đề án cơ câu lại ngân

hàng. Đến 31/12/2007, dư nợ chỉ định & KHNN còn 54 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng so với năm 2006, hiện chỉ còn chiếm 3,05% so với tổng dư nợ.

Nợ khoanh:

Công tác thu hồi nợ khoanh của BIDV trong các năm gần đây được thực hiện có hiệu quả. Dư nợ khoanh đến 31/12/2007 chỉ còn 5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,28% tổng dư nợ.

Bên cạnh việc tăng trưởng về quy mô và thay đổi cơ cấu tín dụng đối với

khách hàng theo hướng tăng cường tín dụng thương mại. BIDV chi nhánh Cầu Giấy

đã kiểm soát chất lượng tín dụng một cách có hiệu quả thông qua việc áp dụng triệt

để các quy trình tín dụng, các chính sách cho vay, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quá trình cho vay nhằm ngăn ngừa phát sinh nợ xấu.

Cùng với việc tăng vốn để đưa hệ số an toán vốn đạt chuẩn quốc tế, giải quyết triệt để nợ xấu là một trong những ưu tiên hàng đầu của BIDV Cầu Giấy trong kế

hoạch đáp ứng yêu cầu hội nhập. Do đó, song song với kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kiểm soát tín dụng và xử lý nợ xấu là những công tác đã được ngân hàng rất chú trọng.

Để quản lý thực trạng các nhóm nợ BIDV Chi nhánh Cầu Giấy đã thực hiện

phân loại nợ thành 05 nhóm, trong đó nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 được coi là nợ xấu.

Từ năm 2006, Nợ xấu theo Điều 7 quyết định 493 là 4,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,23%

trên tổng dư nợ, giảm 2,51% so với cuối năm trước (tỷ lệ này tại thời điểm

nhiên nếu nhìn vào cả quá trình từ nhiều năm trước thì đây là những nỗ lực rất lớn

của BIDV Cầu Giấy trong việc kiểm soát và quản lý nợ xấu.

Công tác trích dự phòng rủi ro theo quyết định số 493 cũng được BIDV thực

hiện tốt, DPRR trích đúng theo quy định của Ngân hàng nhà nước, số tiền trích DPRR năm 2005, 2006 lần lượt: 25,3 tỷ đồng, 16 tỷ đồng và 18,23 tỷ đồng của năm 2007 đã hoàn thành 113,94% kế hoạch trích cả năm.

2.Các dạng rủi ro tín dụng ở chi nhánh BIDV Cầu Giấy

Rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng Thương mại nói chung và BIDV Chi nhánh Cầu Giấy nói riêng thường xảy ra dưới các hình thức khác nhau, song tổng

hợp lại, các rủi ro đó thường xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:

2.1 Nguyên nhân chủ quan từ người đi vay

Rủi ro do khách hàng gây nên là rủi ro thường hay xuất hiện và gây thiệt hại

nằng nề đối với ngân hàng. Trong đó, nguyên nhân có thể là do trình độ yếu kém

của người đi vay trong công tác quản lý doanh nghiệp, dự đoán sai các vấn đề về thị trường, chủ định lừa đảo ngân hàng, cố tình không thực hiện các cam kết trong HĐTD…Có thể phân ra làm 02 loại sau:

Rủi ro đạo đức của người đi vay: Đây là loại rủi ro lớn và thường gặp nhất

trong tín dụng hiện nay, là một vấn đề do thông tin không cân xứng được tạo ra.

Khách hàng cố tình cung cấp những thông tin sai sự thật về năng lực khách hàng, sử

dụng tiền vay sai mục đích, hồ sơ giả mạo, hoặc hoạt động kinh doanh có lãi nhưng

không muốn trả nợ ngân hàng, cố tình không thực hiện các cam kết về việc trả nợ theo HĐTD…Trên thị trường tín dụng của Việt Nam hiện nay, vấn đề rủi ro đạo đức hay gặp phải nhất đó là vấn đề khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến rủi ro tín dụng không hoàn trả được nợ vay, trong một số trường hợp

khách hàng vẫn có thể trả được nợ vay, tuy nhiên khách hàng đã dấu mục đích sử

dụng vốn vay thực tế (có thể mục đích vay thực tế là phi pháp hoặc đối tượng ngân

hàng không cho vay, hạn chế cho vay…).

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng nếu không còn vấn đề thông tin không cân xứng thì vấn đề rủi ro đạo đức cũng biến mất. Vấn đề đặt ra cho Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy trong trường hợp này là phải có thông tín chính xác về khách hàng để ra được quyết định đúng đắn.

Rủi ro do năng lực của người vay: Rủi ro này do năng lực của người vay kém, không có đủ khả năng điều hành, quản trị, không phân tích đúng đắn thị trường, đầu tư sai hướng…dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh không như mong muốn, khách hàng không có đủ khả năng trả nợ tới hạn.

2.2 Rủi ro do nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc về chế độ, quy trình tín dụng và bỏ sót các điều kiện cho vay…

Các chế độ, chính sách, quy trình tín dụng còn lỏng lẻo và không cụ thể dẫn

tới việc áp dụng chúng vào thực tế chưa phát huy được hiệu quả, chưa chính xác.

Thông tin về khách hàng không đầy đủ hoặc không đúng so với thực tế dẫn tới

quyết định cấp tín dụng của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro.

Nguyên nhân do đạo đức của cán bộ ngân hàng: Khi đã biết về năng lực khách hàng yếu nhưng cán bộ ngân hàng vẫn cố tình cho vay vì lợi ích cá nhân hoặc lý do nào đó. Đây là nguyên nhân ít xảy ra tuy nhiên rủi ro này xảy ra thường dẫn tới việc

khoản vay không trả được nợ, ngân hàng mất vốn.

Một nguyên nhân nữa là trình độ năng lực cán bộ ngân hàng kém không đủ

khả năng phân tích khách hàng, dẫn tới chất lượng khoản tín dụng kém.

2.3 Nguyên nhân khách quan

Do sự biến động, thay đổi của môi trường kinh tế, chính trị…vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà khách hàng không có

điều kiện, không thể kháng cự lại dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút,

giảm khả năng trả nợ ngân hàng.

Do nguyên nhân bất khả kháng khác như: thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, lũ

lụt…

2.4 Rủi ro nguyên nhân từ quan hệ sở hữu

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro lớn nhất đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và BIDV Cầu Giấy nói riêng. Đối với các NHTM cổ

phần đó là trường hợp cổ đông lớn của ngân hàng cũng là cổ đông lớn của khách hàng, đối với các NHTM nhà nước, chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước và cũng là chủ sở hữu duy nhất của các tổng công ty, công ty nhà nước. Rủi ro sẽ xẩy ra khi

chủ sở hữu hay các cổ đông lớn của ngân hàng quyết định cung cấp tín dụng cho khách hàng mà đặt chỉ tiêu hiệu quả dự án là thứ yếu so với mục đích thực hiện dự

án bằng mọi giá của chủ đầu tư.

Luật các TCTD đã có quy định về dư nợ tối đa với nhóm khách hàng hay với

khách là cổ đông lớn của ngân hàng. Đối với Ngân hàng TMCP Ngân hàng nhà

nước cũng đã có quy định về tỷ lệ vốn góp của một ngân hàng vào doanh nghiệp tối đa là 11%, và một doanh nghiệp cũng chỉ tham gia góp vốn tối đa vào Ngân hàng là 20%. Những quy định này sẽ làm giảm thẩm quyền của khách hàng khi là cổ đông

lớn của Ngân hàng, giảm rủi ro liên quan đến quan hệ sở hữu.

Đối với các NHTM nhà nước (hiện tại Việt Nam có 5 NHTM nhà nước, giữ

gần 80% thị phần tín dụng) và các Doanh nghiệp nhà nước, do cùng hình thức sở

hữu nhà nước nên hình thành các hình thức cho vay theo “ Chỉ định”, vay theo “ Kế

hoạch nhà nước” để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Chính

phủ có các văn bản của Thủ tướng Chính Phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp (tuỳ theo số

tiền vay được phân quyền).

Việc nảy sinh hình thức cho vay không theo cơ chế thị trường này dẫn tới một

số quan điểm sai lệch của các Doanh nghiệp nhà nước, coi Ngân hàng là kênh tài trợ vốn quan trọng khi kênh ngân sách gặp khó khăn, sẵn sàng dùng các văn bản chỉ đạo của UBND các cấp làm sức ép buộc Ngân hàng phải cho vay bỏ qua các điều

kiện tín dụng. Bên cạnh đó, quan điểm của UBND các cấp coi NHTM nhà nước và các Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đều là “ kẻ dưới quyền”, vốn của ngân

hàng hay vốn của doanh nghiệp đều là “ tiền của nhà nước”, vì vậy UBND các cấp

có quyền điều chỉnh đưa vào chỗ nào theo ý muốn chủ quan và những “ kẻ dưới

quyền” phải tuân theo không được bàn cãi.

Hình thức rủi ro này hiện chỉ tồn tại ở các nước chậm và đang phát triển, nền

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy docx (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)