2.5.1 Khái niệm về DNV&N:
- Tuỳ theo đặc điểm và quy định của mỗi nước mà DNV&N được định nghĩa theo các cách khác nhau. Tuy nhiên DNV&N được định nghĩa một cách chung nhất: DNV&N là những cơ sở SXKD có tư cách pháp nhân; kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận; có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ quy định của từng quốc gia. - Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 2: Phân loại DNV&N
Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thưởng mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người
2.5.2 Những đặc điểm chủ yếu của DNV&N:
- Đa dạng về loại hình sở hữu:DNV&N tồn tại và phát triển ở mọi hình thức khac nhau như doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã.
- Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính: DNV&N có khối lượng sản phẩm, dịch vụ hạn chế, chủ yếu dựa vào lao động thủ công; Các DNV&N thường chỉ kinh doanh một vài sản phẩm dịch vụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp.
chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp.
- Tính năng động và linh hoạt cao: Các DNV&N có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận dụng các nguồn lực tại chổ. Do đó, các DNV&N có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thậm chí dễ dàng gioải thề doanh nghiệp.
- Lao động có trình độ thấp và sử dụng công nghệ cũ: Lao động có trình độ thấp và sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu phục vụ cho SXKD nên chất lượng sản phẩm chưa cao.
-Khả năng tiếp cận thị trường thấp: Nguyên nhân chủ yếu là do các DNV&N thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing rất hạn chế và các DNV&N chưa có các khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của DNV&N thường bó hẹp trong phạm vi địa phương song việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.
- Sức cạnh tranh của DNV&N còn thấp: Do các DNV&N là những doanh nghiệp có quy
mô nhỏ, vốn đầu tư cho hoạt động SXKD còn ít làm cho hoạt động SXKD gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm do đó không mở rộng được thị trường, ngày càng khó tiêu thụ hàng hóa.
2.5.3 Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế:
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNV&N có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNV&N thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNV&N là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNV&N được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: vì DNV&N có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNV&N thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNV&N lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
- Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
2.6 Vai trò của tín dụng Ngân Hàng đối với DNV&N:
- Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn cố định nhằm đổi mới trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với DNV&N. - Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng góp phần cải thiện năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý tài chính của các DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng góp phần tăng thu hút vốn nhàn rỗi trong nước, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho các DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được liên tục.
- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng giúp cải thiện về thu nhập, nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển lâu dài của các DNV&N.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC DNV&N TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 9
TP.HCM:
3.1 Các phương thức cho vay đối với DNV&N tại NHTMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh 9 HCM: Thương Việt Nam - chi nhánh 9 HCM:
1. Khách hàng quyết định lãi suất:
Sản phẩm được triển khai nhằm hỗ trợ,tạo những ưu đãi lớn nhất đối với khách hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động của khách hàng trong thời gian tối đa là 04 tháng.
Khách hàng có thể chủ động quyết định mức lãi suất áp dụng cho khoản vay VNĐ ngắn hạn đồng thời có thể bán ngoại tệ kỳ hạn cho Vietinbank với tỷ giá cao hơn tỷ giá giao ngay.
2. Cho vay từng lần:
Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHCT làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
NHCT áp dụng phương thức cho vay từng lần khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.
3. Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất – kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần
Căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tài sản bảo đảm tiền vay, NHCT và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
4. Cho vay theo dự án đầu tư:
NHCT cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Trường hợp trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì NHCT có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở có chứng từ pháp lý chứng
minh rõ nguồn vốn đã sử dụng trước.
Trường hợp hết thời gian giải ngân theo lịch đã thoả thuận ban đầu mà khách hàng chưa sử dụng hết mức vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng đề nghị thì NHCT xem xét có thể thoả thuận và ký kết bổ sung hợp đồng tín dụng tiếp tục phát tiền vay phù hợp với tiến độ thi công cụ thể.
5. Cho vay trả góp: Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
6. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
NHCT chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiềm mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHCTVN. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của Chính phủ, NHNN và NHCTVN về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
7. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
NHCT cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án.
Trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng khách hàng phải trả phí cam kết theo mức quy định của NHCTVN.
8. Cho vay hợp vốn: NHCT cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, NHCTVN hoặc một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp. Cho vay hợp vốn được thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của NHNN và hướng dẫn của NHCTVN. 9. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHCT thoả thuận bằng văn bản
chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán..
10. Các loại hình cho vay theo các phương thức khác: Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, NHCT sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật.
3.2 Điều kiện cấp tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh 9 TP.HCM: 9 TP.HCM:
1. Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật
2. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.
Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm.
3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN và NHCTVN.
6. Có trụ sở làm việc cùng địa bàn tỉnh, thành phố với NHCT cho vay.
7. Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau:
Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ.
Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ. Ngoài ra, phải có văn bản bảo lãnh của NHTMQD, NHĐT&PT, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc được Tổng giám đốc NHCTVN chấp thuận bằng văn bản.
3.3 Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam - HCM: HCM:
Quy trình nghiệp vụ cho vay của chi nhánh được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Thẩm định trước khi cho vay.
- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ khách hàng. - Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn.
- Điều tra, thu thập thông tin khách hàng; bao gồm: phân tích, đánh giá khả năng tài chính, tình hình khả năng quan hệ với khách hàng…
- Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt.
Xử lý tài sản, khởi kiện Gia hạn nợ,
đảo nợ Khách hàng
Cung cấp tài liệu
Cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng, tư vấn, hướng
dẫn
Hồ sơ xin vay
- Đơn xin vay - Hồ sơ pháp lý
Thẩm định hồ sơ
Quyết định cho vay Thực hiện quyết định cho vay Ký hợp đồng tín dụng Giải ngân Tổ chức giám sát người vay vốn. Thu nợ Thu thập tài liệu qua trao đổi, mua, tự thu thập Cập nhật thông tin: Thị trường, Chính sách, Pháp lý, Khách hàng. Thông báo - Cho vay - Từ chối (lý do). - Thông báo khác Xử lý rủi ro Thu không đủ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (5b) (7) (8) (9b) Thu đủ Thanh lý hợp đồng (12) (10b (10c (10a) (11b) (11a)
- Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư. - Kiểm tra, thẩm định các dự án đảm bảo tiền vay.
- Cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định, ghi ý kiến của mình đề nghị không cho vay hoặc cho vay. Nếu không cho vay thì nêu rõ lý do; nếu đồng ý cho vay thì ghi số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay… trình lãnh đạo phòng tín dụng.
- Nhận được hồ sơ vay vốn từ cán bộ tín dụng, trưởng hoặc phó phòng tín dụng tiến hành kiểm tra lại thủ tục, hồ sơ vay, tài sản đảm bảo tiền vay… nếu không có gì sai sót thì ghi ý kiến trình Giám đốc hoặc Phó giám đốc được uỷ quyền phê duyệt. Trong trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết của Phó giám đốc, Giám đốc thì lập hồ