2.4.1 Các nhân tố thuộc về phía NHTM:
- Quy mô nguồn vốn của ngân hàng:
Quy mô nguồn vốn của ngân hàng là yếu tố cung cấp năng lực tài chính, là nền tảng cho hoạt động tín dụng. Nếu ngân hàng có quy mô nguồn vốn lớn thì khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của các DNV&N sẽ cao hơn và thông qua đó góp phần phát triển tín dụng.
- Lãi suất tín dụng:
Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu số vốn đó. Thông thường để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiết kiệm cũng như lợi nhuận của NHTM và DNV&N thì chính sách lãi suất được quy định theo xu hướng là lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất tiền vay và lãi suất tiền vay nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp, đồng thời lãi suất tiền gửi phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát. Tuy nhiên, chính sách lãi suất cũng còn tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận ngân hàng mà vừa đảm bảo các chỉ tiêu của chính sách quốc gia. Sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng chính là một trong những yếu tố để khách hàng chọn lựa vì vậy với một mức lãi suất cạnh tranh thì ngân hàng có thể thu hút được nhiều hơn các khách hàng, mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng chính là một nhân tố quyết định tới khả năng tiếp cận khách hàng là DNV&N, đồng thời tác động đến khả năng giám sát, theo dõi của ngân hàng đối với khách hàng. Do các DNV&N phân bố rộng rãi trên tất cả mọi vùng miền nên chỉ các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp các tỉnh, các địa bàn trên thành phố mới thu hút được đông đảo khách hàng là DNV&N. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất kinh doanh của DNV&N thường phân tán gây khó khắn cho công tác giám sát khách hàng nên nếu NH có được một mạng lưới hoạt động rộng khắp thì việc tiếp cận cũng như giám sát các DNV&N sẽ dễ dàng hơn.
- Uy tín của NH:
Trên cơ sở nghiên cứu sẵn có đã đạt được, mỗi NH sẽ tạo một hình ảnh riêng trong lòng khách hàng. Một NH lớn có uy tín tiếng tăm trong nhiều năm sẽ có lợi thế trong việc huy động vốn. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp cho NH có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động. Thậm chí, trong trường hợp lãi suất tiền gửi tại NH thấp hơn đôi chút, những người có tiền vẫn lựa chọn một NH có uy tín hơn để gửi mà không tìm những nơi có lãi suất hấp dẫn hơn vì họ tin rằng đây là đồng vốn của mình được tuyệt đối an toàn.
- Trình độ Marketing của ngân hàng:
Đây là một nhân tố rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nếu có một chiến lược Marketing hợp lý và hiệu quả thì ngân hàng sẽ có cơ hội rất lớn để chiếm lĩnh được thị trường, phát triển hoạt động tín dụng đối với DNV&N, qua đó nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.
- Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng:
Cán bộ tín dụng là những người có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, là cầu nối giúp khách hàng có thể tiếp cận đến các khoản tín dụng của NHTM. Đối tượng khách hàng là DNV&N có số lượng rất lớn và đa dạng, vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức, hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, có trình độ tổng quát, có khả năng phát hiện, phân tích vấn đề, giám sát khách hàng tốt thì mới có thể đảm bảo được chất lượng tín dụng.
Ngoài vấn đề về trình độ thì tác phong, thái độ làm việc của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hoạt động tín dụng đối với DNV&N. Cán bộ tín dụng thông thạo nghiệp vụ, nhanh nhẹn, linh động trong giao tiếp ứng xử đối với khách hàng chính là yếu tố làm tăng khả năng thu hút khách hàng
đến với ngân hàng.
2.4.2 Nhân tố vĩ mô:
- Môi trường văn hóa xã hội: Việc nghiên cứu các yếu tố như sự phân bố các ngành nghề, phân bố lao động; tốc độ đô thị hóa, mức độ phát triển...và các vấn đề về mức độ ổn định của xã hội, trình độ dân trí, tư cách đạo đức của người đi vay... là một trong những khâu quan trọng giúp cho NHTM có thể nhận diện được thị trường tiềm năng, mức độ an toàn của các khoản tín dụng từ đó có những quyết định và chiến lược phát triển tín dụng đối với DNV&N nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung.
- Sự phát triển của nền kinh tế: Có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các chủ thể kinh tế nói chung cũng như của hệ thống NHTM nói riêng. Với một nền kinh tế ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, khi nền kinh tế ổn định thí mọi hoạt động của các DNV&N diễn ra bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế như khủng hoảng, lạm phát,….nên có khả năng trả nợ đúng hạn, đúng kế hoạch do đó tiến hành mở rộng tín dụng cũng đơn giản hơn.
- Môi trường pháp lý: Thực tế nền kinh tế của nước ta những năm qua đã cho thấy pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Vài năm trở lại đây, dưới áp lực cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, và mới đây nhất là tác động của lạm phát cũng như cuộc khủng hoảnh kinh tế toàn cầu, Nhà nước ta đã thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ và điều chỉnh lãi suất liên tục làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng.Vì vậy, nếu có một hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc thì hoạt động trong nền kinh tế cũng như trong hoạt động tín dụng sẽ diễn ra trôi chảy.
2.5 Tổng quan về DNV&N: 2.5.1 Khái niệm về DNV&N: 2.5.1 Khái niệm về DNV&N:
- Tuỳ theo đặc điểm và quy định của mỗi nước mà DNV&N được định nghĩa theo các cách khác nhau. Tuy nhiên DNV&N được định nghĩa một cách chung nhất: DNV&N là những cơ sở SXKD có tư cách pháp nhân; kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận; có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng thời kỳ quy định của từng quốc gia. - Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 2: Phân loại DNV&N
Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người III. Thưởng mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người
2.5.2 Những đặc điểm chủ yếu của DNV&N:
- Đa dạng về loại hình sở hữu:DNV&N tồn tại và phát triển ở mọi hình thức khac nhau như doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã.
- Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính: DNV&N có khối lượng sản phẩm, dịch vụ hạn chế, chủ yếu dựa vào lao động thủ công; Các DNV&N thường chỉ kinh doanh một vài sản phẩm dịch vụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp.
chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp.
- Tính năng động và linh hoạt cao: Các DNV&N có mức đầu tư ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và tận dụng các nguồn lực tại chổ. Do đó, các DNV&N có thể dễ dàng chuyển đổi phương án sản xuất, chuyển đổi mặt bằng kinh doanh, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thậm chí dễ dàng gioải thề doanh nghiệp.
- Lao động có trình độ thấp và sử dụng công nghệ cũ: Lao động có trình độ thấp và sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu phục vụ cho SXKD nên chất lượng sản phẩm chưa cao.
-Khả năng tiếp cận thị trường thấp: Nguyên nhân chủ yếu là do các DNV&N thường là những doanh nghiệp mới hình thành, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing rất hạn chế và các DNV&N chưa có các khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trường của DNV&N thường bó hẹp trong phạm vi địa phương song việc mở rộng ra các thị trường mới là rất khó khăn.
- Sức cạnh tranh của DNV&N còn thấp: Do các DNV&N là những doanh nghiệp có quy
mô nhỏ, vốn đầu tư cho hoạt động SXKD còn ít làm cho hoạt động SXKD gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm do đó không mở rộng được thị trường, ngày càng khó tiêu thụ hàng hóa.
2.5.3 Vai trò của DNV&N đối với nền kinh tế:
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNV&N có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNV&N thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95%). Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các DNV&N là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNV&N được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: vì DNV&N có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động.
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: DNV&N thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNV&N lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
- Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
2.6 Vai trò của tín dụng Ngân Hàng đối với DNV&N:
- Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng là nguồn bổ sung vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn cố định nhằm đổi mới trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với DNV&N. - Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng góp phần cải thiện năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, năng lực quản lý tài chính của các DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng góp phần tăng thu hút vốn nhàn rỗi trong nước, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh cho các DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được liên tục.
- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNV&N.
- Tín dụng ngân hàng giúp cải thiện về thu nhập, nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển lâu dài của các DNV&N.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC DNV&N TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 9
TP.HCM:
3.1 Các phương thức cho vay đối với DNV&N tại NHTMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh 9 HCM: Thương Việt Nam - chi nhánh 9 HCM:
1. Khách hàng quyết định lãi suất:
Sản phẩm được triển khai nhằm hỗ trợ,tạo những ưu đãi lớn nhất đối với khách hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vay vốn lưu động của khách hàng trong thời gian tối đa là 04 tháng.
Khách hàng có thể chủ động quyết định mức lãi suất áp dụng cho khoản vay VNĐ ngắn hạn đồng thời có thể bán ngoại tệ kỳ hạn cho Vietinbank với tỷ giá cao hơn tỷ giá giao ngay.
2. Cho vay từng lần:
Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHCT làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
NHCT áp dụng phương thức cho vay từng lần khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.
3. Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng vay có nhu cầu vay vốn thường xuyên và có đặc điểm sản xuất – kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần
Căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tài sản bảo đảm tiền vay, NHCT và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
4. Cho vay theo dự án đầu tư:
NHCT cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Trường hợp trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí theo dự án được duyệt thì NHCT có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó trên cơ sở có chứng từ pháp lý chứng
minh rõ nguồn vốn đã sử dụng trước.
Trường hợp hết thời gian giải ngân theo lịch đã thoả thuận ban đầu mà khách hàng chưa sử dụng hết mức vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng đề nghị thì NHCT xem xét có thể thoả thuận và ký kết bổ sung hợp đồng tín dụng tiếp tục phát tiền vay phù hợp với tiến độ thi công cụ thể.
5. Cho vay trả góp: Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
6. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:
NHCT chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn