- Các con hãy chú ý xem những
4. Trò chơi âm nhạc:
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần và sửa sai.
- Trẻ hứng thú khi chơi.
5. Kết thúc:
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Dạy hát: Múa với bạn Tây Nguyên. Nghe hát: Lý cây bông.
Vận động theo nhạc: Múa minh họa.
Trò chơi âm nhạc: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. TIẾT 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân, nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc. - Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Lý cây bông" của dân ca Nam Bộ.
- Trẻ nhớ được vận động cơ bản bài "Múa với bạn Tây Nguyên". II. Chuẩn bị:
- Đàn máy băng casset.
- Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa.... III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định giới thiệu:
- Cho trẻ xem tranh vẽ các bạn miền núi đang múa hát bên nhau và giới thiệu: Trong những ngày hội vui các bạn nhỏ gần xa cùng nhau về vui múa hát. Bây giờ các con hãy lắng nghe các bạn đã cùng ca múa với nhau ở đâu qua bài hát "Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân.
- Trẻ quan sát tranh.
2. Tiến hành: a. Dạy hát: a. Dạy hát:
- Lần 1: hát + đàn.
- Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ + đàn.
- Đàm thoại:
• Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của nhạc sĩ nào?
• Các con thấy bài hát này như thế nào? (về nhịp điệu, về nội dung). • Còn cô cô thấy nhịp điệu của bài hát này nhanh, vui tươi. Về nội dung thì nói về ngày hội của người Tây Nguyên. Các bạn nhỏ khắp nơi về cầm hoa, cầm cờ, múa hát bên cây đàn truyền thống đó là đàn Tơ rưng.
• Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát bài hát " Múa với bạn Tây Nguyên" không?
- Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát. => Lưu ý: Cô phải sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ và lời bài nhạc.
b. VĐTN:
- Chia làm 4 tổ. Theo các con thì để bài hát này hay hơn, các con sẽ làm gì? - À, để bài hát thêm sinh động, các con có thể vỗ tay, múa nè. Bây giờ mỗi tổ các con tự nghĩ xem múa như thế nào cho hay nè, sau đó cô sẽ mời từng tổ lên biểu diễn điệu múa của mình nha. - Còn cô cô sẽ múa:
- ĐT1: Tay em... vàng ->
• Nam: Hai tay chống hông, bước 4 bước liền nhau sang trái kết hợp với nhún chân bắt đầu từ chân trái. • Nữ: Hai tay dang sang hai bên, bước 4 bước liền nhau sang trái bắt đầu từ chân trái kết hợp nhún chân theo nhịp bài hát.
- ĐT2: Múa hát... vang vang -> • Nam: chân trái chống gót trái lên phía trước, kết hợp vỗ tay theo nhịp rồi đổi bên, mỗi bên 2 lần.
• Nữ: Tay trái cao, tay phải thấp
- "Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân.
- Bài hát này vui, có các bạn múa hát...
- Dạ muốn.
- Trẻ hát theo yêu cầu của cô (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân).
- Con sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm, theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu phối hợp, múa...
- Từng tổ lên múa theo điệu múa của từng tổ.
cuộn cổ tay kết hợp nhún trên hai chân theo nhịp bài hát rồi đổi bên, mỗi bên 2 lần.
- ĐT3: Vui bên ... lưu luyến -> • Nam + Nữ: Nắm tay nhau cùng đôi một, đổi chổ cho nhau. Đi kết hợp với nhún chân 2 vòng liền.
- ĐT4: Hôm nay... ngoan -> Giống ĐT2.
=> Sau mỗi lần hát múa cô đều sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ cũng như các thế vận động của bài hát.
c.Nghe hát:
- Cho trẻ kể một số loại hoa ở trong trường và giới thiệu: Cô cũng có một bài hát nói về một số loại hoa đó là bài "Lý cây bông" một trong những làn điệu dân ca Nam Bộ.
- Lần 1: Cô hát + đàn. - Đàm thoại:
• Các con thấy lời bài hát này thế nào (về nhịp điệu, về nội dung) • Bài hát vui tươi nhanh, bài hát như là lời đoán đố có bao nhiêu bông của các bạn ở Nam Bộ.
- Lần 2: Cô mở máy + múa minh họa.
d. TCÂN:
-Trò chơi "Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng".
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, nhắc các bé chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- Cho bé chơi 4-5 lần, sau mỗi lần chơi đều nhận xét, tuyên dương cháu nào đoán đúng.
- Trẻ chú ý nghe hát.
- Bài hát vui có nhiều hoa lạ.
- Trẻ thích thú khi chơi.
3. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2 I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ trả lời được tên bài hát, tên nhạc sĩ, hát thuộc bài hát, hát đúng, nhịp nhàng theo nhạc.
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc, mạnh dạn lên biểu diễn. - Trẻ nhận ra được bài hát đã nghe (hát cùng cô nếu trẻ thuộc). II. Chuẩn bị:
- Như tiết 1. III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định giới thiệu:
- Cô đàn một đoạn của bài hát và cho trẻ đoán tên giai điệu của bài hát là gì?
- Hôm nay cô sẽ cùng các con sẽ học thuộc để hát múa thật hay bài hát này nhé. 2. Tiến hành: a. Dạy hát + VĐTN: - Lần 1: Cả lớp (2-3 lần) + Đàn. - Lần 2: Nhóm bạn gái + VĐTN + Đàn. - Lần 3: Nhóm bạn trai + VĐTN + Đàn. - Lần 4: Từng đôi một hát múa + Đàn. b. TCÂN:
- Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. - Cô hỏi lại trẻ cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 4-5 lần, cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Hỏi lại trẻ tên trò chơi.
c. Nghe hát:
- Cô xướng âm "la" cho trẻ đoán tên giai điệu của bài hát đó là gì và của dân ca nào?
- Lần 1: Cô hát + Đàn.
=> Đàm thoại nội dung: Bài hát này như là các bạn đang hát đố với
- Cô vừa đàn cho các con nghe bài hát "Múa với các bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân.
- Trẻ hát múa theo yêu cầu của cô.
- Trẻ chơi.
- Bài hát " Lý chiều chiều" của làn điệu dân ca Nam Bộ.
nhau xem có tất cả bao nhiêu bông hoa. - Lần 2: Cô mở máy + gõ phách tre (trẻ có thể hát cùng cô).
3. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương.
GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Dạy hát: Nhớ ơn Bác Hồ.
Nghe hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh. Vận động theo nhạc: Múa minh họa.
Trò chơi âm nhạc: Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng. TIẾT 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Nhớ ơn Bác Hồ" của nhạc sĩ Phạm Huỳnh Điểu, nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.
- Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh" của nhạc sĩ Phong Nhã.
- Trẻ nhớ được vận động cơ bản bài "Nhớ ơn Bác Hồ". II. Chuẩn bị:
- Đàn máy băng casset.
- Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa.... III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định giới thiệu: - Đọc bài thơ "Ảnh Bác". - Đọc bài thơ "Ảnh Bác". - Thế các con có biết Bác Hồ là ai không? - Bác Hồ là vị lảnh tụ của đất nước - Trẻ đọc bài thơ.
Việt Nam chúng ta. Đặc biệt Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu nhi. Hôm nay để tưởng nhớ đến Bác Hồ cô sẽ dạy các con bài hát "Nhớ ơn Bác Hồ" của nhạc sĩ Phạm Huỳnh Điểu. 2. Tiến hành: a. Dạy hát: - Lần 1: hát + đàn. - Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ + đàn. - Đàm thoại:
• Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của nhạc sĩ nào?
• Các con thấy bài hát này như thế nào? (về nhịp điệu, về nội dung). • Còn cô cô thấy nhịp điệu của bài hát này nhanh, vui tươi. Về nội dung thì nói về Bác Hồ. Có Bác Hồ thì đời em được ấm no, chúng em múa ca nhớ công ơn Bác Hồ.
• Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát bài hát "Nhớ ơn Bác Hồ" không?
- Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát. => Lưu ý: Cô phải sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ và lời bài nhạc.
b. VĐTN:
- Chia làm 4 tổ. Theo các con thì để bài hát này hay hơn, các con sẽ làm gì? - À, để bài hát thêm sinh động, các con có thể vỗ tay, múa nè. Bây giờ mỗi tổ các con tự nghĩ xem múa như thế nào cho hay nè, sau đó cô sẽ mời từng tổ lên biểu diễn điệu múa của mình nha. - Còn cô cô sẽ múa:
- ĐT1: Ai yêu... Hồ Chí Minh -> • Nam + Nữ: Tay trái chống hông, tay phải tạo thành một góc 450 , lòng bàn tay ngửa, bước nhún theo nhịp bắt đầu từ chân trái.
- ĐT2: Ai yêu ... nhi đồng ->
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
- "Nhớ ơn Bác Hồ" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
- Bài hát này vui, có các bạn múa hát...
- Dạ muốn.
- Trẻ hát theo yêu cầu của cô (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân).
- Con sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm, theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu phối hợp, múa...
- Từng tổ lên múa theo điệu múa của từng tổ.
• Nam: Hai tay bắt chéo nhau đưa lên trước mặt rồi từ từ úp lên ngực vào chữ "nhi đồng".
• Nữ: Hai tay từ từ lên trước mặt, lòng bàn tay ngửa, cuộn cổ tay vào chữ "Minh" rồi bắt chéo hai tay vào chữ "đồng".
- ĐT3: A có Bác ... ấm no->
• Nam + Nữ: Hai tay vỗ tay áp vào má, đầu nghiêng phải, nghiêng trái theo nhịp bài hát.
- ĐT4: Chúng em... Bác Hồ -> • Nam: Chân trái chống gót trái lên phía trước, hai tay chống hông theo nhịp nhạc rồi đổi bên (4 lần).
• Nữ: Tay phải giơ cao, tay trái đưa ngang ngực, cuộn cổ tay kết hợp ký nhún chân bắt đầu bằng chân trái theo nhịp nhạc rồi sau đó đổi bên (4 lần). => Sau mỗi lần hát múa cô đều sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ cũng như các thế VĐ của bài hát.
c.Nghe hát:
" Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên Việt Nam".
- Câu hát ấy trong bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh" của nhạc sĩ Phong Nhã thường vang lên trong đài phát thanh mà cô đã từng nghe. Hôm nay cô sẽ hát tặng các con.
- Lần 1: Cô hát + đàn. - Đàm thoại:
• Các con thấy lời bài hát này thế nào (về nhịp điệu, về nội dung) • Nội dung là tình cảm của các bạn thiếu niên nhi đồng Việt Nam rất kính yêu Bác Hồ. Tuy Bác đã mất nhưng mỗi khi hát về Bác các bạn hát với tấm lòng thành kính của mình và nhịp điệu bài hát chậm rãi, nhẹ nhàng
- Trẻ thực hiện cùng cô.
- Trẻ chú ý nghe hát.
- Bài hát nhẹ nhàng, tình cảm, nói về các bạn thiếu niên nhi đồng thể hiện tình cảm của mình đối với Bác Hồ.
mà sâu lắng.
- Lần 2: Cô mở máy + múa minh họa.
d. TCÂN:
-Trò chơi "Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng".
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, nhắc các bé chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- Cho bé chơi 4-5 lần, sau mỗi lần chơi đều nhận xét, tuyên dương cháu nào đoán đúng.
3. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2 I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ trả lời được tên bài hát, tên nhạc sĩ, hát thuộc bài hát, hát đúng, nhịp nhàng theo nhạc.
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc, mạnh dạn lên biểu diễn. - Trẻ nhận ra được bài hát đã nghe (hát cùng cô nếu trẻ thuộc). II. Chuẩn bị:
- Như tiết 1. III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định giới thiệu:
- Hát bài "Như có Bác Hồ". - Cô đố các con bài hát nói về ai? - Thế bạn nào còn nhớ cũng có một bài hát nói về Bác Hồ mà cô đã dạy cho các con nè?
- À, đó là bài "Nhớ ơn Bác Hô" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Hôm nay cô cùng các con sẽ học thuộc để hát múa thật hay bài hát này nhé.
- Trẻ hát.
- Thưa cô nói về Bác Hồ. - Bài hát "Nhớ ơn Bác Hồ".