Việc phát triển thương mại điện tử còn chậm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của quảng cáo trực tuyến.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN. (Trang 45 - 47)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẢNG CÁO TỰC TUYẾN CỦA VN

3.1.2.2 Việc phát triển thương mại điện tử còn chậm, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của quảng cáo trực tuyến.

nhu cầu phát triển của quảng cáo trực tuyến.

Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) đặt ra thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước khi tham gia Giao dịch điện tử. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước những gian lận thương mại thường trực trên Internet vấp phải những "rào cản" về thể chế chính trị, ranh giới địa lý trong khi Thương mại điện tử lại mang tính toàn cầu. Các đối tượng vi phạm dễ dàng lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật và việc thi hành các phán quyết xuyên quốc gia rất tốn kém, khó thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu phục vụ quy trình giải quyết tranh chấp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng èo uột về số lượng và chất lượng của website thương mại:

 Thứ hai, chưa đánh giá hết tính hiệu quả của TMĐT trong sản xuất kinh doanh. DN cũng khó nhìn nhận, hay nói một cách chính xác là sự hiệu quả từ TMĐT chưa thể hiện rõ rệt để các DN nhận biết.

 Trong giao dịch thói quen thanh toán bằng tiền mặt, xem hàng trực tiếp là chủ yếu do chưa có nhiều tổ chức bán hàng trực tuyến có uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tâm lý sợ rủi ro mất tiền khi thanh toán qua mạng... của NTD và hệ thống thanh toán giao dịch TMĐT chưa thực sự thuận tiện.

Một cuộc điều nghiên mới đây của vụ TMĐT, bộ Thương Mại với 1.000 doanh nghiệp (DN) Việt Nam cho thấy chỉ có 3,2% các website cho phép thanh toán trực tuyến, trong khi có tới 98,3% DN có website và 27,4% là các website có giao dịch TMĐT (chủ yếu mới chỉ cho phép đặt hàng qua mạng). Đây là một tỷ lệ rất thấp, không tương xứng với tốc độ tăng trưởng đang rất cao của Internet ở Việt Nam. Một trong những điểm hạn chế phát triển TMĐT Việt Nam chính là rào cản giải pháp thanh toán. Vì thế, dù có nhiều trang web mua bán hàng hoá trên mạng nhưng người ta vẫn phải sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc qua hình thức thẻ cào trả trước, chuyển khoản… “Việt Nam chưa thực sự bắt nhịp với thương mại điện tử”, đó có lẽ là kết luận hợp lý nhất vào thời điểm này cho dù các mô hình B2B, B2C hay C2C không thiếu. Có lẽ rào cản thanh toán và bảo mật đã khiến tỷ lệ sử dụng thương mại điện tử còn ở mức thấp, các website chỉ mang tính chất giới thiệu sản phẩm nhiều hơn là kinh doanh online. Quảng cáo trực tuyến của Việt Nam vẫn chưa thực sự trưởng thành. Do đó, việc thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng không thể thực hiện dễ dàng được. Khách hàng cần có thời gian để thử nghiệm, để tiếp cận với hình quảng cáo này. Cần có thời gian dài để khách hàng thay đổi cách thức mua hàng . Điều này gây trở ngại đối với các nhà quảng cáo trực tuyến

Các trở ngại triển khai TMĐT tại Việt Nam(với hệ số 4 là trở ngại lớn nhất) Người dân và DN chưa có thói quen thanh toán trực tuyến 3,23 Hệ thống thanh toán điện tử còn bất cập 3,19

An ninh chưa đảm bảo 2,78

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện 2,64 Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích 2,45

Hạ tầng CNTT và VT chưa đáp ứng yêu cầu 2,22

(Nguồn: khảo sát của vụ TMĐT, bộ TM)

Tuy nhiên, thanh toán trực tuyến chắc chắn vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai của một nền TMĐT chuyên nghiệp thực sự đầy đủ. Việt Nam sẽ ngày càng có nhiều những doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào TMĐT như ChợĐiệnTử trong việc đảm bảo an toàn cho giao dịch trực tuyến, tạo dựng những thương hiệu bán lẻ qua mạng có uy tín tương tự như Amazon, BestBuy… để thúc đẩy thị trường TMĐT .

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN. (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w