Cơ hội phát triển quảng cáo trực tuyến Việt Nam tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN. (Trang 36 - 42)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUẢNG CÁO TỰC TUYẾN CỦA VN

3.1.1Cơ hội phát triển quảng cáo trực tuyến Việt Nam tại Việt Nam.

3.1.1.1 - Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT

Sự phát triển của CNTT có vai trò quyết định đến sự phát triển của quảng cáo trực tuyến. Trong những năm qua VIệt Nam được đánh giá là nước có tốc độ phát triển CNTT rất nhanh. Từ năm 2000 đến trước năm 2007, ngành CNTT VN tăng khoảng 20%/năm, đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng bị chậm lại nhưng tổng doanh thu vẫn đạt ở mức 5,22 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2007. Đến năm 2009, lĩnh vực này vẫn duy trì mức tăng trưởng 20%, đạt khoảng 6,26 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng quốc gia phát triển về gia công phầm mềm, Việt Nam là quốc gia tăng hạng nhanh nhất, chỉ trong thời gian ngắn (2007 - 2008) từ vị trí 19 lên vị trí thứ 10.

Về tốc độ phát triển toàn ngành CNTT, trong cuộc điều tra về sự phát triển CNTT năm 2009 của công ty liên minh phần mềm BSAC đã đưa ra kết luận : Việt Nam là một trong rất ít các quốc gia Châu Á – TBD thăng hạng trong năm 2009 và tăng tới 5 bậc ( từ vị trí số 61 năm 2008 vượt 5 bậc lên xếp thứ 56 năm 2009 trong tổng số 66 quốc gia và vùng lãnh thổ): Công nghiệp phần cứng đạt tốc độ phát triển trung bình từ 20 - 30%; công nghiệp phần mềm và dịch vụ đạt tốc độ phát triển trung bình từ 30 - 40%. Doanh thu công nghiệp sản xuất phần mềm trong 10 năm tăng 19 lần, mức tăng trung bình là 35%/năm, mức doanh thu năm 2008 đạt 680 triệu USD, năm 2009 đạt 880 triệu USD. Đóng góp vào thành công này là sự trưởng thành đáng kể của cơ sở hạ tầng CNTT Việt Nam trong năm 2009, thể hiện qua số người dùng máy, số người sử dụng Internet băng rộng tăng lên đáng kể (trung bình 40%/năm) theo số liệu của VNNIC tháng 12/2009 số lượng người sử dụng internet là 22779887 người chiếm 1/3 dân số VN và tăng 10,3% so với cuối năm 2008. Bên cạnh đó, lượng người dùng điện thoại di động (yếu tố mới được đưa vào trong cuộc nghiên cứu năm nay) tại Việt Nam năm 2009 là 37,7 triệu thuê bao di động, tăng 40,5%

so với năm 2008 .Số thuê bao điện thoại di động của cả nước tính đến cuối tháng 12/2009 là 104,9 triệu thuê bao di động, tăng 56,1% so với cùng thời điểm năm trướclên tới 78,7% . Và theo dự đoán thị trường điện thoại di động năm 2010 sẽ khởi sắc hơn năm 2009. Cùng với sự phát triển của các dịch vụ mạng viễn thông, đặc biệt là mạng 3G cùng web

động nhỏ gọn của mình. (Điều này chứng tỏ quảng cáo trực tuyến có thêm nhiều phương tiện và thị trường mới để phát triển)

11 tháng đầu năm 2009 Việt Nam đã có thêm 24 triệu thuê bao điện thoại mới (Nguồn: MIC)

Năm 2009 là năm thị trường CNTT đặc biệt là thị trường máy tính PC, laptop và điện thoại di động hoạt động sôi nổi nhất, với sự tham gia của nhiều đại gia trên thế giới đã giúp giá cả những thị trường này cạnh tranh nhiều, thúc đẩy người dân chi mạnh tay hơn cho các mặt hàng này. Điều này đã tạo tiền đề cho các dịch vu viễn thông phát triển và kéo theo sự phát triển của TMĐT nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng.

Song song với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, Chính phủ Việt Nam cũng có những nỗ lực đáng kể nhằm cải thiện môi trường pháp lý, chính sách chiến lược để phát triển CNTT. Cụ thể bằng việc Quốc hội thông qua và ban hành Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, Chiến lược phát triển CNTT và có những hoạt động cụ thể, nghiêm túc trong thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền phần mềm. Việc các cơ quan công quyền đã quen với cập nhật thông tin chính sách, chủ trương trên website của mình và động thái mạnh mẽ gần đây nhất của Chính phủ là buộc tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương công bố bộ thủ tục hành chính trên mạng để người dân dễ dàng truy cập. Nhiều cơ quan nhà nước đã tin học hoá gần 100%, số cán bộ công chức sử dụng thư điện tử đạt tỷ lệ cao, nhiều cuộc họp của Chính phủ, Bộ, ngành được tổ chức trực tuyến qua Internet. 100% bệnh viện quốc gia và khoảng 50% bệnh viện tỉnh đã có trang web. CNTT được đẩy mạnh

ứng dụng trong GD&ĐT. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng đã có trang web, đa số các trường THPT và trên 50% trường THCS đã có internet.

Kết quả trên cho thấy sự phát triển vượt bậc của CNTT Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009 và sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo. Đó cũng chính là tiền đề giúp quảng cáo trực tuyến Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

3.1.1.2 Thương mại điện tử Việt Nam cũng đang tăng trưởng mạnh:

Theo thống kê của công ty vinalink: năm 2009 Việt Nam có 9.300 website B2C với doanh thu từ mua sắm trực tuyến kết hợp với các phương thức đặt hàng qua website, qua điện thoại trên website vào khoảng 450 triệu USD, chiếm 0,5% GDP; về B2B có gần 3.000 doanh nghiệp với doanh thu khoảng 1,5 tỷ USD chiếm 2% GPD.

Bộ thương mại dự kiến đến năm 2010 sẽ có 80% doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử và 10% trong doanh nghiệp sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến và con số này có thể sẽ tăng nhanh hơn so với mức dự kiến ban đầu đó.

Hiện nay đã có 52 trên 63 tỉnh thành của Việt Nam có web site xúc tiến thương mại riêng. Năm cơ quan cấp Bộ được đánh giá có chỉ số sẵn sàng CNTT rất cao là Bộ Thương mại, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và Ngân hàng Trung ương. Việc Việt Nam có nhà cung cấp CA đầu tiên được nhận định sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai và phổ biến Thương mại điện tử (TMĐT), Giao dịch điện tử và chính phủ điện tử ở thị trường nội địa.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, ngày 24/7/2007 , Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) đã tổ chức Đại hội toàn thể lần thứ nhất nhiệm kỳ 2007 – 2011 và chính thức đi vào hoạt động. Đây là dấu mốc đánh giá sự quan tâm của chính phủ cũng như các doanh nghiệp đối với TMĐT

Hiện tại, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện mô hình sàn giao dịch TMĐT hỗ trợ thanh toán trực tuyến, đảm bảo an toàn cho giao dịch mua bán qua mạng, điển hình như Chodientu.vn ; muaban.com ; vatgia.com… giúp người dùng thuận tiện hơn nhiều so với việc mua bán qua các website khác theo mô hình cộng đồng rao vặt hoặc so sánh giá.

Nhìn chung dù doanh số bán hàng trực tuyến vẫn còn thấp do chúng ta còn gặp một số rào cản như thông tin cá nhân chưa được bảo mật, người tiêu dùng vẫn còn quen với

tuyến…Tuy nhiên với mức độ tiếp cận và sử dụng internet ngày càng gia tăng như hiện nay và đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi báo hiệu sự phát triển vượt bậc của TMĐT Việt Nam.

3.1.1.3 Sự phát triển của các website

Năm 2008, có 31.5 triệu trang web được tạo mới. Tại Việt Nam, theo thống kê của VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam) tính đến cuối năm 2009 có 133568 tên miền .vn đã đăng ký. Với tốc độ phát triển chóng mặt của Internet như vậy không có gì là khó hiểu khi quảng cáo trực tuyến có thể coi là miền đất hứa với rất nhiều tiềm năng trông thấy.

(Nguồn VNNIC)

 Tin tức, báo mạng chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống trực tuyến khi có tới 89% lượng truy cập rơi vào các trang báo điện tử, mạng xã hội và blog, 82% sử dụng các công cụ tìm kiếm, 73% chat và dịch vụ email được khai thác ở mức 58%…

 Game trực tuyến cũng là điểm hấp dẫn do đặc điểm dân số trẻ. Có tới 57% thanh thiếu niên tại các thành phố thường xuyên tham gia các trang game online. Game online chính là mảnh đất màu mỡ cho quảng cáo trực tuyến phát triển.

 Tốc độ phát triển về băng thông Internet cũng giúp cho các hình thức giải trí như nghe nhạc (67%), xem video trực tuyến (43%), download/upload ảnh (30%), webcam (21%).. phát triển mạnh. Các trang thông tin dành cho lứa tuổi teen đạt tới hàng triệu pageviews mỗi tháng càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lứa tuổi này tới sự phát triển của Internet Việt Nam.

 Blog cũng có sức hấp dẫn rất lớn đối với giới trẻ khi có khoảng 55% thanh niên trong lứa tuổi 15 đến 25 sở hữu blog cho riêng mình , số lượng blog đang tồn tại tới tháng 11/2009 là 126 triệu blog trên toàn thế giới. Internet trong thời kỳ bùng nổ, mạng xã hội và blog ra đời làm thay đổi định nghĩa truyền thống về quảng cáo: quảng cáo không phải là bán theo nhu cầu của thị trường nữa mà là bán cái mà mình có. Nhờ tính tương tác cao của những loại hình này mà các hãng quảng cáo có thể tận dụng được tối đa hiệu quả của nguyên tắc “lây lan” (viral marketing) tạo ra những hiệu quả không ngờ. Hiện nay có tới hàng triệu người sử dụng blog và các mạng xã hội. Chỉ riêng mạng xã hội sôi động nhất Facebook cũng đã thu hút 350 triệu người tham gia trong đó có 50% truy cập ít nhất 1 lần/ ngày, mỗi cư dân mạng lại tự xây dựng cho mình một mạng lưới các mối quan hệ mang tính cộng đồng rất cao thậm chí một người nhưng lại xây dựng “ngôi nhà” của mình trên nhiều mạng xã hội khác nhau. Thông tin được truyền đi từng giây, từng phút thông qua những mạng lưới này. Cộng đồng mạng có thể dễ dàng gặp những đoạn clip quảng cáo thú vị trên các mạng xã hội chia sẻ video như Youtube, clip.vn...

Hiện nay, blogadvertising (quảng cáo blog) cũng là một chiến lược nằm trong tầm ngắm của các hãng quảng cáo. Chính mạng xã hội và blog đã phá vỡ rào cản về niềm tin của người dùng đối với thông tin quảng cáo, nâng cao giá trị của nguồn tin đưa ra thông qua hình thức chia sẻ. Nhờ tác dụng của đường truyền ảo mà đôi khi các nhà quảng cáo không mất một đồng để quảng cáo thông điệp của mình, các thông điệp quảng cáo hay tất yêu sẽ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và truyền tin miễn phí với tốc độ chóng mặt nhờ các bloger…

 Lợi ích của những cố máy tìm kiếm đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của quảng cáo trực tuyến: Song song với những hình thức trên là khuynh hướng đầu tư mạnh tay cho các công cụ tìm kiếm để nâng hạng vị trí trang web. Với sự góp mặt của 4 đại gia: Google, Yahoo; MSN kết hợp với Bing và 4shared đã giúp cho việc search web tiện lợi hơn, chúng trở thành những công cụ không thể thiếu của cư dân mạng. Không màu mè, không hoa mĩ nhưng sức mạnh thì vô cùng lớn và chi phí khá hợp lý, các cỗ máy tìm kiếm trở thành mục tiêu hướng tới của dân marketing chuyên nghiệp. Hiện nay quảng cáo tìm kiếm đang chiếm 45% thị phần trong quảng cáo trực tuyến và thu hút đông đảo các hãng quảng cáo tham gia. Hàng loạt động thái chia phần “miếng bánh” quảng cáo trực tuyến mới tại Việt Nam đang được triển khai. Google và Yahoo đã tung ra các phiên bản tiếng Việt bao

gồm công cụ tìm kiếm, danh mục website…Điều này cho thấy quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam đang hấp dẫn các đại gia “dot-com”.

Về phía các tổ chức quảng cáo trực tuyến trong nước,nhiều doanh nghiệp cũng thúc đẩy việc đưa hình thức quảng cáo bằng công cụ tìm kiếm vào danh sách các công cụ quảng cáo trực tuyến của mình: ví dụ như cổng thông tin tích hợp đa ngành Tìm nhanh (www.timnhanh.com) với sự hỗ trợ của quỹ DFJ VinaCapital cũng chiếm được ưu thế bởi quy mô, tính thân thiện và tiện dụng cho người Việt . Cũng như Tìm nhanh, dự án Bamboo của Công ty TNHH Truyền thông Việt Nam thời gian qua cũng không nằm ngoài mong muốn thực hiện quảng cáo trực tuyến qua công cụ tìm kiếm, bán từ khóa (ads words). Cùng với sự ra đời của hàng trăm website chuyên nghiệp “made in Viet Nam” khác, chưa bao giờ thị trường quảng cáo trực tuyến lại rộng mở với các doanh nghiệp trong nước đến như vậy.

3.1.1.4 Sự phát triển vượt bậc của các mạng viễn thông

Hiện nay tại thị trường Việt Nam có 4 nhà mạng internet băng thông rộng : VNN, Viettel, FPT, EVN và năm 2009 là năm đánh dáu sự bùng nổ của viễn thông di động với sự ra đời của 3 nhà mạng, đẩy số lượng mạng di động lên con số 8 : Viettel Telecom; Vinaphone và Mobifone của VNPT; S fone; EVN telecom và 3 mạng mới là Beeline của Gtel Mobile ; Vietnam mobile của Hanoi telecom, và Đông Dương Telecom .Sự tham gia của nhiều nhà cung cấp mạng đã tạo nên nhiều sự cạnh tranh về giá và dịch vụ chăm sóc khách hàng, là điều kiện tốt để người dân tiếp cận internet nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hơn thế nữa việc ra đời của các mạng 3G tại Việt Nam ngày 12/10 hứa hẹn sẽ tạo ra 1 xu hướng sử dụng điện thoại mới trong năm 2010. Với cam kết vùng phủ sóng tại thời điểm cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải cam kết thấp nhất là 46% dân số, cao nhất là 86% dân số. Tốc độ truy nhập 144Kb/s ở nông thôn và thành thị là 384Kb/s. Có doanh nghiệp triển khai dịch vụ ngay từ ban đầu không phải là 3G mà là 3,5G. Sự xuất hiện của mạng 3G giúp xu hướng truy cập internet bằng điện thoại di động sẽ lên ngôi bởi tính tiện dụng, giá rẻ, nhiều dịch vụ như có thể tải hình ảnh sắc nét, video, và giúp nhiều người có khả năng truy cập internet hơn, 3G sẽ giúp đưa Internet về các trung tâm, bưu điện, trường học... với chi phí rẻ hơn so với việc sử dụng công nghệ vệ tinh, hoặc kéo cáp...3G giúp truy cập intenet ở mọi nơi và mọi lúc chỉ với thiết bị kết nối nhỏ gọn như điện thoại di động hay USB 3G. Đây chính là điểm mấu chốt đối với sự phát triển của quảng cáo trực

tuyến. Sự phát triển của công nghệ viễn thông đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa quảng cáo trực tuyến với người tiêu dùng.

Tiếp tục trong những năm tới khi mà Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của CNTT và Thương mại điện tử thì không chỉ có mấy nhà mạng trên mà các mạng quốc tế với chất lượng tốt hơn sẽ dần đến với thị trường Việt Nam, lúc đó điều kiện hạ tầng cho internet nói chung và cho quảng cáo trực tuyến nói riêng còn phát triển nhiều hơn nữa.

3.1.1.5 Dân số đông, tốc độ phát triển kinh tế nhanh là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bất cứ ngành nghề nào kể cả quảng cáo trực tuyến

Dân số Việt Nam là dân số trẻ ( 85.789.573 người, Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm, độ tuổi trung bình là 58,2 tuổi).Với 57% dân số dưới độ tuổi 25 (TNS 2008), internet là kênh truyền thông lý tưởng cho các nhãn hàng muốn tiếp cận với giới tiêu dùng trẻ, đặc biệt là phân khúc thuộc lứa tuổi 17-30. Cụ thể theo phân tích của FTA Research, năm 2008, 85% số người trong độ tuổi 17-24 thường xuyên truy cập internet ít nhất mỗi tuần một lần; và con số này ở độ tuổi 25-30 là 79%. Đây là những khách hàng mục tiêu và tiềm năng của thị trường quảng cáo trực tuyến.

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC: Tháng 1/2007 số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam là 17718112 chiếm 21,05% tổng số dân nhưng đến

năm 2008 là 18913492 và cuối năm 2009 là 22779887 người sử dụng (Xem Phụ lục 2). Điều này chứng tỏ đời sống được nâng cao nên tốc độ phát triển CNTT của Vn rất nhanh.

Ngoài ra, với tốc độ đô thị hoá (dân số ở thành thị hiện chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm) và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong 3 năm gần đây

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG CÁO VÀ QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN. (Trang 36 - 42)