Những chiến dịch giữ vững quyền chủ động trên chiến trường

Một phần của tài liệu Lích Su 12 (Trang 48 - 50)

1. Các chiến dịch ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (cuối năm 1950đến giữa năm 1951) đến giữa năm 1951)

- Chiến dịch Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du) - Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch đường số 18) - Chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà – Nam – Ninh) - Thời gian : cuối năm 1950 đến giữa năm 1951

- Địa điểm : Trung du và đồng bằng Bắc Bộ (tuyến phòng thủ kiên cố của địch)

- Kết quả : Chưa đạt được mục tiêu ban đầu, hiệu suất tiêu diệt địch không cao, ta bị tổn thất nặng nề.

→ ta rút được kinh nghiệm, mở những chiến dịch tiếp theo ở vùng rừng núi.

2. Chiến dịch Hòa Bình đông xuân 1951 - 1952

- Hòa Bình là mạch máu giao thông quan trọng giữa Việt Bắc với Liên khu IV. Tháng 11/1951, Pháp đưa quân và đánh lên Hòa Bình.

- Ta mở chiến dịch phản công địch và tiến công địch ở Hòa Bình.

- Sau gần 2 tháng chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình, các căn cứ du kích được mở rộng ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

3. Chiến dịch Tây Bắc – thu đông 1952

- Tây Bắc có vị trí chiến lược quan trọng.

- Từ 14/10 – 10/12/1952, ta huy động lực lượng lớn tấn công Tây Bắc. - Kết quả : giải phóng hầu hết các tỉnh ở Tây Bắc với 28.5000 km2 với 25 vạn dân ; phá tan âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.

4. Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè 1953

- Thượng Lào là vùng chiến lược quan trọng, là hậu phương an toàn của địch.

- Ta phối hợp với quân và dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào vào đầu năm 1953 nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai và đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào.

- Chiến dịch diễn ra từ 8/4 đến 18/5 năm 1953

- Kết quả : Giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong xalì với trên 30 vạn dân.

- Phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ : Từ năm 1953 – 1954, ta phát triển chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, phá các tổ chức tề ngụy và các cở kinh tế của chúng.

→ Kết luận : Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với việc rút kinh nghiệm kịp thời, quân ta đã liên tiếp giữ thế chủ động trên chiến trường, tạo điều kiện đưa cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ nhanh chóng kết thúc.

Bài 20

CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)I. Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương. Kế hoạch Nava. I. Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương. Kế hoạch Nava.

- Hoàn cảnh ra đời Kế hoạch Nava :

+ Trải qua 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp thiệt hại ngày càng lớn : Năm 1953bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, tiêu tốn 2000 tỉ Phrăng, bị đẩy vào thế phòng ngự bị động → Pháp sa lầy trong chiến tranh Đông Dương → muốn tìm kiếm một thắng lợi quân sự nhất định để rút khỏi chiến tranh trong danh dự.

+ Mĩ tích cực viện trợ, ép Pháp kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược, chuẩn bị thay thế Pháp.

→ Pháp và Mĩ đã thỏa thuận đưa ra kế hoạch quân sự mới, Kế hoạch Nava (5/1953).

- Nội dung kế hoạch : gồm 2 bước

+ Bước 1 : Thu – đông 1953 và Xuân 1954 : phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, đồng thời tập trung binh lực, xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

+ Bước 2 : Thu – đông 1954 tấn công chiến lược ở Bắc Bộ → giành thắng lợi quân sự nhất định, buộc ta phải đàm phán có lợi cho chúng.

- Biện pháp : Tăng viện cho quân viễn chinh, tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng cơ động mạnh lên 84 tiểu đoàn trong đó có 44 tiểu đoàn tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ.

→ Điểm chính của kế hoạch Nava là tập trung binh lực xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, để giành thắng lợi quân sự quyết định, chuyển bại thành thắng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Lích Su 12 (Trang 48 - 50)