CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM (1939 – 1945).
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI
I. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 -1945 1945
- Ngày 1/9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. - Ngày 3/9/1939, Pháp tham chiến.
- Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng Đức.
- Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi : + Tăng cường đàn áp cách mạng.
+ Ra sức vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến.
- Tháng 9/1940, Nhật vào Việt Nam, Pháp đầu hàng, câu kết bắt tay với Nhật cùng thống trị bóc lột nhân dân ta. Các đảng phái thân Nhật xuất hiện ra sức tuyên truyền về sức mạnh của Nhật về thuyết Đại Đông Á.
- Đầu 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to ở nhiều nơi. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, các đảng phái chính trị thân Nhật được dịp đua nhau hoạt động, không khí cách mạng sôi sục.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
- Ngay khi chiến tranh bùng nổ, Pháp đã đẩy mạnh chính sách vơ vét sức người sức của để phục vụ chuẩn bị cho chiến tranh.
+ Ra lệnh tổng động viên.
+ Thực hiện chính sách Kinh tế chỉ huy.
- Khi quân Nhật vào Đông Dương Nhật thực hiện chính sách :
+ Buộc Pháp phải cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, tiền cho Nhật.
+ Đầu tư vốn khai thác một số ngành.
+ Bắt nhân dân ta nhổ lúa, trồng đay, thầu dầu. - Hậu quả :
+ Chính sách của Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta vào cảnh một cổ hai tròng.
+ Cuối 1944 đầu 1945, có 2 triệu đồng bào ta chết đói, kinh tế Việt Nam trở nên điêu tàn, kiệt quệ.
+ Tất cả các giai cấp, tầng lớp ở nước ta (trừ bọn tay sai) đều căm thù đế quốc phát xít, mâu thuẫn dân tộc lên cao hơn bao giờ hết.