Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 1 Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến

Một phần của tài liệu Lích Su 12 (Trang 46 - 48)

1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến

+ Trên thế giới : cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, thuận lợi cho cách mạng nước ta.

+ Tháng 1/1950, lần lượt các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

- Khó khăn :

+ Ngày 13/5/1950, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đưa ra Kế hoạch Rơve, gây cho ta nhiều khó khăn.

→ Thuận lợi vẫn là cơ bản.

2. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950

a) Chủ trương của ta : tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm : Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch. Khai thông biên giới Việt – Trung ; Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

b) Diễn biến :

- Ngày 16/9/1950, ta mở màn đánh Đông Khê, đường 4 bị cắt làm hai, Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập.

- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta, mặt khác rút quân từ Cao Bằng về, từ Thất Khê lên để lấy lại Đông Khê.

- Trên đường 4, ta mai phục chặn đánh địch khiến cho các cánh quân không gặp được nhau → Pháp lần lượt phải rút khỏi các cứ điểm trên đường 4. Đến 22/10/1950, đường 4 được hoàn toàn giải phóng.

- Tại Thái Nguyên, ta cũng đánh tan cuộc hành quân của địch. c) Kết quả, ý nghĩa :

- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng dải biên giới Việt Trung từ Cao Bằng về Đình Lập.

- Chọc thủng hành lang “Đông – Tây” làm phá sản Kế hoạch Rơve của Pháp.

- Con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông. - Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Bài 19

BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG

CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951–1953)I. Thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương I. Thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương

1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh

- Ngày 23/12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp và tay sai, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

- Tháng 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ, nhằm trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.

2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi

- Nội dung kế hoạch : Tập trung xây dựng lực lượng quân đội mạnh, giành nhau với ta trong việc kiểm soát vùng đồng bằng Bắc Bộ (vùng đông dân nhiều của); tiến hành “chiến tranh tổng lực” bình định vùng tạm chiếm, phá hoại hậu phương của ta.

→ Hậu quả : Làm cho cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương phát triển lên quy mô lớn, gây cho ta nhiều khó khăn nhất là ở vùng sau lưng địch.

Một phần của tài liệu Lích Su 12 (Trang 46 - 48)