Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

Một phần của tài liệu Lích Su 12 (Trang 38 - 40)

1. Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 – 1945)* Hoàn cảnh lịch sử : * Hoàn cảnh lịch sử :

- Thế giới : Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phát xít Đức, Nhật đứng trước nguy cơ thất bại.

- Ở Đông Dương :

+ Quân Pháp ráo riết chuẩn bị để chờ cơ hội phản công Nhật, mâu thuẫn Nhật – Pháp căng thẳng.

+ Trước tình hình đó đêm ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính lật đổ Pháp →

Nhật độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét bòn rút nhân dân, thẳng tay đàn áp những người cách mạng.

- Ngay đêm 6/3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng đã họp. Ngày 12/3/1945, ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. - Nội dung chỉ thị :

+ Xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. + Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”.

+ Hình thức đấu tranh được đẩy lên một mức cao hơn từ bất hợp tác, bãi công mít tinh, biểu tình … đến vũ trang du kích, khởi nghĩa từng phần sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa.

+ Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.

* Diễn biến :

- Ở khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng, một loạt các xã, châu, huyện được giải phóng, chính quyền cách mạng thành lập.

- Ở Bắc Kì, phong trào phá kho thóc Nhật thu hút hàng triệu người tham gia.

- Một số địa phương đã khởi nghĩa giành chính quyền như Tiên Du (Bắc Ninh), Bần – Yên Nhân (Hưng Yên), Hiệp Hòa (Bắc Giang).

- Ở Quảng Ngãi, chính quyền cách mạng được thành lập (11/3/1945). - Tù chính trị trong các nhà lao đấu tranh đòi tự do, vượt ngục ra ngoài tham gia cách mạng.

* Ý nghĩa :

- Qua cao trào lực lượng cách mạng phát triển vượt bậc. Lực lượng trung gian ngả về phía cách mạng, quần chúng sẵn sàng nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- Cao trào chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám.

2. Công việc chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa

+ Từ ngày 15 đến ngày 20 – 4/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kì quyết định : Thống nhất và phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang.

+ Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh chỉ thị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp.

+ Ngày 15/5/1945, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân đã thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân.

+ Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập. Tân Trào được chọn làm “thủ đô” của khu giải phóng là trung tâm chỉ đạo cách mạng.

3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

a)Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố : - Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh.

- Ở Đông Dương, quân Nhật rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim cùng tay sai hoang mang cực độ.

→ Điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.

- Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa.

- Ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch Tổng khởi nghĩa …

- Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội quốc dân Tân Trào được triệu tập tán thành chủ trương khởi nghĩa : Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch …

b) Diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhận xét “ Tổng khởi nghĩa diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng tốn ít xương máu.

Thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã quyết định thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa.

Thời gian Sự kiện tiêu biểu

14 – 8 Ở nhiều địa phương đã phát động nhân dân nổi dậy khởi nghĩa 16 – 8 Đội quân giải phóng đầu tiên đã về giải phóng Thái Nguyên 18 – 8 Bốn tỉnh giảnh chính quyền sớm nhất : Bắc Giang, Hải Dương,

Hà Tĩnh, Quảng Nam

19 – 8 Hà Nội giành chính quyền, cổ vũ to lớn đối với cuộc tổng trong cả nước. Từ đây cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh hơn

23 – 8 Huế giành chính quyền 25 – 8 Sài Gòn giành chính quyền

28 – 8 Những địa phương cuối cùng giành chính quyền : Đồng Nai Thượng và Hà Tiên.

30 – 8 Bảo Đại thoái vị, trao ấn, kiếm cho cách mạng

Một phần của tài liệu Lích Su 12 (Trang 38 - 40)