b Đồi núi chưa sử
3.2.3.2. Tình hình biến động đất đai của lâm trường qua giai đoạn 1995 2000 2005 và nguyên nhân của sự biến động đó
Trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay diện tích đất lâm nghiệp trong vùng thuộc quản lý của lâm trường đã có những biến động tăng, giảm nhất định. Nguyên nhân của sự biến động được trình bày ở biểu 14.
Qua biểu 14 ta thấy: Đất đai lâm nghiệp của lâm trường từ năm 1995 đến năm 2005 có hai xu hướng biến động. Từ năm 1995 đến năm 2000 đất lâm nghiệp biến động tăng, còn từ năm 2000 đến năm 2005 lại có xu hướng giảm dần.
Năm 1995 diện tích đất lâm nghiệp là 15.549 ha, đến năm 2000 nó đã tăng lên 20.123 ha, tức là tăng lên 4.574 ha. Phần tăng lên này chủ yếu là do chuyển từ đất chưa sử dụng. Do trong giai đoạn này Nhà Nước bắt đầu thực
hiện việc giao khoán đất rừng đến tận tay đối tượng sử dụng. Chính vì thế hiệu quả sử dụng đất tăng lên, người dân bắt đầu chú trọng vào phát triển nghề rừng. Nếu như trước đó họ chỉ tập trung vào khai thác, thì nay họ đã tập trung hơn vào khâu trồng mới và phát triển rừng. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này diện tích đất chưa sử dụng đã được khai hoá đưa vào sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển lâm nghiệp.
Biểu 14:Nguyên nhân tăng giảm diện tích đất lâm nghiệp của lâm trường (1995 - 2005)
STT Nguyên nhân tăng giảm Diện tích (ha)
1 Đất lâm nghiệp hiện có (năm 2005) 18.993
2 Đất lâm nghiệp có trong năm 1995 15.549
3 Đất lâm nghiệp có trong năm 2000 20.123
I Đất lâm nghiệp tăng từ 1995 – 2000 4.574
1 Do chuyển từ đất nông nghiệp 2 Do chuyển từ đất chuyên dùng 3 Do chuyển từ đất ở
4 Do chuyển từ đất chưa sử dụng 4.574
II Đất lâm nghiệp giảm từ 2000 ÷ 2005 1.130
1 Do chuyển sang đất nông nghiệp 250
2 Do chuyển sang đất chuyên dùng 18
3 Do chuyển sang đất ở 2,5
4 Do chuyển sang đất chưa sử dụng 8
5 Do nguyên nhân khác 859,5
(Nguồn: Tài liệu điều tra) Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp lại có xu hướng giảm dần. Từ 20.123ha năm 2000 xuống còn 18.993 ha tức là giảm đi 1.130 ha. Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này, nhu cầu về giao thông, công trình thuỷ lợi, đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa cũng tăng lên. Điều đó làm cho 18ha đất lâm nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng. Có thể nói những nguyên nhân giảm này là tất yếu vì khi mà xã hội dần phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện thì nhu cầu cho các hoạt động đó cũng
nghiệp là ở chỗ khác. Nó dần đến sự suy giảm 859,5ha, bao gồm chủ yếu là sự lỏng lẻo trong khâu quản lý đất đai của chính quyền địa phương và lâm trường dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất. Trong đó có gần 100ha do công ty cà phê lấn chiếm, còn lại hơn 700ha do người dân lấn chiếm để làm trang trại và vườn rừng.
Vì vậy giải pháp trước mắt là lâm trường và các cấp chính quyền cần rà soát lại và thực hiện chặt chẽ hơn về cơ chế giao khoán đất rừng đến các hộ thiết lập quyền chủ đất, chủ rừng thực sự và rõ ràng để có thể yên tâm đầu tư cho sự phát triển rừng.