a. Tình hình biến động diện tích đất đai của lâm trường theo mục đích sử dụng qua các năm 1995 - 2000 - 2005.
Căn cứ vào số liệu báo cáo hàng năm giữa lâm trường với các cơ quan Nhà nước và giữa các đơn vị sản xuất với lâm trường, tình hình biến động đất đai của lâm trường thông qua các năm được tổng hợp ở biểu 09.
Qua biểu 09 ta thấy tình hình biến động diện tích đất đai qua các năm như sau:
Trong tổng số 43.951 ha đất tự nhiên năm 2005, có 26.270 ha đất nông nghiệp. Trong đó đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là 5.700 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp này tăng dần qua các năm, từ 4.312 ha năm 1995 tăng lên 5.424 ha năm 200 và tăng lên 5.700 ha năm 2005. Lý do có sự tăng lên là từ việc phát rừng, khai hoang, trong thời kỳ này người dân chú trọng vào việc khai thác rừng là chính và đốt nương làm rẫy.
Với diện tích 18.993 ha đất lâm nghiệp được Nhà Nước giao cho lâm trường quản lý sử dụng thì có đến 12.710 ha đất rừng phòng hộ và 6.283 ha đất rừng sản xuất. Diện tích đất lâm nghiệp này biến động lên xuống. Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000 đất lâm nghiệp có xu hướng tăng lên. Từ 15.549 ha năm 1995 tăng lên 20.123 ha năm 2000. Lý do dẫn đến sự biến động tăng này là do: Năm 1995, khi mới tiến hành giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Các đối tượng này chỉ tập trung vào khai thác mà
năm 2000, khi đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của lâm nghiệp cộng với sự tác động từ phía Nhà Nước nên người dân đã chú trọng hơn vào trồng rừng. Chính vì vậy mà diện tích đất đồi núi trống giảm xuống, từ 17.280 ha năm 1995 đến 11.568 ha năm 2000 và diện tích đất lâm nghiệp tăng lên gần 5000 ha trong giai đoạn này.
Biểu 09: Biến động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng qua các năm 1995 – 2000 – 2005. Đơn vị tính: ha. STT Mục đích sử dụng Mã số Diện tích 2005 So víi 1995 So víi 2000 Diện tích 1995 Tăng (+) Giảm (-) Diện tích 2000 Tăng (+) Giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) (7) (8)=(4)-(7) Tổng diện tích tự nhiên 43.951 43.841 +110 43.841 +110 1 Đất nông nghiệp nnp 26.270 19.861 +6.409 25.547 +723 a Đất sản xuất nông nghiệp sxn 5.700 4.312 +1.388 5.424 +276 b Đất lâm nghiệp lnp 18.993 15.549 +3.444 20.123 -1.130 - Đất rừng sản xuấtt rsx 6.283 5.217 +1.066 7.111 -828 - Đất rừng phòng hộ rph 12.710 10.332 +2.398 13.012 -302
- Đất rừng đặc dụng rđd - - - - -
c Đất lâm nghiệp khác 1.577 1.577 0 1.577 02 Đất phi nông nghiệp pnn 6.746 6.700 +46 6.725 +21 2 Đất phi nông nghiệp pnn 6.746 6.700 +46 6.725 +21 3 Đất chưa sử dụng csd 10.935 17.280 -6.345 11.569 -634 a Đất bằng chưa sử dụng bcs 4 12 -8 6 -2 b Đất đồi núi chưa sử dụng dcs 10.245 16.568 -6.323 10.872 -627 c Núi đá không có rừng ncs 686 700 -14 691 -5
(Nguồn: Tài liệu điều tra)
Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp lại giảm đi 1.130ha giảm từ 20.123 ha năm 2000 xuống còn 18.993 ha năm 2005. Trong khi diện tích đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng được đưa vào sử dụng thêm 634 ha (tức là chỉ còn 10.935 ha đất trống chưa sử dụng năm 2005). Lý do của sự giảm này là: trong giai đoạn này, người dân đã nhận thức rõ hơn về hiệu quả mà lâm nghiệp mang lại về kinh tế và môi trường. Vì vậy hộ chủ động hơn trong phát triển nghề rừng trên mảnh đất mình được giao và cũng chính vì thế mà tranh chấp đất đai xảy ra, bao gồm cả tranh chấp giữa các hộ gia đình, giữa các hộ với các tổ chức và giữa các hộ,
các tổ chức với lâm trường. Bên cạnh đó việc quản lý đất đai của các cấp có thẩm quyền lỏng lẻo dẫn đến việc kiểm soát đất đai không triệt để. Từ đó làm cho diện tích đất lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của lâm trường bị hao hụt dần. Cho đến nay hiện tượng này vẫn đang tồn tại, lâm trường và các cấp quản lý của thẩm quyền địa phương đang tìm biện pháp để giải quyết vấn đề kết hợp với việc giải quyết 10.935 ha đất trống chưa sử dụng để có được hiệu quả sử dụng đất tốt nhất, tiết kiệm nhất.
Tóm lại, trong tương lai lâm trường và chính quyền các địa phương cần chuyển đổi được diện tích đất trống thành rừng, ngăn chặn được các tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Có như vậy mới tạo tâm lý an toàn để người dân mạnh dạn và yân tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
b. Biến động đất đai theo các hình thức tổ chức sản xuất
Qua biểu 10 ta thấy được xu hướng phát triển của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong giai đoạn từ năm 1995 ÷ 2005 như sau
• Đối với hình thức tự sản xuất: Trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp mà lâm trường tự tiến hành tổ chức sản xuất trực tiếp trên đất đó có xu hướng tăng dần từ 2.500 ha tăng lên 3.630,5 ha. Trong khi đó diện tích đất trống cũng giảm dần từ 4.459 ha năm 1995 xuống còn 2.260 ha năm 2000. Như vậy tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng và chưa có rừng là 7.049 ha năm 1995 và 5.890,5 ha năm 2000.
Biểu 10: Cơ cấu đất đai của lâm trường theo các hình thức tổ chức sản xuất qua các năm 1995 – 2000 – 2005
Đơn vị tính: Ha
STT
Loại đất
Các hình thức tổ chức sản xuất
Tù s¶n xuÊt Giao kho¸n Liªn doanh
1995 2000 2005 1995 2000 2005 1995 2000 2005
1 Đất lâm nghiệp 2.500 3.630,5 2.728 8.327 11.641 9.954 4.722 4.851,6 6.311a Đất rừng sản xuất 800 778 728 1.121 3.500 701 3.296 2.833 4.854 a Đất rừng sản xuất 800 778 728 1.121 3.500 701 3.296 2.833 4.854 b Đất rừng phòng hộ 1.700 2.852,5 2.000 7.206 8.141 5.610 1.426 2.018,6 5.100
c Đất rừng đặc dụng - - - - - - - - -2 Đất chưa sử dụng 4.549 2.260 2.000 8.152 5.304 4.629 4.579 4.005 4.306 2 Đất chưa sử dụng 4.549 2.260 2.000 8.152 5.304 4.629 4.579 4.005 4.306 a Đất bằng chưa sử
dụng
- - - 12 - - - 6 4