Hiện trạng sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính xã năm

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái (Trang 35 - 38)

Qua biểu 05: Hiện trạng sử dụng đất đai của lâm trường theo đơn vị hành chính xã, ta thấy đất đai mà Nhà Nước giao cho lâm trường quản lý nằm trên địa bàn 16 xã tả ngạn sông chảy và hồ Thác Bà, sự phân bố đất đai trên địa bàn các xã như sau:

Đất sản xuất nông nghiệp phân bố phân tán ở các xã là không đều nhau, xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là xã Cẩm Nhân với diện tích 708 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với 525 ha và đất cỏ dùng vào chăn nuôi với 323 ha, còn đất trồng lúa chỉ có 85 ha, được giao cho 668 hộ để trồng lúa. Xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít nhất là xã Phúc Ninh với 87ha. Trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm;

đất trồng lúa và đất trồng cỏ cho chăn nuôi là 4 ÷ 5 ha.

Tóm lại, diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp toàn vùng là 5.700 ha được phân bố phân tán cho 5.518 hộ sản xuất nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng có khoảng 1,03 ha. Từ đây có thể thấy rằng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng là rất ít, phân bố manh mún.

Trong vùng có 18.993 ha đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn 16 xã, bình quân mỗi xã có khoảng 1.187,06 ha đất lâm nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy: xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp nhất là xã Xuân Long với 5.167 ha bao gồm 718 ha đất rừng sản xuất và 4.449 ha đất rừng phòng hộ. Tổng diện tích đất lâm nghiệp này được giao hầu hết cho 330 hộ trong xã để sản xuất lâm nghiệp. Đây là những hộ thường xuyên tham gia vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Tiếp theo đó là các xã có diện tích lâm nghiệp lớn: xã Yên Thành với 1.962 ha; xã Ngọc Chấn với 1.699 ha; xã Tích Cốc, Cẩm Nhân …. xã có ít diện tích đất lâm nghiệp nhất là xã Mỹ Gia có 351 ha và xã yên Bình có 328 ha. Kết hợp với việc tìm hiểu về vị trí địa lý của các xã ta thấy rằng hầu như các xã có diện tích đất lâm nghiệp nhiều đều nằm ở vị trí cách xa lâm trường, còn những xã nằm ở gần lâm trường thì có diện tích ít hơn, và chỉ những xã nằm ở gần lâm trường thì lại có hoạt động sản xuất hiệu quả. Một lý do lý giải cho điều này là các xã nằm ở gần lâm trường thì sự quan tâm, chú ý của lâm trường được thường xuyên hơn, còn những xã nằm xa lâm trường, giao thông khó khăn nên việc quan tâm theo dõi, quản lý không được thường xuyên, liên tục.

Qua đây ta thấy: Việc phân bố đất đai lâm nghiệp trên địa bàn các xã thuộc vùng quản lý của lâm trường không đều nhau, các xã lại nằm ở cách xã lâm trường nên việc quản lý sử dụng, sản xuất kinh doanh của lâm trường gặp rất nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Có một tồn tại trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở địa bàn các xã mà cho đến nay nó vẫn chưa được giải quyết dứt điểm là: Hiện tượng xâm lấn và tranh chấp đất đai, chính

điều này làm cho người dân không yên tâm làm chủ và mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh rừng. Chính vì vậy mà trong tương lai lâm trường cần có sự phối kết hợp với chính quyền địa phương ở các xã, cơ quan địa chính và kiểm lâm rà soát lại quy hoạch tổng thể đất đai theo tinh thần của Nghị quyết 28 của Bộ chính trị, giải quyết dứt điểm tồn tại tình trạng tranh chấp, xâm lấn đất đai trên quan điểm hợp tình, hợp lý. Từ đó xác định chủ đất, chủ rừng cụ thể và tiến tới cấp sổ đỏ sử dụng đất đai lâu dài, ổn định cho các hộ nhận đất, nhận rừng, nhận khoán được yên tâm để đầu tư kinh doanh có hiệu quả cao nhất.

Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng (chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng) ở các xã còn khá nhiều. Nhiều nhất là ở xã Vũ Linh với 1.900 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Sau đó là xã Xuân Long với 1.120 ha đất đồi núi chưa sử dụng và 251 ha đất núi đá không có rừng cây; tiếp đến là xã Xuân Lai và xã Vĩnh Kiên đều có diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là trên 1.000 ha, xã có diện tích đất chưa sử dụng ít nhất là xã Đại Minh chỉ có 48 ha đất chưa sử dụng. Qua tìm hiểu nhận thấy: Phần lớn diện tích loại đất này nằm ở những nơi có điều kiện địa hình phức tạp, giao thông không thuận tiện, đất đai kém chất lượng. Trong khi vốn của chủ sở hữu lại hạn chế nên họ không dám mạo hiểm đầu tư vào phát triển sản xuất. Vì vậy trong tương lai cần phải có kế hoạch quản lý và sử dụng diện tích đất này có hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo đủ đất cho người dân sản xuất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, đảm bảo mục tiêu quản lý và sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng loại đất này tại lâm trường Thác Bà huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w