Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 34)

a. Lý do nhận bảo đảm tín dụng

Khi những công ty lớn và các khách hàng khác có hệ số tín nhiệm cao không cần có tài sản bảo đảm tín dụng. Những khách hàng còn lại thờng đợc yêu cầu phải có biện pháp bảo đảm tín dụng nh cầm cố, thế chấp tài sản hay bảo lãnh trả nợ của ngời thứ 3. Việc ngân hàng nhân bảo đảm tín dụng nhằm hai mục đích là:

- Nếu ngời vay không trả nợ theo quy định thì NH có quyền bán tài sản cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ.

- Nhận bảo đảm tín dụng tạo cho NH lợi thế về tâm lý so với ngời vay. Bởi vì một tài sản khi đã là vật đặt cọc (nh xe hơi, đất đai, nhà cửa …), buộc ngời đặt cọc (ngời vay) phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những tài sản giá trị của mình.

b. Các loại bảo đảm tín dụng thông thờng

b.1.Tài khoản phải thu

NH nhận bảo đảm tín dụng bằng việc quy định tỷ lệ % (thông thờng từ 40 đến 90%) giá trị của tài khoản phải thu (bán hàng chịu, hay tín dụng thơng mại) theo số liệu trên bảng cân đối tài chính. Khi khách hàng của ngời vay thanh toán tiền hàng mua chịu, thì số tiền này đợc dùng để trả nợ cho ngân hàng.

b.2. Bao thanh toán

NH có thể mua tài khoản phải thu của ngời vay theo một tỷ lệ % nhất định theo giá trị ghi sổ. Tỷ lệ % này phụ thuộc vào chất lợng và thời hạn của các khoản phải thu. Bởi vì NH đã mua khoản phải thu (chuyển giao quyền sở hữu) nên NH sẽ thông báo cho khách hàng của ngời vay là khoản tiền thanh toán mua hàng chịu sẽ trả trực tiếp cho ngân hàng. Thông thờng, ngời vay phải cam kết với NH là sẽ bù đắp nhứng khoản tiền phải thu nhng thực tế không thu đợc.

b.3. Hàng tồn kho

Để bảo đảm tín dụng, NH có thể nhận hàng tồn kho, vật t, nguyên liệu của ngời vay làm tài sản cầm cố. Thông thờng, NH chỉ cho vay một tỷ lệ % nhất định từ 30 đến 80%) trên giá trị thị trờng hiện hành của tài sản cầm cố, nhằm phòng ngừa hàng hoá giảm giá. Tài sản cầm cố có thẻ do ngời vay kiểm soát hoàn toàn, nhng giấy tờ sở hữ do NH nắm giữ. Một sự lựa chọn khác có thể có là, NH là ngời năm giữ tài sản cầm cố cho đên khi nào nợ đơc trả hoàn toàn.

b.4. Thế chấp tài sản cố định

Các NH cũng có thể chấp nhận bảo đảm tín dụng bằng tài sản cố định (đất đai và những công trình gắn liền với đất).

b.5. Bảo lãnh của bên thứ ba

Trong trờng hợp ngời vay không có tài sản bảo đảm tín dụng thì phải có một bên thứ hai đứng ra bảo lãnh. Bảo lãnh là việc thứ ba cam kết với bên cho vay là sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho ngời vay, nếu ngời vay không trả đợc nợ khi đến hạn. bảo lãnh có thể là có bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w