Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 12. TỶ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO
ĐVT: 1.000.000 đ
Năm Chênh lệch(%)
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 11/10 12/11
Doanh thu thuần 50.241,8 60.931,8 75.432,5 21,28 23,80 Hàng tồn kho 6.731,6 7.655,3 7.721,2 13,72 0,86
Tỷ số luân chuyển HTK (lần) 7,46 7,96 9,77 x x
Vòng quay hàng tồn kho cao, thì đánh giá doanh nghiệp hoạtđộng có hiệu
quả, giảm được vốn đầu tư cho dự trữ hàng hoá. Tuy nhiên, tỷ số này quá cao sẽ
dẫnđến nguy cơ doanh nghiệp không đủ hàng hoá thoả mãn nhu cầu, mất khách hàng, ảnh hưởngđến việc kinh doanh lâu dài. Hệ số tồn kho thấp thì làm tăng chi phí một cách lãng phí. Qua bảng phân tích trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 7,46 lần, năm 2011 là 7,96 lần tăng 0,5 lần so với 2010, năm 2012 là 9,77 lần tăng 1,81 lần so với 2011. Điều này cho thấy, tỷ số luân chuyển hàng tồn
kho của hợp tác xã có biến động ổn định. Năm 2011, doanh thu tăng 21,28% và hàng tồn kho tăng 13,72% so với 2010. Năm 2012 doanh thu tiếp tục tăng
23,80% và hàng tồn kho tăng nhẹ 0,86% so với năm 2011 điều đó cho thấy khả năng quản lý và sử dụng hàng tồn kho của hợp tác xã tương đối tốt, đã giảm được
vốn đầu tư cho dự trữ hàng hoá và giảm nguy cơ hàng hoá bị ứ động.
Thời gian thu tiền bán hàng trung bình(DSO)
Bảng 13. THỜI GIAN THU TIỀN BÁN HÀNG
ĐVT: 1.000.000 đ Năm Chênh lệch(%) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 11/10 12/11 Số nợ cần phải thu 2.512,3 2.823,2 2.761,8 12,38 -2,17 DT BQ mỗi ngày (DT/360) 139,56 169,26 209,53 21,28 23,79
Thời gian thu tiền bán hàng (ngày) 18 17 13 x x
(Nguồn phòng kế toán tài chính)
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn của daonh nghiệp, chỉ tiêu này
ngược lại với 2 chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và vòng quay hàng tồn kho. Nếu
thời gian thu tiền bán hàng càng nhỏ, thì công ty càng có lợi trong việc sử dụng
vốn. Nhìn chung, thì thời gian thu tiền bán hàng trung bình của công ty qua 3 năm là tương đối tốt có xu hướng giảm. Năm 2010 là 18 ngày, năm 2011 giảm
còn 17 ngày, năm 2012 lại giảm tiếp còn 13 ngày, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu bình quân mỗi ngày tăng.
Tỷ số luân chuyển tài sản cố định
Bảng 14: TỶ SỐ LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐVT: 1.000.000 đ
Năm Chênh lệch(%)
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 11/10 12/11
Doanh thu thuần 50.241,8 60.931,8 75.432,5 21,28 23,80 Tài sản cố định 18.132,3 18.445,7 18.711,9 1,73 1,44
Tỷ số luân chuyển TSCĐ (lần) 2,77 3,30 4,03 x x
(Nguồn phòng kế toán tài chính)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số luân chuyển tài sản cố định của hợp tác
xã qua 3 năm liên tục tăng và tương đối ổn định. Năm 2010, cứ 1 đồng tài sản cố định bỏ ra đầu tư thì tạo ra được 2,77 đồng doanh thu. Năm 2011 cứ 1 đồng bỏ ra đầu tư thì tạo ra được 3,30 đồng doanh thu, năm 2012 cứ 1 đồng bỏ ra đầu tư thì tạo ra được 4,03 đồng doanh thu; tài sản cố định chỉ tăng nhẹ qua các năm nhưng
doanh thu lại tăng nhanh cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản cố định ngày càng hiệu quả.
Tỷ số luân chuyển tài sản có
Bảng 15. TỶ SỐ LUÂN CHUYỂN TÀI SẢN CÓ
ĐVT: 1.000.000 đ
Năm Chênh lệch (%)
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 11/10 12/11
Doanh thu thuần 50.241,8 60.931,8 75.432,5 21,28 23,80
Tổng tài sản 30.113,2 31.214,6 33.256,4 3,66 6,54
Tỷ số luân chuyển tài sản có( lần) 1,67 1,95 2,27 x x
(Nguồn phòng kế toán tài chính)
Tỷ số này đo lường sự luân chuyển toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số luân chuyển tài sản có của hợp tác xã qua 3 năm đều
tăng. Năm 2011, tổng tài sản tăng nhẹ 3,66% trong khi đó doanh thu lại tăng
21,28% điều này làm cho tỷ số luân chuyển tài sản có tăng lên 0,28 lần so với
2010, tức 1,98 lần.. Năm 2012 tỷ số này lại tiếp tục tăng lên 2,27 lần nguyên
nhân là do doanh thu tăng mạnh 23,80% so với năm 2011 chứng tỏ trong năm
này kết quả hoạt động mà hợp tác xã tạo ra tương xứng với tổng tài sản mà hợp
tác xã có.