Phân tích biến động chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ (Trang 27 - 29)

Bảng 5. BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2010 – 2012

ĐVT: 1.000.000đ 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) CPNVLTT 14.824,1 17.063,9 22.375,9 2.239,8 15,11 5.312 31,13 CPNCTT 16.518,3 20.577,2 26.105,2 4.058,9 24,57 5.528 26,87 CPSXC 11.012,2 12.547,0 13.674,2 1.534,8 13,94 1.127,2 8,98 CPBH 532,8 821,5 1.222,4 288,7 54,19 400,9 48,80 CPQLDN 1.453,1 2.042,3 1.953,3 589,2 40,55 -89,0 -4,36 CPTC 1.025,2 1.030,1 835,1 4,9 0,48 -195,0 -18,93 CP khác 48,8 53,2 57,1 4,4 9,02 3,9 7,33 Tổng 45.414,5 54.135,2 66.223,2 8725,7 19,21 12.088 22,33

(Nguồn phòng kế toán tài chính)

66.223,245.414,5 54.135,2 45.414,5 54.135,2 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2010 2011 2012 Tổng chi phí

Hình 5. BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp qua 3 năm đều tăng, năm 2011 tăng 15,11% và năm 2012 tăng 31,13% nguyên nhân là do hợp tác xã sản xuất sản

phẩm với số lượng lớn hơn các năm trước để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cũng như

các nguồn nguyên liệu chính như lục bình, cói, cỏ bàng ngày càng khan hiếm nên giá các nguyên vật liệu này tăng cao.

- Chi phí nhân công trực tiếp tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2011 tăng 24,57%

nhân công làm việc, các nhân viên làm việc hiệu quả được tăng lương và các

khoảng tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm làm cho chi phí tiền lương tăng lên.

- Chi phí sản xuất chung tăng nhẹ qua 3 năm, năm 2011 tăng 13,94% và

năm 2012 tăng 8,98% bởi hợp tác xã đang đẩy mạnh sản xuất nên máy móc thiết

bị phải hoạt động nhiều hơn, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, các chi phí bảo trì, sữa chữa máy móc, điện, nước tại phân xưởng cũng tăng theo làm tăng chi phí

sản chung.

- Chi phí bán hàng qua 3 năm tăng khá cao, cụ thể ở năm 2011 tăng 288,7

triệu đồng tương ứng tăng 54,19% và năm 2012 tăng 400,9 triệu đồng tương đương tăng 48,80% do sản lượng tiêu thu tăng nên hợp tác xã cần thuê thêm nhân

viên bán hàng làm tăng chi phí tiền lương và các chiến lược marketing quãng cáo, khuyễn mãi sản phẩm cũng như tăng hoa hồng cho các đại lý dẫn đến chi phí bán hàng tăng cao.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm 2011 tăng 589,2 triệu đồng tương ứng tăng 40,55% so với năm 2010. Do hợp tác xã đang mở rộng quy mô nên cần

thuê thêm nhân viên quản lý, mua sắm thêm trang thiết bị cũng như xây dựng nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận chuyển làm tăng chi phí quản lý. Năm 2012

chi phí quản lý giảm nhẹ 4,36% do không phải chi nhiều cho mua sắm trang thiết

bị như trong năm 2011.

- Chi phí tài chính năm 2011 ít biến động và chỉ tăng nhẹ 0,48% so với năm 2010, sang năm 2012 chi phí tài chính giảm 18,93% so với năm 2011 do

hợp tác xã dùng một phần lợi nhuận để trả nợ vay Ngân hàng. Các khoản chi phí

khác chỉ chiểm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí và có xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm.

Qua phân tích trên cho thấy chi phí mà hợp tác xã phải bỏ ra cho hoạt động

kinh doanh hàng năm đều tăng. Cụ thể là năm 2011 tăng 19,21% so với năm

2010 và năm 2012 tăng 22,33% so với năm 2011. Nhưng sự tăng chi phí ở đây

chủ yếu là do hợp tác xã tăng sản lượng tiêu thụ cũng như mở rộng quy mô

doanh nghiệp, chi phí bỏ ra để đem lại lợi nhuận nhiều hơn thì chi phí đó là thích

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân tích kết quả kinh doanh tại hợp tác xã Kim Hưng - Cần Thơ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)