Nghèo đói và môi trường (kết quả của RPGA)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng kinh tế theo vùng tại vùng ven biển miền trung và tây nguyên (Trang 55 - 56)

I. Đói nghèo ở thành thị và sự di dân

2.Nghèo đói và môi trường (kết quả của RPGA)

Có thể liệt kê ra hàng trăm lý do khác nhau gây nên sự thoái hoá của môi trường. Tuy nhiên, một yếu tố được cho là có nhiều mối tương quan với môi trường xuống cấp là nghèo đói. Nhưng nghèo đói lại làm cho người dân khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để sống. Chính sự xuống cấp của môi trường lại làm cho người dân nghèo hơn do tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt không còn phục vụ

Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên

Phụ nữ, trẻ em và người dân tộc thiểu số là những nhóm người bị tổn thương nhiều nhất do sự thoái hoá của môi trường. Tại những vùng điều tra, phụ nữ phải

đi xa hơn để lượm củi và dẫn nước về cho gia đình họ. ỞĐắk Lắk, phụ nữở tất cả

các làng nói rằng họđã phải đi xa 10-15 km để kiếm củi bởi vì những mảnh rừng gần đó đã không còn nữa. Việc lấy nước còn khó khăn hơn cho phụ nữ vào mùa khô.

Sống với rừng qua nhiều thế hệ, người dân tộc thiểu số có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý và bảo vệ rừng. Ngày nay, với diện tích rừng cùng với các nguồn lợi của rừng ngày càng thu hẹp, những người dân tộc thiểu số với năng lực về kỹ

thuật và tài chính hạn chế, cảm thấy rất khó hòa nhập trước những đổi thay của môi trường sống mà họđã từng gắn bó. Bên cạnh đó, chính sách quản lý và bảo vệ

rừng làm cho rừng kém hấp dẫn hơn so với trồng cây công nghiệp. Để duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng - một nhiệm vụ khó khăn, CPVN cần đầu tư vào các chuơng trình và chính sách làm tăng cường nhận thức của cộng đồng về các vấn

đề môi trường. Nên phát động một phong trào bảo vệ môi trường trên phạm vi rộng, từđó bảo tồn và sử dụng một cách đúng đắn các tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng kinh tế theo vùng tại vùng ven biển miền trung và tây nguyên (Trang 55 - 56)