Cải cách hành chính công ở cấp tỉnh và huyện (kết quả của RPGA)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng kinh tế theo vùng tại vùng ven biển miền trung và tây nguyên (Trang 47 - 49)

D. Các đặc trưng của người nghèo

2.Cải cách hành chính công ở cấp tỉnh và huyện (kết quả của RPGA)

ca RPGA)

Tất cả các cán bộđược hỏi đều nhận thức được chiến lược lâu dài và cần thiết của công tác cải cách hành chính công. Tuy nhiên, tại nhiều làng xã đoàn đến, phần lớn nhân dân không hiểu biết được đầy đủ về nội dung cải cách vì cải cách chưa

đến với họ. Các quan chức nhà nước thì trả lời rất tốt về các thay đổi nhờ có cải cách mặc dầu còn quá sớm để nói cụ thể về những kết quảđạt được của công tác

Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên

cải cách. Thông tin thu thập được tại cấp làng xã không những nói về những thay

đổi cụ thể mà cải cách mang lại mà còn phản ảnh những thay đổi chung.

Về những thành công của CCHCC, đoàn RPGA đã ghi lại được những thay đổi tích cực ở hầu hết các tỉnh và các huyện. Những thay đổi đó có thể được tóm tắt như sau:

Cải cách thủ tục hành chính: hai thành công lớn nhất của cải cách là cơ chế dịch vụ “một cửa” và thiết lập được một khung pháp lý để thu hút đầu tư bao gồm cả

vốn ODA và FDI. Người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân đã được hưởng lợi từ CCHCC ở các vùng này. CCHCC cũng mang lại một bộ mặt mới cho dịch vụ hành chính của địa phương ở tất cả các lĩnh vực mà CCHCC được thực hiện như xây dựng, kế hoạch và đầu tư, phân phối đất đai, cấp phép và đăng ký kinh doanh, v.v.. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực dịch vụ hành chính vẫn chưa nằm trong chương trình thực hiện CCHCC. Người dân đang yêu cầu thực hiện CCHCC ở tất cả các dịch vụ hành chính.

Tổ chức lại cơ cấu của hệ thống hành chính công: Cải cách thể chế hành chính đã dẫn đến cân nhắc lại chức năng và trách nhiệm của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính hiện nay. Để làm cho cơ chế “một cửa” trở thành hiện thực, rất nhiều sự chồng chéo trong dịch vụ hành chính hiện tại đã được xoá bỏ. Một số chính quyền địa phương thậm chí mong muốn thử áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 vào các dịch vụ hành chính. Đoàn RPGA thấy được sựđồng tình rất lớn của nhân dân cho những thay đổi đáng kể sau: i) đơn giản hoá thủ tục hành chính; ii) giảm những khoản phí không cần thiết; iii) giảm thời gian hoàn tất các thủ tục hành chính; và iv) công khai các thủ tục và các khoản phí hành chính. Người dân đánh giá rất cao chính sách “một cửa” và các quy định về trách nhiệm giải trình của các cán bộ

hành chính. Tuy nhiên, để thực hiện CCHCC, hầu hết các Uỷ ban nhân dân tỉnh phải đối mặt với một số vấn đề xuất phát từ năng lực yếu kém của công chức, cán bộ dôi dư, và những thay đổi trong cơ cấu quản lý, thiếu phương tiện hiện đại và kinh phí cho các hoạt động CCHCC. Mặc dù hệ thống quản lý hành chính hiện tại vẫn còn nhiều khiếm khuyết, những chuyển đổi của nó đã làm mọi người phấn khởi.

Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ và công chức: Việc tổ chức lại hệ thống hành chính công ở trên đã dẫn đến sự cắt giảm một số lượng lớn cán bộ hành chính. Để cho các cán bộ được giữ lại có thể đáp ứng những yêu cầu công việc trong cơ chế cải cách mới, cần phải xây dựng kế hoạch và thực hiện tăng cường năng lực. Cán bộ hành chính hiện nay ngày càng có năng lực giỏi hơn và có trách nhiệm hơn với người dân.

Cải cách tài chính công: cải cách tài chính công dường như không khó khăn đối với cấp tỉnh bởi vì hầu hết các tỉnh đã được phân cấp về quản lý tài chính từ trước. Tuy nhiên, cải cách tài chính trở nên khá phức tạp đối với cấp huyện và lại càng khó khăn hơn ở cấp xã và các cấp cơ sở khác. Những cấp địa phương này thường rất yếu kém về quản lý tài chính và hầu như không có khả năng thực hiện khi

Cải cách hành chính công (CCHCC)

Tóm lại, CCHCC đã gặt hái được những thành công bước đầu và được sự hỗ trợ

rất lớn từ phía nhân dân nơi CCHCC được thực hiện, đặc biệt tại cấp tỉnh và cấp huyện. Tuy nhiên, ở một vài huyện, nơi mà chưa được chọn làm thí điểm của CCHCC, và ở các cấp cơ sở, người dân vẫn chưa được hưởng những thành quả

mà CCHCC mang lại.

Người dân hiện rất quan tâm đến vấn đề phân phối đất đai và quyền sử dụng đất. Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp còn quá ít so với nhu cầu. Vấn đề dường như là do cấp huyện, vì thủ tục hành chính quá phức tạp ởđây. Cán bộ địa phương không thể giải quyết được vấn đề này vì các quy tắc của Chính phủ họ phải tuân theo quá phức tạp. Nhiều người nghèo vẫn không thể

tiếp cận với các khoản vay do thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ở hầu hết các điểm nghiên cứu, đoàn RPGA thấy rằng những phàn nàn của người dân về quyền sử dụng đất là đúng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng kinh tế theo vùng tại vùng ven biển miền trung và tây nguyên (Trang 47 - 49)