Nhận thức về nghèo của người dân địa phương (RPGA)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng kinh tế theo vùng tại vùng ven biển miền trung và tây nguyên (Trang 26 - 27)

D. Các đặc trưng của người nghèo

2.Nhận thức về nghèo của người dân địa phương (RPGA)

Đoàn RPGA nhận thấy khái niệm về nghèo của người dân địa phương thay đổi rất ít qua thời gian. Trong nhiều trường hợp, người nghèo không nhận thức được sự

thay đổi của xã hội bên ngoài, họ dường như bị lãng quên, không còn hoài bão và

đôi khi không có khái niệm về quá khứ hay tương tai.

Nhận thức về nghèo khác nhau giữa các tầng lớp dân cư và các vùng. Người dân

địa phương có sự so sánh khá chính xác về mức sống của các hộ gia đình trong làng; họ không đánh giá nghèo theo những cơ sở chuẩn nghèo của quốc gia. Nghèo ởđây không chỉđơn thuần là nghèo về mặt thu nhập hay dinh dưỡng mà còn tương đối toàn diện hơn theo quan niệm của người dân. Những hộ khá giả có quan niệm về nghèo khác với những hộ nghèo. Tuy nhiên, những người khá giả

và người nghèo vẫn có quan điểm chung về tình trạng nghèo.

Đoàn RPGA đã nhận thấy rằng có sự khác biệt giữa những nhóm người khác nhau trong nhận thức về nghèo. Những người nghèo có khái niệm về nghèo rất khác với định nghĩa của CPVN. Vì vậy, người nghèo không biết được liệu họ có

Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền Trung và Tây Nguyên

thuộc nhóm những người nghèo theo như sự phân loại của CPVN hay không.

Điều này đã gây khó khăn cho họ trong việc đòi hỏi những quyền lợi của mình.

Bảng D-1: Nhận thức vềđói nghèo của nhóm những người khá giả và nhóm những người nghèo

Nhận thức về đói nghèo của nhóm những người khá giả

Nhận thức về đói nghèo của nhóm những người nghèo

Là người nghèo có nghĩa là không có nhà gạch, không có vốn để kinh doanh, không có kinh nghiệm kinh doanh, không có những tài sản có giá trị như tivi hoặc xe đạp, thường xuyên bịốm, già và cô đơn, sở hữu một vài gia súc, có mảnh đất nhỏ và cằn cỗi, có nhiều con nhỏ, mất những lao động chính, mất mùa hoặc có thuyền đánh cá không may mắn, không có đủ thức

ăn cho quá hai tháng và phải nhặt củi

để bán.

Một hộ nghèo có nghĩa là có một ngôi nhà xây tạm bợ (không mái ngói, không tường gỗ), thường xuyên có người ốm, không có hoặc có ít gia súc, không có vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, không có các tài sản có giá trị (không có xe đạp), có mảnh đất nhỏ và cằn cỗi, có quá nhiều con nhỏ, là người già và cô đơn, bị mất mùa hoặc có thuyền đánh cá không may mắn, không có đủ thức ăn cho quá ba tháng và phải kiếm củi hoặc làm thuê để sống qua ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng kinh tế theo vùng tại vùng ven biển miền trung và tây nguyên (Trang 26 - 27)