Chính sách cải cách hành chính công

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng kinh tế theo vùng tại vùng ven biển miền trung và tây nguyên (Trang 47)

D. Các đặc trưng của người nghèo

1. Chính sách cải cách hành chính công

Chương trình Tổng thể về CCHCC giai đoạn 2001-2010 đã được thông qua vào tháng 9 năm 2001. Mục đích chính của Chương trình này là phân cấp quản lý hành chính của CPVN. Bốn nội dung chính của kế hoạch này là: i) cải cách thể chế; ii) cải cách cơ cấu của hệ thống hành chính; iii) nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ và công chức; iv) cải cách tài chính công.

Chương trình Tổng thể về CCHCC và các tài liệu có liên quan của nó có thểđược tóm tắt như sau:

Cải cách thể chế hành chính bao gồm cải cách UBND các cấp và cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các cấp.

Đến cuối năm 2005, các quy định mới về cấp quản lý từ trung ương đến các cấp ở địa phương và giữa các cấp chính quyền ởđịa phương cơ bản sẽđược ban hành và bắt đầu có hiệu lực. Sự phân cấp quản lý hành chính sẽđi liền với phân cấp về

tài chính, tổ chức và quản lý nhân sự. Việc xác định những lĩnh vực quản lý hoàn toàn được thực hiện bởi chính quyền địa phương, và những lĩnh vực mà cần sự

chuẩn y hoặc phê duyệt của cấp trung ương trước khi thực hiện là rất quan trọng. Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các cấp hành chính sẽđược xác

định lại đểđảm bảo tính phù hợp, hiệu quả và hiệu lực của hệ thống hành chính công.

Phân cấp quản lý nhân sự cần phải đi cùng với phân cấp về quyền hạn và về quản lý tài chính. Cải cách quản lý tài chính và quản lý ngân sách cần đảm bảo sự thống nhất của hệ thống quản lý tài chính quốc gia và nâng cao vai trò lãnh đạo của trung ương cũng tăng cường như tính chủ động trong thực hiện và trách nhiệm của các cấp địa phương.

UBND các cấp sẽ có quyền quyết định đối với các khoản chi tiêu trong ngân sách

địa phương. Quyền của các Bộ, các Sở và các ngành cấp tỉnh trong việc ra quyết

định phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc sẽ vẫn được đảm bảo.

CPVN sẽ có các chính sách và cơ chếđể cho phép các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng và nhân dân trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ phục vụ cho sản xuất và nâng cao mức sống. Các hoạt động này sẽđược kiểm tra và quản lý bởi hệ thống hành chính của CPVN.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng kinh tế theo vùng tại vùng ven biển miền trung và tây nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)