Aleurocanthus spiniferus Quaint (Rệp đen viền trắng) Bọ phấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần rệp hại cây bưởi (citrus gradis l ) và thiên địch của chúng vụ xuân hè 2004 tại gia lâm hà nội (Trang 50 - 52)

- Loài thứ hai có lớp sáp giống rệp sáp hình cầu những cơ thể tròn hơn dạng nhộng ở trên l−ng có lớp sáp phủ th−a thớt tạo các rãnh chia l−ng thành nhiều khu

4.17.Aleurocanthus spiniferus Quaint (Rệp đen viền trắng) Bọ phấn

Đây cũng là một loài hại t−ơng đối phổ biến ở các khu vực điều tra ngay bản đầu, chỉ số gây hại của chúng

t−ơng đối cao. Nh−ng chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá già số l−ợng của chúng nhiều nhất ở v−ờn thực vật.

ảnh 17:Rệp sáp đen viền trắng và ong ký sinh

Aleurocanthus spiniferus Quaint

(Họ Aleyrodidae – Bộ Homoptera)

Trên thân, cành và lá non loại này không xuất hiện.

Hình thái cấu tạo: Vỏ nhộng hình bầu dục, tr−ớc hẹp sau hơi rộng hơn gần nh−

dạng quả trứng. Chiều dài 1,2-1,6 mm, rộng 0,8-1,1mm, màu đen láng bóng; xung quanh mép vỏ nhộng có viền một vòng chất sáp màu trắng vì thế chúng có tên là "rệp đen viền trắng". Chính giữa l−ng vỏ nhộng có đ−ờng sống nổi dọc hơi mờ, trên đ−ờng nổi dọc có lông gai đen. hai bên đ−ờng sống nổi, ở về mỗi phía lại có 2 hàng lông gai đen có một giọt n−ớc nhỏ lóng lánh nhìn rất rõ và đẹp d−ới kính lúp 2 mắt. Trên vỏ nhộng có thể thấy sự phân biệt đầu ngực và bụng. Giữa các đốt thì đ−ờng phân chia không rõ.

Rệp cái và rệp đực tr−ởng thành đều có 2 đôi cánh, góc cánh tròn, chỉ có một mạch cánh. dọc theo mạch cánh là một dải xanh tím đậm.

Ngoài b−ởi ra loài rệp này có thể tìm thấy chúng sống trên cam, quýt, chanh, ổi… Chúng chỉ sống ở mặt d−ới lá. Trên lá thì ít hơn, chúng sống dầy đặc, đợt này chung với đợt khác, vỏ xác nhộng của lứa tr−ớc lẫn lộn với vỏ nhộng của lứa hiện tại và với ổ trứng của lứa sau. Sự hoạt động của rệp tạo điều kiện cho bệnh muội đen phát sinh nghiêm trọng. Vào tháng 12/2004 con rệp hoá tr−ởng thành đẻ trứng nhiều nhất. Cuối tháng 4 lứa rệp này lại đẻ trứng hàng loạt nữa. Nhìn vào biểu đồ số 19 ta thấy số l−ợng rệp ở các tháng 1, 2 ,4 ,5 nhiều nhất. giá trị cao điểm lứa v−ợt hẳn cao điểm các lứa khác.

Họ rệp muội (aphididae)

Đây cũng là loài rệp hại t−ơng đối phổ biến ở các khu vực điều tra. Trong thời gian điều tra thấy chúng xuất hiện ở trên cây ngay từ thời gian đầu. Chỉ số gây hại của chúng t−ơng đối cao chủ yếu trên lá non và búp chồi non. Số l−ợng của chúng xuất hiện nhiều nhất là ở các khu vực: V−ờn thực vật, v−ờn VAC, và v−ờn nhà dân. Sự phân bố của chúng với độ tín cậy 100% là ở trên lá già 0.05% và lá bánh tẻ là 0,13%. Khác hăn só với ở lá non là 2,3%. Trên thân và cành loài này không xâm nhập và gây hại.

4.18. Aphis spiraecola patch (Rệp muội xanh)

Có tên gọi khác Aphis citricidus

Kirkaldy

Hình thái cấu tạo: Con cái loài rệp này có 2 loại hình có cánh và không có cánh. Con cái không có cánh: thân dài 1,3 mm hoặc xấp xỉ 1,5 mm; thân màu xanh t−ới; mắt kép màu đen hồng; râu màu nâu xám. Đốt chày và các đốt bàn chân

ảnh 18:Rệp muội xanh

Aphis spiraecola

màu nâu tím hơi đen, ống bụng dài lộ rõ. Phiến đuôi lớn, dài, trên có nhiều lông. Rệp cái có cánh t−ơng tự nh− rệp cái không có cánh, nh−ng đốt râu thứ 3 có nhiều lỗ cảm giác từ 6 - 17 lỗ. miệng của lỗ cảm giác gồ lên rõ rệt, cánh trong suốt, gân cánh lớn, đoạn cuối cùng mở rộng, màu hơi tối hoặc nâu vàng nhạt, nổi rõ trên nền cánh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần rệp hại cây bưởi (citrus gradis l ) và thiên địch của chúng vụ xuân hè 2004 tại gia lâm hà nội (Trang 50 - 52)