Đánh giá và nhận xét về tình hình marketing của công ty

Một phần của tài liệu PHAN TICH HOAT DONG KINH DOANH TAI CTY TNHH TM XD VIET HOANG PHAT (Trang 49)

Tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty diễn biến theo chiều hướng thuận lợi do hiện nay nên kinh tế nước ta đang phát triển vì vầy ngày càng có nhiều công trinh được khởi công xây dựng do đó ngày càng có nhiều Công trình dự án sử dụng sản phẩm của Công ty và thông qua các đợn vị thành viên của công ty. Đây chính là điều kiện tốt để Công ty khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có.

Khó khăn:

Giá cả nguyên vật liệu tăng giảm thất thường gây ảnh hưởng đến việc sản xuất sản phẩm của công ty, và đặc biệt là giá xăng, dầu mỗi ngày một giá gây không ít khó khăn cho công tác quản lý về giá cả của công ty.

4.2.3 Phân tích và đánh giá về tình hình lao động, tiền lương:

Bảng 4.2.1: Tình hình lao động của công ty Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 233 100 258 100 25 110,7 Trình độ học vấn Đại học 10 4,29 10 3,86 0 100 Cao đẳng 13 5,6 18 71,3 5 138,5 Trung cấp 170 73 184 17,8 14 108,2 Công nhân kỹ thuật 40 17,2 46 98 6 115 Giới tính Lao động nam 228 98 253 1,9 25 111 Lao động nữ 5 2,14 5 78,3 0 100 Tính chất sử dụng Lao động trực tiếp 180 77,3 202 21,7 22 112,2 Lao động gián tiếp 53 23 56 3 105,7

Nguồn: Phòng Hành chính-tổ chức của Cty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát

Qua biểu số ở bảng 4.2.1 ta thấy: Tổng số lao động của Công ty được tăng lên, chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, Công ty không ngừng tổ chức công tác tuyển dụng lao động để có đủ lực lượng sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể năm 2012 tăng 10,7% so với năm 2011 tương ứng 25 lao động.

- Số lao động nam và lao động nữ đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 lao động nam tăng 11% so vơí năm 2011 là 25 lao động. Như vậy tốc độ tăng lao động nam lớn hơn tốc độ tăng của tổng số lao động (10,7%) điều này cho thấy xu hướng tuyển dụng thêm lao động của Công ty là lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Vì với chế độ ba ca như hiện nay của Công ty thì sử dụng lao động nam có hiệu quả hơn do lao động nam có đặc điểm là có thể lực tốt và có khả năng chịu đựng cao hơn.

-Xét về tốc độ tăng của lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cũng không chênh lệch nhau quá lớn. Do Công ty đã thực hiện chế độ làm việc ba ca, tận dụng được công suất công nghệ và tận dụng được lao động trực tiếp của Công ty. - Số lao động theo trình độ đại học, cao đẳng cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Nhìn chung tốc độ lao động trong năm vừa qua đều tăng lên, trong đó chủ yếu là tốc độ tăng của lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp và lao động trực tiếp. Như vậy, Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ tay nghề, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty, vì sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty.

4.2.4 Phân tích và đánh giá về tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định:Bảng 4.2.2: Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty Công ty TNHH Bảng 4.2.2: Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty Công ty TNHH

TM XD Việt Hoàng Phát

CHỈ TIÊU ( triệu đồng)Năm 2011 ( triệu đồng)Năm 2012 % tăng giảm

Tài sản ngắn hạn 213.035 420.153 97.22

Tài sản dài hạn 144.869 199.221 37.52

Nguồn: Phòng Kế toán của công ty Cty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát

Năm 2012, tổng tài sản của Công ty tăng 73,06% so với năm 2011 do các nguyên nhân sau:

- Tài sản ngắn hạn tăng 97,22%, chủ yếu là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Vì vậy, để ổn định giá sản phẩm đầu ra ngay từ đầu năm Công ty đã có chiến lược tăng lượng dự trữ nguyên liệu.

- Tài sản dài hạn tăng 37,52%. Nguyên nhân chính là do trong năm 2011 Công ty đã đầu tư và xây dựng mở rộng quy mô xưởng sản xuất và mua nguyên vật liệu dự trữ.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp, là kết quả của việc cải tiến tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Hiệu quả sử dụng TSCĐ thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

• Sức sản xuất của TSCĐ =Tổng doanh thu/Tổng TSCĐ bình quân

• Sức sản xuất của MMTB=Tổng doanh thu /Tổng giá trị MMTB bình quân

• Sức sinh lời của TSCĐ =Tổng lợi nhuận sau thuế/Tổng TSCĐ bình quân

• Sức hao phí của TSCĐ =Tổng TSCĐ bình quân/Tổng doanh thu Để đánh giá hiệu quả TSCĐ và MMTB ta nghiên cứu bảng 4.3.2 sau:

Bảng 4.2.3: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và MMTB của công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát

Chỉ tiêu (Triệu đồng)Năm 2011 (Triệu đồng)Năm 2012

Chênh lệch Số tuyệt đối %

Doanh thu thuần 583.143 959.287 376.144 102,08

Lợi nhuận sau thuế 10.078 23.562 13.484 233,80

Sức SX của TSCĐ 1.73 2.37471 0.645 137,27

Sức sinh lời TSCĐ 0.03 0.06 0.030 200

Suất hao phí TSCĐ 0.58 0.4211 (0.156) 72,93

Nguồn: Phòng Kế toán của công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát

Nhìn vào bảng 4.2.3 ta thấy: sức sinh lời của TSCĐ năm 2012 là 0,06 nó cho biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân vào kinh doanh thì tạo ra được 0,06 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng lên gấp đôi so với năm 2008. Sức sản xuất của TSCĐ năm 2012 tăng lên 37,27% so với năm 2011. Sự tăng lên này chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ vào sản xuất là rất hiệu quả. Doanh nghiệp đã đầu tư máy móc thiêt bị, công nghệ hiện đại 1 cách hợp lý, kịp thời, đẩy nhanh sức sản xuất doanh nghiệp lên cao, tối đa hoá lợi nhuận. Đồng thời suất hao phí TSCĐ và MMTB sẽ giảm đi.

Tổng doanh thu = Sức sản xuất của TSCĐ * Tổng TSCĐ

Chỉ tiêu sản lượng sản phẩm hoặc tổng doanh thu biến động do ảnh hưởng của 2 nhân tố. Đó là nguyên giá TSCĐ và sức sản xuất của TSCĐ. Trong đó, hiệu suất sử dụng TSCĐ là nhân tố phát triển sản xuất theo chiều sâu, có thể tăng lên vô hạn. Do vậy, Công ty cần phải sử dụng có hiệu quả TSCĐ hơn nữa nhằm tăng năng suất kinh doanh.

Nhân tố làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần và quá trình hao mòn diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phân tích tình trạng TSCĐ nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang còn sử dụng ở mức độ nào để có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ. Qua các số liệu trên Công ty đã sử dụng và quản lý tốt TSCĐ: Giá trị còn lại cuối năm đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản

vay, Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được, có một số chờ thanh lý, có các cam kết về việc mua bán TSCĐ có giá trị lớn chưa thực hiện được.

4.2.5 Phân tích và đánh giá về tình hình thực hiện giá thành:4.2.5.1Phân tích tình hình thực hiện giá thành: 4.2.5.1Phân tích tình hình thực hiện giá thành:

Bảng 4.2.4: Bảng giá thành một số mặt hàng Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát ĐVT: nghìn đồng Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế SL ĐVT SL ĐVT SL ĐVT SL ĐVT Cốp pha thép( m2) 31.200 510 43.200 410 45.200 530 67.200 530 Giáo chống tổ hợp (Pall) (Bộ) 45.000 480 50.000 580 57.000 490 50.000 480 Phụ kiện giáo Pall 36.000 600 47.000 400 78.000 450 40.000 600

(Bộ) Cột chống đơn thép (Cây) 50.000 300 56.000 500 45.000 350 45.000 300 Giàn giáo thép (Bộ) 40.000 250 50.000 150 34.000 300 46.000 250 Cầu lông 888 (Bộ) 31.200 600 43.200 500 32.200 500 56.200 600

Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát

Nhìn vào bảng 4.2.4 ta thấy giá thành các mặt hàng qua hai năm có sư biện động khá cao năm 2012 tổng giá thành là 2.760.000 đồng tăng 400.000 đồng so với năm 2011do tăng giá các sản phẩm(Cốp pha thép tăng 20.000 đồng/m2, phụ kiện giáo Pall tăng 200.000 đông/bộ, giàn giáo thép tăng 100.000 đồng/bộ, cầu lông 888 tăng 100.000 đồng/bộ) nhưng cũng có một số mặt hàng có xu thế giảm giá.

4.2.5.2 Đánh giá về tình hình thực hiện giá thành:

Thuận lợi:

+ Công ty đều thực hiện hoàn thành vượt mức toàn diện kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước.

+ Tổ chức bộ máy và cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty tiếp tục được kiện toàn và ổn định.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, kho tàng, phương tiện vận chuyển… được quan tâm đầu tư mới và nâng cấp sửa chữa cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và có nhiều kinh nghiệm.

Khó khăn:

+ Hoạt động trong cơ chế thị trường vừa phải cạnh tranh vừa phải đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ.

4.2.6 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán:

Bảng 4.2.5: Bảng Cân đối kế toán Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát ( 31/12/20112)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2011 Năm2012 Giá trịChênh lệch%

Tổng tài sản 357.904 619.374 2614.470 173,05

A Tài sản ngắn hạn 213.035 420.153 207.118 197,2 I. Tiền và các khoản tương đương 15.514 64.407 48893 415,15 II. Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn - - - -

III. Các khoản phải thu 32.783 43.877 11.094 133,8 IV. Hàng tồn kho 155.051 297.124 142.073 191,62 V. Tài sản ngắn hạn khác 9.688 14.745 5057 152,2 B. Tài sản dài hạn, đầu tư dài hạn 144.869 199.221 54352 137,5

I. Các khoản phải thu dài hạn - - - -

II. Tài sản cố định 139.447 185.834 46.387 133,26

III. Bất động sản đầu tư - - - -

Chỉ tiêu Năm2011 Năm2012 Giá trịChênh lệch% dài hạn

V. Tài sản dài hạn khác 3.411 351 3.060 10,29

Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của Doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm thành lập báo cáo.Các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán được hình thành dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.

- Về TSLĐ và đầu tư ngắn hạn:

Năm 2012 TSCĐ tăng 207.118 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng tương ứng là 97,22%; chủ yếu do các khoản phải thu tăng 33,84% ứng với 11.094 triệu đồng do phát sinh nhiều chi phí cho việc mua nguyên vật liệu.TSCĐ còn tăng do giá trị hàng tồn kho tăng lên 142.037 triệu đồng tương ứng với 91,63% mà chủ yếu là nguyên vật liệu tồn kho do Công ty dự trữ để đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất

- Về TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn:

Tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH năm 2012 so với năm 2011 tăng 37,51% ứng với 54.342 triệu đồng. Trong đó TSCĐ hữu hình tăng 36,11% ứng với 48.104 triệu đồng.

Ngoài TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2012 đã giảm đi so với năm 2011

- Về nguồn vốn: So với năm 2011, tổng nguồn vốn năm 2012 đã tăng thêm 261.470 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 73,05%. Trong tổng nguồn vốn tăng thì nợ phải trả tăng 202.820 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 73,44%, trong

đó chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 181.538 triệu đồng tương ứng với 81,1%. Mục đích của khoản vay là nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả của Công ty. Tuy nhiên với việc vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng cao như vậy trong tổng nguồn vốn cũng là một điều đáng lo ngại cho Công ty. Công ty chỉ có thể đảm bảo được nhu cầu sản xuất kinh doanh và khả năng chi trả hiện thời, về kế hoạch sản xuất lâu dài còn gặp rất nhiều khó khăn, Công ty còn phải khắc phục.

- Về nguồn vốn chủ sở hữu:

Năm 2012 đã tăng thêm 58.650 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 71,77%. Nếu nghiên cứu tài liệu chi tiết, nguồn vốn kinh doanh tăng trong năm 2012 chủ yếu là do tăng nguồn vốn tự bổ sung. Như chúng ta đều biết, vốn tự bổ sung được lấy từ quỹ đầu tư phát triển kinh doanh, mà quỹ này được trích từ lợi nhuận để lại cho Doanh nghiệp. Như vậy, với việc tăng vốn tự bổ sung chứng tỏ sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả và từ hiệu quả đạt được Công ty lại tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm tới.

4.2.7 Phân tích và đánh giá về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty:

Để đánh giá năng lực phát triển của một doanh nghiệp ta có thể dựa vào chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn. Qua đó biết được khả năng tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Nguồn hình thành vốn của Công ty chủ yếu là do sư đóng góp của các cổ đông và vốn vay. Những năm gần đây tổng tài sản của Công ty tăng lên rõ rệt, chứng tỏ Công ty đã ngày càng mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh của mình.

Cơ cấu tài sản: Căn cứ vào số liệu trong bảng 4.5.2: Bảng cân đối kế toán năm 2011 và năm 2012 của Công ty ta có bảng 4.5.3 so sánh về cơ cấu tài sản.

Bảng 4.2.6: Bảng cơ cấu tài sản Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 sánhSo

% SL Cơ cấu% SL Cơ cấu%

TÀI SẢN 357.904 100,00 619.374 100,00 173,06

TSNH 213.035 59,52 420.153 67,84 197,22

Tiền & tương đương tiền 15.514 4,33 64.407 10,40 415,15 Khoản phải thu ngắn hạn 32.783 9,16 43.877 7,08 133,84 Hàng tồn kho 155.051 43,32 297.124 47,97 191,63 TSNH khác 9.688 2,71 14.745 2,38 152,20 TSDH 144.869 40,48 199.221 32,16 137,52 Tài sản cố định 139.447 38,96 185.834 30,00 133,26 BĐS đầu tư 2.010 0,56 13.036 2,10 648,56 TSDH khác 3.411 0,95 351 0,06 10,29

Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát

- Năm 2012 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 73,06% so với năm 2011 - Tỷ trọng TSCĐ và đầu tư tài chính ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty tương đối cao, chiếm khoảng 67,84% trong tổng tài sản (năm 2012) của Công ty. Điều đó tạo cho Công ty khả năng thanh toán ngắn hạn lớn.

- Tỷ trọng tiền trong tổng TSCĐ và ĐTNH là 10,40%. Tỷ trọng tiền nói lên lượng tiền trong năm của Công ty thấp. Vì vậy, nó biểu hiện tiền trong Công ty

được huy động tối đa vào quá trình sử dụng vốn. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cao.

- Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng TSCĐ và ĐTNH năm 2012 là 7,08% giảm đi so với năm 2011(9,16%). Công ty cần có biện pháp để thúc đẩy quá trình thu hồi nợ, trong các khoản phải thu của Công ty thì chủ yếu là khoản phải

Một phần của tài liệu PHAN TICH HOAT DONG KINH DOANH TAI CTY TNHH TM XD VIET HOANG PHAT (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w