4.1.4.1 Tình hình tài sản cố định:
Phân loại tài sản cố định: - Nhà cửa kiến trúc:
+ Xưởng sản xuất giàn giáo cốp pha. + Có 2 nhà kho .
+ Phương tiện vận tải: các loại xe ôtô. + Máy móc thiết bị.
+ Hệ thống điều hoà.
+ Máy tính văn phòng, máy in, máy photo.. - Các loại tài sản cố định khác.
4.1.4.2 Cơ cấu tài sản cố định:
Tình trạng tài sản cố định (nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định). Trong đó có gồm có các loại TSCĐ sau:
- Nhà cửa kho tang. - Máy móc trang thiết bị. - Phương tiện vận tải.
4.1.5 Tình hình về chi phí và giá thành: 4.1.5.1 Phân loại chi phí của Công ty:
- Chi phí vật tư mua ngoài : Tiền điện thoại,tiền nước,bốc vác…
- Chi phí nhân công: Tiền lương,BHXH,BHYT, phí xã hội, phí công đoàn… - Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Lương công nhân sản xuất, BHYT, BHXH….. - Chi phí NVL trực tiếp: Nguyên liệu, vật liệu , công cụ,dụng cụ.
- Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng chi phí bảo quản sản phẩm, vận chuyển, bốc dỡ hàng, … lương bộ phận bán hàng, chi phí vật liệu liên quan đến bán hàng, các khoản trích theo lương, các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt đông bán hàng.
- Chi phí trực tiếp :Là các chi phí phát sinh một cách riêng biệt cho một hoạt động cụ thể được tính thẳng vào giá thành.
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm dịch vụ với mức độ khác nhau .Các chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ liên quan theo phương pháp phân bổ.
- Chi phí cố định: Là chi phí không đổi hoặc ít thay đổi khi sản lượng sản phẩm thay đổi. Bao gồm khấu hao tài sản cố định, lương trả cho cán bộ công nhân viên,lãi tiền vay phải trả.
- Chi phí biến đổi: Là chi phí thay đổi khi sản lượng sản phẩm thay đổi. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí bán hang, chi phí phục vụ.
Bảng 4.1.5: Các yếu tố chi phí Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
ĐVT: đồng
Yếu tố chi phí Năm 2011 Năm 2012 So sánh% 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu 6.424.094.681 10.699.843.447 170 2. Chi phí nhân công 3.348.014.020 7.580.430.831 226 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 532.653.630 4.220.125.257 1 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 3.901.316.071 3.491.534.247 89 5. Chi phí khác bằng tiền 9.293.350.440 13.704.851.275 147
Tổng cộng 23.499.428.842 39.696.785.057 168
Nguồn: Phòng Kế toán của công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
4.1.5.2 Giá thành kế hoạch:
- Căn cứ vào nhu cầu mặt hàng của công ty tới người tiêu dung. - Căn cứ vào giá thành sản phẩm từng sản phẩm của công ty. - Căn cứ vào giá thành thực hiện kỳ báo cáo của công ty.
- Căn cứ vào dự kiến điều kiện sản xuất kỳ tới và kỳ kế hoạch mặt hàng của công ty.
- Căn cứ vào các quy định giá trần, giá sàn cho một số loại vật tư của công ty. - Căn cứ vào giá thực tế trên thị trường của các vật tư không có giá quy định.
Để quản lý giá thành công ty xác định kế hoạch giá thành. Nhiệm vụ chủ yếu của xác định kế hoạch giá thành là phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng để bớt chi phí sản xuất, tiêu thụ. Muốn xác định giá thành kế hoạch trước hết phải xác định giá thành đơn vị sản phẩm. Cách xác định giá thành đơn vị sản phẩm như sau:
- Đối với khoản mục độc lập (khoản mục trực tiếp) như chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tính bằng cách:
Giá thành đơn vị = Mức tiêu hao cho 1 ĐVSP * Đơn giá kế hoạch
- Đối với những khoản mục chi phí tổng hợp (chi phí gián tiếp) như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm.
4.1.5.3 Giá thành thực tế:
Tuỳ theo đặc điểm tập hợp chi phí, quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành mà áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp mà vẫn đảmbảo quy định. Theo chế độ kế toán hiện hành chỉ hạch toán vào giá thành sản xuất những khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí tiêu thụ và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ hạch toán vào gía thành thực tế của sản phẩm bán ra. Còn những khoản chi phí đầu tư, hoạt động tài chính, chi phí bất thường…không được hạch toán vào giá thành mà còn nguồn bù đắp riêng.Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, khối lượng sản phẩm đã hoàn thành, các định mức kỹ thuật…để tính giá thành của sản phẩm.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quỹ xí nghiệp, vốn đầu tư xây dung cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính ,chúng ta phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Trong hệ thống báo cáo doanh nghiệp hiện hành ,báo cáo tài chính được xác định là loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản ,nguồn vốn cũng như tình hình và kết qua hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục đích của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là:
- Phân tích các báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người khác để họ có thể quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân tích báo cáo tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người có quyền lợi gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.
- Phân tích báo cáo tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nguồn lực này và những tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống mà cũng có thể làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó.
4.2 Phân tích và đánh giá thực trạng:
4.2.1. Phân tích và đánh giá về tình hình hoạt động marketing:4.2.1.1 Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ: 4.2.1.1 Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ:
Bảng 4.1.6: Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát trong hai năm 2011 và 2012
Sản phẩm Đ V T
Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Số lượng Tỷtrọng Số lượng Tỷtrọng Giá trị % Giàn giáo thép Bộ 3.999.750 63 5.988.980 71 1.989.230 49,73 Cốt pha thép Bộ 520.750 8,2 539.800 6,4 19.050 3,7 Giáo chống tổ hợp(Pall) Bộ 431.800 6,8 432.770 5,1 970 0,22 Phụ kiện giáo Bộ 599.800 9,5 623.750 7,4 23.950 3,99 Cột chống đơn thép Bộ 429.760 6,8 479.800 5,7 50.040 11,64 Cầu lông Bộ 363.150 5,72 374.200 4,4 11.050 3,04 Tổng Bộ 6.345.010 100 8.439.300 100 2.094.290 72,32
Nguồn: Phòng kinh doanh của Cty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
Nhìn vào Bảng 4.1.6 ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2012 tăng một cách nhảy vọt so với năm 2011 cụ thể là tăng 2.094.290 Bộ, sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là bắt đầu năm 2012 xưởng sản xuất 02 của Công ty đi vào hoạt động nâng công suất của nhà máy lên 207.360 Bộ/năm. Tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty diễn biến theo chiều hướng thuận lợi do Công ty đã ứng dụng một số dây truyền hiện đại, và sản phẩm của công ty cũng đặt chuẩn chất lương, đây chính là điều kiện tốt để công ty khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Nhìn vào biểu số trên ta thấy: Mặt hàng có sản lượng tiêu thụ
nhiều nhất của Công ty trong hai năm qua vẫn là mặt hàng Giàn giáo thép, vì đây chính là mặt hàng chủ đạo luôn được Công ty chú trọng và phát triển. Mặt hàng có sản lượng tiêu thụ thấp nhất là Giáo chống tổ hợp (Pall). Sở dĩ mặt hàng này được tiêu thụ ít bởi sản lượng của mặt hàng này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản lượng sản xuất ra Sau đây là bảng 4.3: Giá bán một số mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.
Bảng 4.1.7: Giá bán một số mặt hàng chủ yếu của Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
Sản phẩm ĐVT 2011Giá bán Giá bán2012 Chênh lệchGiá trị %
Giàn giáo thép Bộ 500 510 10 102
Cốt pha thép M2 475.6 480 4,4 100,9
Giáo chống tổ hợp(Pall) Khun
g 590.5 600 9,5 101,6
Phụ kiện giáo Bộ 250 256 6 102,4
Cột chống đơn thép Cây 250 250 0 100
Giàn giáo thép Bộ 600 600 0 100
Cầu lông Bộ 150 150 0 100
Nguồn: Phòng Kinh doanhcủa Cty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
Nhìn vào bảng 4.1.7 ta thấy giá bán sản phẩm của công ty năm 2012 có sự tăng lên so với năm 2011 nhưng không đáng kể, cụ thể một số mặt hàng có sự tăng giá bán là: Phụ kiện giàn giáo tăng 2,4%, Giáo chống tổ hợp(Pall) tăng 1,6%, cốppha thép tăng 0,9%, giàn giáo thép tăng 2%, so với năm 2011 là do nền kinh tế Việt Nam không có sự biến động nhiều trong hai năm 2011 và 2012. Do vậy giá bán của các mặt hàng trên thị trường không có sự biện động nhiều.
4.2.1.2 Đánh giá và nhận xét về tình hình marketing của công ty:
Tình hình thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty diễn biến theo chiều hướng thuận lợi do hiện nay nên kinh tế nước ta đang phát triển vì vầy ngày càng có nhiều công trinh được khởi công xây dựng do đó ngày càng có nhiều Công trình dự án sử dụng sản phẩm của Công ty và thông qua các đợn vị thành viên của công ty. Đây chính là điều kiện tốt để Công ty khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có.
• Khó khăn:
Giá cả nguyên vật liệu tăng giảm thất thường gây ảnh hưởng đến việc sản xuất sản phẩm của công ty, và đặc biệt là giá xăng, dầu mỗi ngày một giá gây không ít khó khăn cho công tác quản lý về giá cả của công ty.
4.2.3 Phân tích và đánh giá về tình hình lao động, tiền lương:
Bảng 4.2.1: Tình hình lao động của công ty Công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 233 100 258 100 25 110,7 Trình độ học vấn Đại học 10 4,29 10 3,86 0 100 Cao đẳng 13 5,6 18 71,3 5 138,5 Trung cấp 170 73 184 17,8 14 108,2 Công nhân kỹ thuật 40 17,2 46 98 6 115 Giới tính Lao động nam 228 98 253 1,9 25 111 Lao động nữ 5 2,14 5 78,3 0 100 Tính chất sử dụng Lao động trực tiếp 180 77,3 202 21,7 22 112,2 Lao động gián tiếp 53 23 56 3 105,7
Nguồn: Phòng Hành chính-tổ chức của Cty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
Qua biểu số ở bảng 4.2.1 ta thấy: Tổng số lao động của Công ty được tăng lên, chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, Công ty không ngừng tổ chức công tác tuyển dụng lao động để có đủ lực lượng sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể năm 2012 tăng 10,7% so với năm 2011 tương ứng 25 lao động.
- Số lao động nam và lao động nữ đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 lao động nam tăng 11% so vơí năm 2011 là 25 lao động. Như vậy tốc độ tăng lao động nam lớn hơn tốc độ tăng của tổng số lao động (10,7%) điều này cho thấy xu hướng tuyển dụng thêm lao động của Công ty là lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Vì với chế độ ba ca như hiện nay của Công ty thì sử dụng lao động nam có hiệu quả hơn do lao động nam có đặc điểm là có thể lực tốt và có khả năng chịu đựng cao hơn.
-Xét về tốc độ tăng của lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cũng không chênh lệch nhau quá lớn. Do Công ty đã thực hiện chế độ làm việc ba ca, tận dụng được công suất công nghệ và tận dụng được lao động trực tiếp của Công ty. - Số lao động theo trình độ đại học, cao đẳng cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Nhìn chung tốc độ lao động trong năm vừa qua đều tăng lên, trong đó chủ yếu là tốc độ tăng của lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp và lao động trực tiếp. Như vậy, Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ tay nghề, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty, vì sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty.
4.2.4 Phân tích và đánh giá về tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định:Bảng 4.2.2: Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty Công ty TNHH Bảng 4.2.2: Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty Công ty TNHH
TM XD Việt Hoàng Phát
CHỈ TIÊU ( triệu đồng)Năm 2011 ( triệu đồng)Năm 2012 % tăng giảm
Tài sản ngắn hạn 213.035 420.153 97.22
Tài sản dài hạn 144.869 199.221 37.52
Nguồn: Phòng Kế toán của công ty Cty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
Năm 2012, tổng tài sản của Công ty tăng 73,06% so với năm 2011 do các nguyên nhân sau:
- Tài sản ngắn hạn tăng 97,22%, chủ yếu là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Vì vậy, để ổn định giá sản phẩm đầu ra ngay từ đầu năm Công ty đã có chiến lược tăng lượng dự trữ nguyên liệu.
- Tài sản dài hạn tăng 37,52%. Nguyên nhân chính là do trong năm 2011 Công ty đã đầu tư và xây dựng mở rộng quy mô xưởng sản xuất và mua nguyên vật liệu dự trữ.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định trong các doanh nghiệp, là kết quả của việc cải tiến tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Hiệu quả sử dụng TSCĐ thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
• Sức sản xuất của TSCĐ =Tổng doanh thu/Tổng TSCĐ bình quân
• Sức sản xuất của MMTB=Tổng doanh thu /Tổng giá trị MMTB bình quân
• Sức sinh lời của TSCĐ =Tổng lợi nhuận sau thuế/Tổng TSCĐ bình quân
• Sức hao phí của TSCĐ =Tổng TSCĐ bình quân/Tổng doanh thu Để đánh giá hiệu quả TSCĐ và MMTB ta nghiên cứu bảng 4.3.2 sau:
Bảng 4.2.3: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và MMTB của công ty TNHH TM XD Việt Hoàng Phát
Chỉ tiêu (Triệu đồng)Năm 2011 (Triệu đồng)Năm 2012
Chênh lệch Số tuyệt đối %